Những “chiêu độc” khuyến khích trồng và bảo vệ cây xanh ở Hàn Quốc
Khoảng 1.220 người Hàn Quốc vừa tham gia sự kiện ôm cây trong một phút để thể hiện tình yêu cây cối và nâng cao ý thức bảo vệ cây. Trong những năm gần đây, với chủ trương “tăng trường xanh”, chính phủ Hàn Quốc liên tục phát động các chiến dịch quốc gia nhằm khuyến khích trồng và bảo vệ cây xanh.
Trong khi kế hoạch thay thế hơn 6.700 cây xanh trên đường phố Hà Nội đang gây tranh cãi trong dư luận Việt Nam thì người dân nhiều nơi trên thế giới tổ chức một loạt hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu cây cối nhân ngày Ngày Quốc tế Rừng (21.3), trong đó đặc biệt nhất là sự kiện 1.220 người Hàn Quốc ôm cây trong một phút để thể hiện tình yêu đối với cây cối. Sự kiện này còn nhằm mục đích biểu dương sự thành công của Hàn Quốc trong việc bảo vệ cây cối đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ cây trong cộng đồng.
Theo đó, hàng nghìn người Hàn Quốc đăng ký tham gia sự kiện, đã tập trung tại một khu rừng ở phía Bắc Seoul vào chiều 21.3. Một thành viên của ban tổ chức sự kiện bắt đầu đếm ngược và tất cả mọi người bắt đầu vòng tay ôm cây.
Hàng nghìn người Hàn Quốc, từ trẻ em đến người lớn đều vui vẻ tham gia sự kiện ôm cây hôm 21.3.
Những người tham gia sự kiện “say đắm” ôm cây tới 10 phút để thể hiện tình yêu cây cối và nâng cao ý thức bảo vệ cây.
Những sự kiện ôm cây tương tự từng được tổ chức ở nhiều nơi trên thế gới. Năm 2013, 936 người ở thành phố Portland, bang Oregon (Mỹ) lần đầu tiên lập kỷ lục về số lượng người ôm cây trong vòng một phút lớn nhất thế giới.
Năm ngoái, hơn 2.000 người Nepal ở mọi tầng lớp từ học sinh, nghị sĩ, nhân viên văn phòng và các nhà sư đã tập trung tại thủ đô Kathmandu để tham gia sự kiện ôm cây và phá vỡ kỷ lục về số lượng người ôm cây lớn nhất thế giới.
Ông Thaneswor Guragai, một trong những người tổ chức sự kiện nhấn mạnh,họ muốn thông qua sự kiện này để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của cây xanh đối với con người nhân ngày Môi trường Thế giới (4.6.2014): “Chúng tôi không chỉ muốn lập nên kỷ lục thế giới mới mà còn muốn gửi tới mọi người thông điệp về tầm quan trọng của cây xanh”. Hơn 2.000 người Nepal đã ôm thân cây khoảng 2 phút tại vườn quốc gia Hòa bình, phía đông bắc thủ đô Kathmandu.
Sự kiện ôm cây ở Nepal
Mặc dù không vượt qua Nepal về số lượng người ôm cây nhưng Vườn ươm quốc gia Hàn Quốc – đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện này cho biết, mọi người tham gia sự kiện ôm cây hôm 21.3 đều rất tự hào và vui vẻ vì họ đã ôm cây tới tận 10 phút, thay vì một phút như dự kiến.
Video đang HOT
Hàn Quốc được biết đến là quốc gia thành công trong việc cải tạo môi trường. Cách đây nhiều thập kỷ, Hàn Quốc, khi bắt đầu bước vào “guồng quay” công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phải đối mặt với nhiều hệ lụy về môi trường. Đất nước được xem là một trung tâm công nghiệp bụi bặm, xấu xí, không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều khu rừng bị tàn phá bởi các hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa.Những trung tâm công nghiệp như Seoul và Ulsan xuất hiện những dòng sông chết và bầu trời bị màn khói bụi che kín. “Tăng trưởng đen” từng là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về thời kỳ phát triển công nghiệp nhưng song song với hủy hoại môi trường ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Hàn Quốc đã chủ trương thúc đẩy “tăng trường xanh” với nhiều chiến dịch quốc gia do chính phủ phát động. Người dân Hàn Quốc được khuyến khích trồng càng nhiều cây càng tốt, đặc biệt là những cây dễ trồng, tăng trưởng nhanh, tán rộng để phủ xanh các đô thị càng sớm càng tốt.
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc xanh mướt nhìn từ trên cao.
Những chiến dịch quốc gia như vậy đã đem lại hiệu quả đáng kể. Đất rừng của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 1950 và khoảng 2/3 diện tích đất nước này đã được bao phủ trong tán cây xanh. Bảo vệ môi trường thực tế đã trở thành khẩu hiệu quốc gia của Hàn Quốc.
Những hình thức khuyến khích trồng cây “độc nhất vô nhị”
Tree Planet được biết đến là một tổ chức xã hội đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc. Giám đốc điều hành của Tree Planet, Kim Hyoung Soo cho biết, tổ chức này được thành lập để thúc đẩy mọi người, mọi nhà trồng cây và ngăn chặn việc phá hoại cây cối, ảnh hưởng đến môi trường.
Tree Planet đã tạo ra trò chơi trồng cây độc đáo cũng được gọi là Tree Planet. Cụ thể, nếu người chơi (trò chơi Tree Planet) trồng và chăm sóc cây của họ đến khi cây trưởng thành đầy đủ, tổ chức này sẽ giúp họ trồng cây này ngoài đời thực. Tree Planet giải thích rằng, trong một xã hội hiện đại, sẽ có nhiều người Hàn Quốc quá bận rộn để có thể trồng và chăm sóc cây cối thực sự. Do đó, thông qua trò chơi Tree Planet, tổ chức này muốn giúp những người này trồng cây. Đặc biệt, không chỉ trồng cây ở Hàn Quốc, Tree Planet đã trồng cây ở 8 quốc gia. Tổng cộng, tổ chức này đã trồng khoảng 470.000 cây trong 4 năm.
Một con phố rợp bóng cây xanh ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Ngoài ra, Tree Planet còn nghĩ ra dự án độc đáo và rất thú vị “Star Forest – khu rừng ngôi sao” – dự án trồng rừng và đặt tên theo tên của các nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Chia sẻ về dự án này, CEO Kim Hyoung Soo nói, ông phát hiện ra rằng, có rất nhiều người chơi trò chơi trồng cây đặt tên cây của họ theo tên của người nổi tiếng. Lúc đó, ông nảy ra ý tưởng về việc khuyến khích trồng những khu rừng được đặt tên theo tên của nghệ sĩ, người nổi tiếng. Theo đó, Star Forest khuyến khích, vận động người hâm mộ của các nghệ sĩ, ngôi sao, người nổi tiếng góp quỹ để trồng những khu rừng mang tên người mà họ yêu mến, ủng hộ.
Tree Planet năm ngoái đã hợp tác với người hâm mộ của nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc YoonA trong dự án “Star Forest” để trồng một khu rừng mang tên “YoonA forest” nhờ đóng góp từ fan hâm mộ cô ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dự án Star Forest của Tree Planet hiện trồng được tổng cộng 34 “khu rừng ngôi sao”.
Phương Đăng (Theo Dân Việt)
Trách nhiệm vụ chặt cây xanh: Không chấp nhận 'lỗi tập thể'
Việc chặt cây xanh gây bức xúc dư luận, không thể chỉ xét "lỗi tập thể" mà phải quy rõ trách nhiệm từng cá nhân từ người ký quyết định, lãnh đạo, cán bộ các sở ngành
"Việc xử lý trách nhiệm phải đảm bảo tính kỷ cương, không bao biện. Một sự việc gây bức xúc trong dư luận, không thể chỉ xét "lỗi tập thể" mà phải quy rõ trách nhiệm từng cá nhân từ người ký quyết định, lãnh đạo, cán bộ các sở ngành liên quan". Đó là nhận định của luật sư Phan Xuân Xiểm - nguyên Vụ trưởng vụ Trung ương 1 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương) khi trao đổi với PV sau vụ "xẻ thịt" cây xanh của Hà Nội.
Không thể "hòa cả làng"
Hà Nội đã có "lệnh" tạm dừng việc chặt cây và quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc "xẻ thịt" cây xanh trên các tuyến phố. Ông có nhận định gì sau sự việc "vừa làm vừa sửa sai" này của Hà Nội?
Khi Hà Nội đưa ra con số 6.700 cây xanh sẽ phải thay thế, bản thân tôi cũng không khỏi bất ngờ. Và, tôi càng bất ngờ, xót xa hơn khi một đề án liên quan đến cộng đồng mà Hà Nội không hề tham khảo ý kiến của các nhà khoa học cũng như người dân dẫn đến việc đang triển khai thì phải tạm dừng. Đó là bài học cần rút kinh nghiệm sâu sắc. Sau sự việc này, tôi cũng không khỏi trăn trở về văn hoá trách nhiệm của những người quản lý. Chỉ đến khi vấp phải sự phản ứng của dư luận, lãnh đạo Thành phố mới
hứa sẽ cầu thị tiếp thu ý kiến của người dân.
Luật sư Phan Xuân Xiểm - nguyên Vụ trưởng vụ Trung ương 1.
Như ông chia sẻ, ông trăn trở về văn hoá trách nhiệm của nhà quản lý sau sự kiện Hà Nội quyết định đốn hạ hàng loạt cây xanh. Vậy, theo ông ai phải chịu trách nhiệm trong sự việc trên?
Bàn đến trách nhiệm, tôi muốn nhấn mạnh đến phát biểu của Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị tại cuộc họp và chỉ đạo xử lý những vấn đề cây xanh chiều 23/3 vừa qua, đó là không thể xử lý kiểu "hoà cả làng". Trước hết, người ký quyết định chặt cây xanh phải là người "đứng mũi chịu sào" và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lĩnh vực mà mình được phân công.
Người ký chủ trương phải có trách nhiệm về việc ban hành quyết định còn các bộ phận khác chỉ là đơn vị thực hiện. Và, khi người dân bức xúc thì phải có câu trả lời thoả đáng chứ không nên "né", "lẩn" trách nhiệm. Một sự việc gây bức xúc không thể chỉ xét "lỗi tập thể" mà phải quy rõ trách nhiệm từng cá nhân từ người ký quyết định, lãnh đạo, cán bộ các sở ngành liên quan.
Thành tích cá nhân, khuyết điểm... tập thể?
Trên thực tế, không chỉ riêng vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội mà có không ít vụ việc khi sai phạm "to như con voi" nhưng lại xử lý như "con muỗi". Ông nghĩ sao về điều này?
UBND Thành phố Hà Nội đã tạm dừng việc chặt cây và tiến hành thanh kiểm tra toàn diện đề án này, đây cũng là một động thái tích cực để tìm ra lỗi ở các khâu cụ thể. Nhưng trên thực tế, không chỉ riêng vụ chặt cây lần này mà rất nhiều vụ sai phạm như "con voi" nhưng xử lý như "con muỗi". Việc xử lý không thoả đáng tồn tại nhiều năm nay khiến cho người dân mất lòng tin. Sai mức nào thì "xử" mức đó, quyền phải gắn liền với trách nhiệm. Điển hình, trong vụ việc chặt cây vừa rồi không thể chỉ dừng
lại ở mức độ kiểm điểm, cảnh cáo.
Phải chăng chúng ta chưa quyết liệt trong việc xem xét trách nhiệm cá nhân trong từng vụ việc cụ thể, thưa ông?
Trên thực tế, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã được đề ra từ lâu, nhưng trong thực tiễn đã có hiện tượng thành tích thì của cá nhân, nhưng khuyết điểm lại thuộc về tập thể. Hội nghị Trung ương 4 đã nhấn mạnh bất kỳ xảy ra chuyện gì ở địa phương nào, ngành nào, lĩnh vực, cơ quan nào thì thủ trưởng phải chịu trách nhiệm. Ở nhiều nước trên thế giới, văn hoá trách nhiệm, văn hoá từ chức được đặt lên hàng đầu.
Cận cảnh bãi tập kết gỗ từ cây xanh mới chặt của Hà Nội
Cho đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đang trong giai đoạn thanh tra nên chưa thể ngã ngũ phân khúc trách nhiệm như thế nào. Vậy theo ông, mấu chốt của những tiền lệ "vừa làm vừa sửa sai" là do đâu?
Quay trở lại câu chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội (và thực tế còn rất nhiều dự án khác trước đây của Hà Nội-PV), chúng ta không thể nôn nóng quy kết mà phải chờ kết quả thanh tra của Thành phố sau 30 ngày. Nhưng dư luận có quyền đòi hỏi về vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý. Vấn đề mà người dân quan tâm là phải thực thi nghiêm. Không phải khi xảy ra sai phạm mới nhắc nhở, mà phải có biện pháp xử lý kỷ luật. Như vậy mới đi vào khuôn khổ. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm rồi cuối cùng chẳng ai chịu thì rất nguy hiểm.
Cách đây 5 năm, chúng ta đã có một bài học chua chát về việc "xẻ thịt" cây xanh trên tuyến đường Hà Đông để "chỉnh trang đô thị". Bài học xương máu đó, sao Hà Nội vẫn không rút ra kinh nghiệm, thưa ông?
Tôi cũng từng nghe về sự việc đó. Hồi đó người dân cũng bức xúc vì không được đóng góp ý kiến, dư luận cũng lên tiếng phản đối nhưng quận Hà Đông vẫn tiến hành vì... sự đã rồi. Cho đến nay cũng chưa có đánh giá rõ ràng về hiệu quả của dự án năm nào, cũng chưa có khảo sát về tác động của dự án đến đời sống của người dân. Thế nhưng, Hà Nội lại tiếp tục đốn hạ 6.700 cây xanh trong nội đô. Tiếc rằng các cơ quan
chức năng của thành phố đã quên mất bài học năm nào.
Xin cảm ơn ông!
Nhóm PV (Theo Người Lao Động)
Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu tin rằng hình ảnh Singapore sẽ không lẫn vào các nước Thế giới thứ 3 chỉ bằng biện pháp đơn giản: trồng nhiều cây cối để phủ xanh đảo quốc. Ông Lý Quang DIệu trồng cây vào ngày 16/6/1963, mở đầu chiến dịch phủ xanh Singapore. Ảnh: Straits Times Báo Straits Times cho biết, trong...