Những chiến thắng kỳ lạ trong lịch sử lễ trao giải Grammy
Nhìn lại lịch sử lễ trao giải âm nhạc danh giá nhất hành tinh, Grammy, khán giả không khỏi bất ngờ bởi cú lừa ngoạn mục hay người chiến thắng không phải là những nghệ sĩ âm nhạc.
Bên cạnh những nghệ sĩ âm nhạc, Grammy còn vinh danh người có những tác phẩm truyền thông hay, gây được ảnh hưởng đối với công chúng, chủ yếu về diễn thuyết, đối thoại và phát thanh. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng hai lần giành giải Grammy ở hạng mục Album kể chuyện cho trẻ em xuất sắc nhất với album nhạc kịch Wolf Tracks and Peter and the Wolf năm 2004 và bản thu âm cuốn tự truyện My life của ông năm 2005. Ảnh: Huffington Post.
Tại giải Grammy lần thứ 39 năm 1997, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng được trao giải hạng mục Lời hay ý đẹp cho phiên bản sách nói của cuốn It Takes A Village do chính bà chấp bút. Ảnh: Huffington Post.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng hai lần nhận giải thưởng Grammy hạng mục Lời hay ý đẹp với hai hồi ký là Dream From My Father (2006) và The Audacity of Hope (2008). Ảnh: Newsbusters.
Video đang HOT
Nam tài tử Will Smith với ca khúc chủ đề Men in Black trong bộ phim cùng tên (do anh thủ vai chính) đã bất ngờ mang về cho anh giải thưởng Grammy ở hạng mục Trình diễn rap xuất sắc nhất tại Grammy năm 1998. Chiến thắng này đã gây ra tranh cãi khi nhiều người cho rằng ca khúc này và cả màn rap của Will Smith chỉ ở mức “chấp nhận được” chứ không đủ xuất sắc để nhận chiếc kèn vàng danh giá. Ảnh: ibtimes.
Biểu tượng sắc đẹp của màn ảnh rộng vào thập 1960, minh tinh Sophia Loren vốn được biết đến là nữ diễn viên kỳ cựu với giải thưởng Oscar thành tựu trọn đời. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng cô từng được trao giải Grammy vào năm 2003 ở hạng mục Album kể chuyện cho trẻ em xuất sắc với tác phẩm Peter and the Wolf/Beintus: Wolf Tracks. Ảnh: Huffington Post.
Hai thành viên nhóm nhạc Milli Vanilli được vinh danh tại Grammy năm 1990 hạng mục Nghệ sĩ mới xuất sắc với album nhạc pop Girl You Know It’s True. Tuy nhiên, đây lại là “cú lừa” kinh điển nhất làng nhạc thế giới khi tất cả ca khúc trong album đều do người khác thể hiện, còn hai anh chàng này chỉ xuất hiện trong MV với tư cách hát nhép. Sau đó một năm, hai người bị phát hiện và đã ngay lập tức bị tước giải được trao trước đó. Ảnh: Daily Mail.
Dàn diễn viên của đoàn múa rối lâu đời nhất thế giới Sesame Street từng hai lần giành chiến thắng Grammy hạng mục Album xuất sắc nhất dành cho trẻ em năm 1971 và năm 1982. Ảnh: Today.
Không chỉ giành được tượng Oscar cho sự nghiệp diễn xuất của mình, nữ minh tinh Kate Winslet còn bất ngờ đoạt giải Grammy năm 2000 ở hạng mục Album kể chuyện xuất sắc nhất cho trẻ em với tác phẩm Listen To the Storyteller. Ảnh: AFP/Getty Images.
Đạo diễn, biên kịch, diễn viên kiêm nhà sản xuất từng đoạt giải Oscar – Orson Welles đã 3 chiến thắng giải Grammy hạng mục Lời hay ý đẹp với 3 bản thu âm nhạc trong Citizen Kane, Donovan’s Brain và Great American Documents. Orson Welles được xem là một trong những nghệ sĩ điện ảnh quan trọng nhất của thế kỷ 20. Đặc biêt, ông được Viện phim Anh bình chọn là đạo diễn vĩ đại nhất mọi thời đại. Ảnh: The Guardian.
Bản nhạc bắt tai vui nhộn Who Let The Dogs Out của nhóm nhac Baha Men đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới và giúp nhóm giành được giải Grammy danh giá năm 2001 với hạng mục Thu âm nhạc Dance xuất sắc nhất. Tuy nhiên, sau ca khúc này, nhóm nhạc Baha Men dường như “lặn mất tăm”, không phát hành bất kỳ sản phẩm âm nhạc nào nữa. Ảnh: AFP/Getty Images.
Nữ diễn viên kỳ cựu Whoopi Goldberg là một trong số ít nghệ sĩ sưu tập đủ những giải thưởng danh giá ở các lĩnh vực như Oscar (điện ảnh), Emmy (truyền hình), Tony (sân khấu) và cả Grammy (âm nhạc). Bà đã chiến thắng giải Grammy năm 1835 với bản thu âm hài kịch xuất sắc nhất trong tác phẩm Original Broadway Show Recording. Ảnh: Variety.
Theo Zing
Kênh Netflix mua phim về thời thanh niên của Obama
Trong bộ phim "Barry", công chúng sẽ được gặp Tổng thống Mỹ Barrack Obama khi ông mới 20 tuổi và có cuộc sống sinh viên nghịch ngợm như bao người khác.
Sau khi có buổi chiếu ra mắt tại chương trình Giới thiệu Đặc biệt (Special Presentations) nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Toronto 2016, Barry lập tức được kênh Netflix mua bản quyền trình chiếu trên toàn thế giới.
Bộ phim lấy bối cảnh thành phố New York năm 1981, theo chân Tổng thống Mỹ Barrack Obama khi ông mới ngoài đôi mươi. Lúc này, chính trị gia lừng danh mới chỉ là một cậu sinh viên, hay thức khuya, có lúc còn sử dụng cần sa, nhưng cũng bắt đầu phải đối mặt với nhiều câu hỏi về vấn đề chủng tộc.
Bộ phim điện ảnh Barry về thời thanh niên của Tổng thống Barrack Obama sẽ sớm có mặt trên kênh Netflix. Ảnh: Netflix.
Sau buổi chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto năm nay, cây bút Owen Glieberman của tờ Variety khen ngợi Barry là một tác phẩm súc tích, chân thực. Ông đồng thời cho rằng bộ phim đã khắc họa chính xác cuộc sống sinh viên mà nhiều người từng trải qua.
Sắm vai Barrack Obama trong Barry là gương mặt mới Devon Terrell. Trước bộ phim, anh mới chỉ đứng trước ống kính một lần khác là khi tham gia tập mở đầu của series truyền hình Codes of Conduct (2016).
Barry được ghi hình hồi tháng 2, tức đúng một tháng sau khi Southside with You - một bộ phim khác về Tổng thống Barrack Obama, có buổi công chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Sundance.
Tác phẩm kể lại buổi hẹn hò đầu tiên giữa ngài tổng thống và Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama vào năm 1989 đã ra rạp được ba tuần và đến nay thu khoảng 6,1 triệu USD.
Theo Zing
Những bộ phim ưa thích của Tổng thống Obama Vị chính trị gia quyền lực hàng đầu thế giới là fan của nhiều bộ phim kinh điển như "Bố già" hay "Casablanca". Ông đồng thời dành tình cảm cho nhiều loạt phim truyền hình ăn khách. The Martian (2015): Bộ phim mà Tổng thống Obama yêu thích nhất hồi năm ngoái là bom tấn The Martian của đạo diễn Ridley Scott. Chuyện...