Những chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ
Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn và đông đảo bậc nhất thế giới và liên tiếp bổ sung tàu chiến, tàu ngầm vào biên chế chiến đấu của các hạm đội hoạt động trên khắp hành tinh.
Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, với tải trọng choán nước 100.000 tấn/chiếc. Với chiều dài 332,8 m, rộng 76,8 m, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz có thể mang 85 tới 90 máy bay chiến đấu và trực thăng cánh gập. Với 2 lò phản ứng hạt nhân, các tàu lớp Nimitz có thể di chuyển với vận tốc 56 km/h và hoạt động liên tục trong 25 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ngoài các tàu lớp Nimitz, Hải quân Mỹ đang gấp rút hoàn tất thử nghiệm tàu USS Gerald R. Ford để đưa nó vào biên chế chiến đấu. USS Gerald R. Ford là siêu tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên, dài 337 m, rộng 78 m và có tải trọng choán nước 100.000 tấn. Theo các nguồn tin, chi phi đóng mới USS Gerald R. Ford lên tới hơn 12 tỷ USD. Nó sẽ trở thành nòng cốt của Hải quân Mỹ trong tương lai.
Ngoài hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ còn sở hữu đội tàu đổ bộ hùng hậu mà vượt trội hơn cả là tàu đổ bộ tấn công lớp America. Chúng dài 257 m, rộng 32 m và có tải trọng choán nước đạt 45.000 tấn. Tàu được thiết kế để chở quân, các phương tiện đổ bộ, các loại trực thăng hay máy bay phản lực hạ cánh thẳng đứng như AV-8B Harrier II và F-35B Lightning II. Khả năng của tàu đổ bộ lớp America vượt trội hơn hàng không mẫu hạm của nhiều quốc gia.
USS Zumwalt là tàu khu trục tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường thế hệ mới của Hải quân Mỹ. Nó cũng là chiến hạm đầu tiên thuộc lớp Zumwalt với thiết kế và vật liệu giảm phản hồi sóng radar. Tàu dài 182,9 m, rộng 24,6 m với tải trọng choán nước đạt 14.500 tấn. Tàu được trang bị những công nghệ hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm pháo điện từ và vũ khí laser. Chi phi đóng tàu lên đến 4,4 tỷ USD.
Video đang HOT
Tàu tác chiến ven biển lớp Independence của Hải quân Mỹ được thiết kế để đạt vận tốc gần 80 km/h và có thể hoạt động linh hoạt ở những vùng nước nông. Thiết kế 3 thân giúp nó giảm lực cản của nước biển trong khi hình dạng và vật liệu giảm phản hồi sóng radar giúp nó tàng hình trước vũ khí đối phương. Các tàu lớp Independence có tải trọng choán nước 3.100 tấn. Vũ khí trên tàu có thể được thay thế để tùy yêu cầu của từng nhiệm vụ.
Hải quân Mỹ còn sở hữu 22 tuần dương hạm lớp Ticonderoga. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân có khả năng đối phó với một loạt các mối đe dọa khác nhau. Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện là nòng cốt trong chương trình phòng thủ tên lửa trên biển Aegis BMD. Ảnh: Military Today
Tàu ngầm thế hệ mới nhất Hải quân Mỹ đang sở hữu thuộc lớp Virginia. Chúng là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh với tải trọng choán nước đạt 7.900 tấn. Với lò phản ứng hạt nhân S9G, tàu có khả năng di chuyển với vận tốc 46 km/h và không bị giới hạn phạm vi hoạt động. USS Virginia được trang bị ngư lôi, tên lửa hành trình liên lục địa Tomahawk và các loại tên lửa khác.
Ohio là lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa của Hải quân Mỹ. Lầu Năm Góc có 18 tàu ngầm lớp này nhưng 4 chiếc được chuyển đổi sang trang bị tên lửa dẫn đường. Chỉ còn 14 chiếc được dùng để mang tên lửa đạn đạo. Nếu trang bị tối đa, tàu ngầm lớp Ohio có thể mang 24 quả tên lửa đạn đạo Trident II với khả năng trang bị 12 đầu đạn hạt nhân/quả. Các tàu lớp này dài 170 m, đường kính 13 m với tải trọng choán nước khi lặn đạt 18.750 tấn.
Chiếm số đông trong lực lượng Hải quân Mỹ là tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Hải quân Mỹ đặt mua 76 chiến hạm lớp này và đã sở hữu 62 chiếc. Các tàu lớp Arleigh Burke dài 154 m, rộng 20m với tải trọng choán nước tối đa đạt 10.800 tấn.
Chúng có khả năng di chuyển với vận tốc 56 km/h và hoạt động trong phạm vi 8.100 km với tốc độ 37 km/h. Tàu được trang bị hàng loạt vũ khí phòng không, chống hạm, chống ngầm và tấn công mặt đất trong đó nổi bật nhất là 96 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Hệ thống chuyên trách cho phép các tàu lớp Arleigh Burke bắn chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.
Theo_Zing News
Chiến hạm Gepard Việt Nam mạnh hơn của Nga?
Sau khi hoàn thiện nâng cấp, tàu hộ vệ Gepard mang tên Tatarstan của Nga sở hữu sức mạnh có thể tương với chiến hạm Gepard 3.9 trong Hải quân Việt Nam.
Theo cơ quan báo chí thuộc Quân khu phía Nam của Nga, hộ vệ hạm Gepard mang tên Tatarstan đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa và sẵn sàng tham gia tập trận Caucasus-2016.
Hải quân Nga cho biết, việc hiện đại hóa được thực hiện tổng thể thông số tàu chiến, cũng như các phương tiện kỹ thuật và công thái học. Động cơ của Tatarstan đã được nâng cấp và tự động hóa.
"Tàu được lắp hệ thống radar Gals, tăng đáng kể đặc tính chiến đấu của các phương tiện vô tuyến kỹ thuật trong việc phát hiện mục tiêu trên không và trên biển. Các thiết bị phát hiện mục tiêu và giám sát mặt biển, thiết bị chiến tranh điện tử, gây nhiễu điện tử đã được thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn", thông cáo cho biết.
Chiến hạm Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Tatarstan là chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard Project 11661 đầu tiên được chế tạo, con tàu được đánh số hiệu 691 được khởi đóng năm 1993, hạ thủy năm 2001 và biên chế năm 2003. Nó là một trong hai tàu chiến lớn nhất của Tiểu hạm đội Caspian và cũng là soái hạm của hạm đội đặc biệt này.
Tàu hộ vệ Tatarstan có nhiều điểm khác biệt so với Gepard 3.9 dành cho Việt Nam. Đặc biệt là thiết kế bệ phóng tên lửa Uran đặt dọc thân tàu thay vì bố chí bắt chéo nhau như Gepard 3.9. Tàu Tatarstan được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 đạt tầm phóng đến 130km, trang bị đầu dò chủ động.
Ngoài ra, tàu hộ vệ Gepard đầu tiên của Hải quân Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M với một bệ phóng hai giá treo cùng 20 quả đạn tên lửa có thể bắn rơi mục tiêu ở cự ly 15km, độ cao đến 12km.
Rõ ràng với hệ thống vũ khí này, chiến hạm Tatarstan của Hạm đội Caspian có phần thua kém tàu Gepard 3.9 của Việt Nam khi tàu được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.
Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu.
Trong khi đó theo website chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, các tàu Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/h; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người. Trong khi đó, tàu hộ vệ tên lửa Tatarstan có lượng giãn nước toàn tải chỉ 1.930 tấn, dài 102,4m, rộng 13,09m, mớn nước 5,3m, thủy thủ đoàn 98 người.
Rõ ràng, xét về nhiều thông số, chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam nhỉnh hơn hẳn tàu Tatarstan của Nga.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh dàn chiến hạm Ấn Độ trang bị BrahMos thăm VN Theo Hindustan Times, trong đợt triển khai dài hơn 2 tháng, biên đội tàu chiến gồm 4 chiếc của Ấn Đọ sẽ cập cảng Cam Ranh, Subic, thành phố Sasebo ở Nhật... Hải quân Ấn Độ cho biết, biên đội chiến hạm này gồm: Khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và Sahyadri, tàu hậu cần INS Shakti và tàu...