Những chiến tích đi vào lịch sử của hải quân Nga
Trước những thách thức lớn, đôi khi “cầm chắc cái chết”, hải quân Nga vẫn không lùi bước, như trong trận đánh của chiến thuyền Mercury hay tàu Varyag.
Theo nhà sử học người Nga Boris Egorov, dấu ấn đáng ghi nhớ đầu tiên của hải quân nước này là trận chiến của thuyền buồm Mercury. Không có nhiều người lính đủ can đảm để bước vào cuộc chiến với chỉ 20 khẩu pháo trong tay, đối đầu với 184 khẩu pháo của quân địch. Tuy nhiên, những thủy thủ trên thuyền Mercury đã quyết tâm đương đầu với thử thách.
Trận chiến không cân sức diễn ra vào ngày 26/5/1829 gần eo biển Bosphorus, một trong những diễn biến của chiến tranh Nga – Thổ. Ba tàu trinh sát Nga bị một hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm 14 tàu phục kích khi tiến vào eo biển này.
Chiến hạm Shtandart và thuyền buồm Orfey đã thoát khỏi thế bao vây thành công. Tuy nhiên, thuyền Mercury không may mắn như vậy, khi bị hai tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ Selime và Real-Bey, trang bị lần lượt 110 và 74 khẩu pháo, đuổi kịp.
Thuyền Mercury bị kẹp giữa hai tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến tranh Nga – Thổ năm 1829. Tranh: Ivan Aivazovsky
Mercury không được trang bị để đối phó với những trận hải chiến khốc liệt. Chiếc thuyền buồm nhỏ chỉ có 20 khẩu pháo, chủ yếu phù hợp với nhiệm vụ trinh sát và hộ tống.
Bất chấp điều đó, hạm trưởng Aleksandr Kazarsky vẫn báo cáo với Đô đốc Aleksey Greyg rằng “tất cả đều nhất trí thực hiện mọi biện pháp cuối cùng có thể”, ám chỉ cả khả năng đánh chìm con thuyền để nó không rơi vào tay địch.
Thủy thủ Nga trên thuyền Mercury đã cố gắng nhắm bắn vào cột buồm và dây buồm trên tàu địch, khiến chúng không thể di chuyển tiếp. Sau vài giờ chiến đấu khốc liệt, với 4 người chết, 6 người bị thương, 22 lỗ thủng trên tàu và 133 vết rách trên buồm, Mercury bằng cách nào đó đã thoát khỏi sự truy đuổi của địch và hướng về phía Bulgaria.
Ngay cả phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng công nhận lòng dũng cảm của những người lính Nga trong trận chiến. “Những kỳ tích vĩ đại về sự can đảm được ghi nhận cả trong quá khứ và hiện tại chắc chắn bị lu mờ trước hành động này. Tên của người anh hùng phải được ghi nhớ mãi mãi bằng những dòng chữ vàng vào sử sách. Đó là hạm trưởng Kazarsky và con thuyền Mercury”, một thuyền viên trên tàu Real-Bey sau đó cho biết.
Hành trình đương đầu “tử thần” đáng nhớ thứ hai của hải quân Nga, theo đánh giá của Egorov, thuộc về tuần dương hạm Varyag trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). Cuộc chiến này là một thảm họa nghiêm trọng với Nga khi họ chịu thất bại trước Nhật, nhưng các thủy thủ Nga vẫn có nhiều cơ hội thể hiện.
Xung đột nổ ra từ ngày 9/2/1904, khi một nhóm gồm 14 tàu tuần dương và oanh tạc cơ Nhật Bản bao vây cảng Chemulpo của Hàn Quốc (ngày nay là cảng Incheon), nơi tuần dương hạm bọc thép Varyag và pháo hạm Koreets của Nga neo đậu.
Đô đốc Uryu Sotokichi của hải quân đế quốc Nhật đã gửi tối hậu thư yêu cầu Vsevolod Rudnev, hạm trưởng của Varyag, đầu hàng. Nhưng phía Nga quyết tâm mở lối thoát tới căn cứ của họ ở cảng Arthur (ngày nay là cảng Đại Liên của Trung Quốc). Nếu kế hoạch thất bại, họ dự định cho nổ tung cả tàu Varyag và Koreets.
Tất cả thủy thủ của các tàu trung lập neo tại vịnh Chemulpo đã xếp hàng trên boong và hô vang “Hoan hô!”, nhằm bày tỏ sự ngưỡng mộ với những lính hải quân Nga chuẩn bị bước vào trận chiến. “Chúng tôi giơ tay chào những anh hùng hãnh diện tiến lên dù cầm chắc cái chết”, Victor Senes, một thuyền trưởng người Pháp, kể lại.
Cuộc chiến không cân sức chống lại người Nhật kéo dài ba giờ. Sau khi Varyag bị bắn phá nghiêm trọng và mất 40 lính, các thủy thủ nhận lệnh sơ tán sang những con tàu trung lập gần đó và đánh chìm hai chiến hạm Nga. Hạm trưởng Rudnev sau đó báo cáo về thiệt hại, bao gồm cả những tổn thất đối với Nhật, nhưng cả người Nhật và phe trung lập đều chưa từng xác nhận thông tin.
Tuần dương hạm Varyag của Nga sau trận chiến với Nhật Bản. Ảnh: Russia Beyond.
Bất chấp điều đó, phía Nhật vẫn vô cùng ấn tượng với lòng dũng cảm của Rudnev và các thủy thủ trên tàu Varyag, tới mức Nhật hoàng Minh Trị quyết định trao Huân chương Mặt trời mọc cho Rudnev. Hạm trưởng Nga nhận vinh dự này, nhưng chưa bao giờ đeo huân chương.
Câu chuyện về tuần dương hạm Varyag vẫn chưa đến hồi kết sau khi chìm xuống tại vịnh Chemulpo. Vào tháng 8/1905, con tàu được trục vớt và tân trang để phục vụ hải quân đế quốc Nhật với tên Soya. Nga đã mua lại Varyag trong Thế chiến I và đưa nó trở lại lực lượng. Sau vài năm chiến đấu, tới năm 1925, Varyag va vào vách đá ngoài khơi Ireland, bị hư hại một phần, sau đó được đánh chìm.
Các trận hải chiến không phải nơi duy nhất hải quân Nga thể hiện lòng dũng cảm. Nhà sử học Egorov chỉ ra rằng phẩm chất này còn tỏa sáng ngay cả trong thời bình, như sau trận động đất kinh hoàng ở eo biển Messina, Italy, cơn địa chấn mạnh nhất trong lịch sử châu Âu đương đại.
Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra vào ngày 28/12/1908 tại eo biển Messina, ngăn cách đảo Sicily và đất liền Italy. Khoảng 20 khu dân cư đã bị phá hủy, với số người chết lên tới 90.000-120.000.
Nhiều quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ của Italy. Một trong những lực lượng đầu tiên có mặt là Hạm đội Baltic của Nga, khi họ vô tình đang diễn tập gần đó. Các thủy thủ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, với thành phố Messina gần như bị phá hủy hoàn toàn, hàng nghìn người mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Nhiệm vụ giải cứu kéo dài thâu đêm suốt sáng, dưới ánh sáng của đèn pha từ tàu. Người dân địa phương kể lại rằng các thủy thủ Nga cứu hộ cứu nạn quên cả ăn uống, ngủ nghỉ. Vài người đã chết khi các tòa nhà sụp đổ trong lúc họ tìm kiếm nạn nhân giữa đống đổ nát.
Các bác sĩ quân y Nga còn thiết lập bệnh viện dã chiến để hỗ trợ nạn nhân vụ động đất. Những người bị thương nghiêm trọng được đưa lên tàu để chuyển tới thành phố Naples và Syracuse.
Nạn cướp bóc bùng phát sau thảm họa khiến quá trình giải cứu thêm phức tạp, buộc lực lượng hải quân Nga phải thiết quân luật ở khu vực. “Lũ cướp đầy tự tin và không e sợ những người lạ họ chưa từng gặp, nên ngang nhiên phạm tội giữa ban ngày”, tờ Rech của Nga viết trong số báo ngày 30/12/1908. “Không cần chờ lệnh, các thủy thủ bắt đầu quét sạch chúng khỏi đường phố, những kẻ cướp bóc bị xử bắn ngay tại chỗ”.
Các thủy thủ Nga đồn trú tại Messina 5 ngày, cứu được hơn 1.300 người. Tất cả họ đều được vinh danh, thậm chí một số con đường mang tên họ. Một đài tưởng niệm cũng được lên kế hoạch xây dựng tại thời điểm đó, nhưng không được thực hiện vì nhiều lý do, cho tới hơn một thế kỷ sau, vào năm 2012.
Phi công Mỹ kể những lần bị tiêm kích Nga áp sát
Phi công trinh sát cơ P-8A Mỹ chỉ có thể giữ nguyên hướng bay, tốc độ mỗi lần tiêm kích Nga nhào lộn, cắt mặt trên không phận quốc tế.
Máy bay quân sự Mỹ thường xuyên bị tiêm kích Nga và Trung Quốc bám sát trên không phận quốc tế. Đây có thể là trải nghiệm đáng sợ với nhiều phi công, đặc biệt trong các trường hợp được coi là "thiếu an toàn và chuyên nghiệp".
Những tình huống như vậy không xảy ra thường xuyên, nhưng cũng chiếm phần không nhỏ trong những lần chạm mặt trên không giữa lực lượng quân sự các nước. "Tôi trải qua điều đó khá nhiều", đại tá hải quân Erin Osborne, chỉ huy Phi đoàn Tuần tra và Trinh sát số 10 hải quân Mỹ, cho biết.
Tiêm kích Su-35S Nga kẹp sát trinh sát cơ Mỹ trên Địa Trung Hải hồi cuối tháng 5. Video: US Navy.
Tiêm kích hạng nặng Su-35S Nga đã ba lần tiếp cận trinh sát cơ P-8A hải quân Mỹ trên Địa Trung Hải trong năm nay. Washington cáo buộc những hoạt động này là "thiếu chuyên nghiệp".
"Phi công Nga có hành động uy hiếp an toàn, đe dọa tính mạng tổ lái Mỹ khi bay với tốc độ cao trong trạng thái lộn ngược ở cách mũi máy bay Mỹ chỉ 7 m", thông cáo của hải quân Mỹ hôm 15/4 có đoạn viết. Chỉ hơn một tháng sau, Mỹ cáo buộc hai tiêm kích Su-35S Nga áp sát hai bên và hạn chế khả năng cơ động an toàn của máy bay P-8A trong thời gian 64 phút.
P-8A Poseidon là máy bay săn ngầm và tuần thám biển phát triển từ máy bay chở khách Boeing 737-800ERX. Tổ bay của P-8A có 9 người, được trang bị nhiều cảm biến hiện đại, cùng dàn vũ khí gồm ngư lôi, thủy lôi và tên lửa chống hạm Harpoon.
Phi đội P-8A sở hữu khả năng trinh sát, do thám và thu thập dữ liệu tình báo, cũng như năng lực chống tầm ngầm vượt trội mẫu tiền nhiệm P-3C Orion. Điều đó khiến chúng là ưu tiên giám sát hàng đầu trong những chuyến tuần tra gần không phận Nga hay Trung Quốc.
"Chúng tôi biết chắc mình sẽ bị theo dõi. Tôi biết họ sẽ tiếp cận và bám sát để xác định nhiệm vụ của chúng tôi. Phần lớn hoạt động tương tác đều rất chuyên nghiệp", đại tá Osborne nói.
Các tổ bay P-8A không cất cánh với giả định rằng hành động áp sát của tiêm kích Nga, Trung sẽ gây mất an toàn, nhưng họ luôn được chuẩn bị cho kịch bản đó. "Nếu chưa bao giờ bị tiếp cận, bạn sẽ rất lo lắng vì chưa quen việc tiêm kích nước ngoài bay sát với chiếc P-8A. Chúng tôi thường xuyên huấn luyện để tổ lái quen với điều đó", đại tá Osborne cho hay.
Hải quân Mỹ thường sử dụng các tiêm kích trong biên chế như EA-18G Growler để tổ lái P-8A làm quen với những động tác cơ động họ có thể gặp phải. Trong quá trình huấn luyện, phi cơ Growler sẽ lập đội hình bám đuôi chiếc P-8A, đồng thời thực hiện nhiều động tác như đột ngột bay xuống phía dưới.
"Chúng tôi muốn họ nắm được thế nào là quá gần, thiếu chuyên nghiệp và mất an toàn. Không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra nếu chưa từng thấy điều đó", Osborne nói.
Tiêm kích Su-35S Nga bám sát chiếc P-8A Mỹ trên Địa Trung Hải hôm 26/5. Ảnh: US Navy.
Trong mỗi lần áp sát, tổ lái Mỹ có rất ít lựa chọn vì chiếc P-8A có kích thước lớn, vận tốc chậm, không có khả năng cơ động như tiêm kích chiến thuật. "Chúng tôi không thể dự đoán họ sẽ làm gì. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là giúp họ dự đoán hành động của chúng tôi. Không có giải pháp nào khác. Nếu họ nhào lộn quanh chiếc Poseidon, tổ lái không thể và không nên làm bất kỳ điều gì để né tránh. Phương án an toàn nhất là giữ nguyên tốc độ, hướng bay và độ cao", Osborne nói thêm.
Phi công hai bên thường không liên lạc vô tuyến trong những chuyến áp sát, dù có khả năng các tổ lái sẽ giao tiếp qua ánh mắt hoặc cử chỉ. Thời gian diễn ra những hoạt động này cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ, nhưng các máy bay sẽ chuyển hướng và trở về căn cứ an toàn khi nhiệm vụ hoàn tất.
Dù vậy, vẫn có một số tai nạn thảm khốc từng xảy ra. Năm 2001, biên đội hai tiêm kích J-8 Trung Quốc tiếp cận trinh sát cơ EP-3E Ares II Mỹ ở khu vực cách đảo Hải Nam khoảng 110 km. Trong lúc áp sát, một chiến đấu cơ J-8 Trung Quốc va chạm với máy bay Mỹ, khiến phi công Wang Wei thiệt mạng, còn chiếc EP-3E hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
Những sự việc như vậy rất hiếm khi xảy ra. Phần lớn hoạt động áp sát, dù là tiêm kích tàng hình F-22 bám theo oanh tạc cơ Nga gần Alaska, hay chiến đấu cơ nước ngoài theo dõi trinh sát cơ Mỹ trên khắp thế giới, đều diễn ra một cách chuyên nghiệp và an toàn.
Trinh sát cơ Mỹ tiếp dầu trước mũi tiêm kích Nga Nga công bố video tiêm kích tàng hình Mỹ áp sát oanh tạc cơ Trinh sát cơ Mỹ được phát hiện áp sát đảo Hải Nam
Nga triển khai một nhóm không quân ở Syria Tổng thống Nga đã đồng ý với đề xuất của chính phủ Syria về việc triển khai một nhóm không quân Nga ở Syria. Tổng thống Nga vừa ra lệnh cho Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này tổ chức các cuộc đàm phán với Syria, về việc mở rộng thêm các cơ sở quân sự của Nga và mở rộng...