Những chiêu giúp bạn thoát thân khi bị bóng đè
Bóng đè là cảm giác như bị ai đó trói chân tay không thể cử động, không thể gào thét, thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, người yếu bóng vía, bị ám ảnh tâm linh bởi những điều thiếu khoa học. Vậy làm cách nào để có thể nhanh chóng thoát khỏi cái bóng vô hình ấy?
Bóng đè có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, xuất hiện ở những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở… Tình trạng này khiến cơ thể rơi vào trạng thái nửa ngủ, nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể khiến cơ thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thân cố gắng dùng sức thế nào đều không thể mở mắt ra hoặc lật mình trở dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó. Sau một lúc giãy giụa, cuối cùng mới tỉnh lại được.
Một báo cáo năm 2011 tổng hợp kết quả của 35 nghiên cứu trên 36.000 người cho thấy, 7,6% dân số bị tê liệt trong lúc ngủ hay bị bóng đè. Những người này thường là những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ và những người mắc chứng rối loạn tâm thần, hay lo lắng và trầm cảm.
Các nhà khoa học cho rằng: “Khi trải qua cơn bóng đè sẽ cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ như chiếm cứ phần thân xác điều khiển họ. Chúng tôi cũng đang hướng tới cách giải thích và phát triển theo con đường nghiên cứu về thể xác và linh hồn, trong đó họ cho rằng khi ngủ là lúc phần linh hồn có xu hướng bị yếu. Do đó cần có một tinh thần khỏe mạnh bằng việc quan tâm hơn đến tín ngưỡng và sự tu dưỡng”.
1. Co duỗi ngón chân, nắm chặt bàn tay
Thử co duỗi tứ chi, chẳng hạn như ngón tay và ngón chân. Bởi vì phần lớn triệu chứng liệt thân khi ngủ là ảnh hưởng phần bụng, phần ngực, cổ họng. Vậy nên nếu như bạn tập trung sự chú ý ở ngón chân, và thử co duỗi nó, rất có thể sẽ đánh thức bạn.
2. Co giật mặt
Một biện pháp rất hữu hiệu là sau khi ý thức được bản thân rơi vào trạng thái liệt thân khi ngủ, thì hãy co giật mặt của mình, thông thường làm 2, 3 lần như vậy thì sẽ có thể tỉnh lại.
3. Tự mình nhắc nhở chính mình
Khi bạn cảm thấy bị liệt thân khi ngủ, hãy thả lỏng người trước, rồi nói với bản thân mình “đây là bị bóng đè, sẽ không có chuyện gì đâu”. Như vậy có khả năng sẽ tỉnh lại được nhanh chóng hơn là phản ứng kịch liệt.
Video đang HOT
4. Tập trung hít thở
Bởi vì hơi thở ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể, sẽ không tê dại giống như các cơ thịt của cánh tay, phần ngực, phần chân. Vậy nên nếu như bạn có thể kiểm soát hơi thở vững chắc thì cảm giác sợ hãi sẽ dần mất đi.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ cùng giường
Nếu như có người ngủ chung với bạn, hãy nói với họ về trạng thái mà bạn hay gặp phải khi ngủ. Có thể dặn dò họ rằng: “hễ nhìn thấy tôi trong tình trạng khó thở và nhịp thở không đều, ú ớ mà không cựa quậy được, thì hãy gọi tôi dậy”.
6. Không nên phản kháng
Khi bạn cảm thấy bản thân bị đè lại, không thể động đậy được, thì đừng nên phản kháng, nếu không tình trạng có thể trở nên nguy kịch hơn.
7. Lợi dụng tiếng ho
Dùng sự biến đổi của âm thanh, ví như hơi thở, tiếng ho để đánh thức bản thân. Bởi vì loại hành vi này là chịu sự kiếm soát của thần kinh thực vật, dù cho trong lúc ngủ cũng có thể điều tiết một cách có ý thức.
8. Tìm kiếm dũng khí từ tinh thần
Đối với rất nhiều người, đã gửi gắm tinh thần mình nơi tín ngưỡng. Vậy nên, khi gặp phải tình huống này, họ có thể liên tưởng đến hòa bình, sự an toàn sẽ rất mau đã tỉnh lại.
9. Lập ra kế hoạch
Bạn cần phải lập ra kế hoạch, giống như kế hoạch chạy trốn khỏi hỏa hoạn vậy, điều này sẽ giúp cho ý thức của bạn mạnh mẽ hơn. Khi gặp bóng đè bạn sẽ không còn bối rối phải hành động ra sao, không cần phải loay hoay tìm cách cân bằng lại trạng thái.
Nên nhớ rằng, sau khi bị bóng đè thì cần tức khắc xuống giường, mở đèn, rồi rửa mặt bằng nước lạnh. Vì nếu như lại ngủ tiếp, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái đó một lần nữa. Các bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, cơ thể luôn khỏe mạnh và thư giãn thì bóng đè sẽ không có cơ hội tìm đến để quấy rầy giấc ngủ của bạn nữa.
Theo www.phunutoday.vn
Bé sơ sinh bị gãy xương đòn vai khi sinh ở bệnh viện
Một bé sơ sinh bị gãy xương đòn vai, xuất huyết não sau khi sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi, TP.HCM.
Gia đình ông Nguyễn Văn Út Em (44 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh) cho biết đang rất lo lắng tcho sức khỏe của con và cháu - Ảnh: Gia đình cung cấp
Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Út Em (44 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh) khoảng 7h sáng ngày 29-5, con gái ông tên Nguyễn Thị Duy Linh (22 tuổi) chuyển dạ, được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi chờ sinh.
Gãy xương vai, xuất huyết
Khoảng 9h cùng ngày, con gái ông được đưa vào phòng sinh thường. Đến 15h, bác sĩ thông báo con gái ông sinh một bé gái 3kg và bế ra cho xem mặt.
"Bác sĩ cho tôi xem mặt cháu chớp nhoáng rồi mang đi chứ không hề nói cháu bị gãy xương. Khi vào phòng chăm sóc thấy tay bé không cử động được, gia đình nghi ngờ cho chụp X - quang mới biết bé bị gãy xương đòn vai" - ông Em kể và cho biết.
Theo ông Em, ba ngày sau gia đình xin chuyển cháu bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyển mẹ bé đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vì quá trình sinh bị rách tầng sinh môn rất nặng (bộ phận sinh dục).
Ngoài bị gãy xương đòn vai phải, cháu bé được Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết não độ 1 bán cấp - bướu huyết và dặn dò: "Tái khám sau hai ngày xuất viện, khám thần kinh sau một tháng, khám ngay khi bé có dấu hiệu nặng".
Riêng chị Linh (con ông Em) bị rách tầng sinh môn, nhiễm trùng nên Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật chuyển vệ sinh qua hông tránh nhiễm trùng lây lan.
"Bé vừa sinh đã bị gãy xương vai nên suốt ngày khóc thét. Từ ngày sinh chưa được bú sữa mẹ nên bé yếu hẳn. Cả gia đình tôi mấy ngày nay thay nhau chăm bé mà ai cũng lo lắng mất ăn mất ngủ" - ông Em tâm sự.
Người nhà phản ánh đúng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 8-6 liên quan đến vụ việc nêu trên, bác sĩ Nguyễn Thành Phương - phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi - cho biết sau khi nhận được phản ánh đơn vị thành lập Hội đồng chuyên môn để xác minh trả lời người nhà bệnh nhân.
"Ngoài việc kiểm tra lại quy trình xử lý của bác sĩ, dựa vào bệnh án, tiếp xúc với gia đình nạn nhân, chúng tôi đang nỗ lực liên hệ với bệnh viện Nhi Đồng 1 và Chợ Rẫy để nắm thêm thông tin từ đó có kết luận chính thức" - bác sĩ Phương nói.
Trong giấy ra viện của Bệnh viện Nhi Đồng 1 cháu bé ngoài bị gãy xương đòn vai phải, cháu bé được Bệnh viện Nhi Đồng 1 chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết não độ 1 bán cấp - bướu huyết - Ảnh: Gia đình cung cấp.
Tuy nhiên, bác sĩ Phương cho biết kết quả họp hội đồng chuyên môn bước đầu xác định ý kiến phản ánh của người nhà là đúng.
Cụ thể, có việc bé bị gãy xương đòn tay phải. Ngoài ra, trong quá trình sinh đẻ khó khăn mẹ cháu bé bị rách sâu phần sinh môn.
Theo bác sĩ Phương, ngay khi sự cố xảy ra lãnh đạo các khoa Nhi, khoa Sản của bệnh viện tổ chức gặp người nhà bệnh nhân để giải thích tại sao em bé bị gãy xương đòn vai, tình hình sức khỏe hiện tại của bé.
"Trường hợp người mẹ do rách sâu tầng sinh môn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nên bệnh viện trình bày để mổ cắt lọc phần hoại tử nhưng người nhà bức xúc xin chuyển đi, buộc chúng tôi phải chuyển chứ không có chuyện bệnh viện đẩy bệnh nhân" - bác sĩ Phương khẳng định.
Trả lời về nguyên nhân khiến bé sơ sinh gãy xương đòn vai, bác sĩ Phương nói: "Do quá trình chuyển dạ dài, vai em bé lớn dẫn đến bị kẹt nên xương đòn vai bị gãy. Với những ca khó không lường trước được thì bắt buộc xảy ra như vậy. Thực tế tình huống này vẫn thường xảy ra chứ không phải hi hữu" - bác sĩ Phương lý giải.
Về nguyên nhân bé bị xuất huyết não, bác sĩ Phương khẳng định: "Bao giờ chuyển dạ bé sơ sinh cũng có vết thâm ở trên đầu, ca nào cũng vậy".
Theo tuoitre.vn
Từ tâm thư mất bạn vì ung thư dạ dày, bổ sung ngay 5 'thần hộ mệnh' bảo vệ mình Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn nên bổ sung ngay 5 loại thực phẩm được ví như "thần hộ mệnh" cho dạ dày, và đặc biệt ở chợ Việt nào cũng có thể tìm thấy. Mới đây, các trang mạng xã hội đồng loạt chia sẻ bài đăng của cô gái mất đi người bạn thân vì căn bệnh ung thư...