Những chiến dịch gây tranh cãi của Mossad
Nhà khoa học Mordechai Vanunu, một kỹ thuật viên bất mãn tại tổ hợp hạt nhân Dimona (Israel), đã lên kế hoạch tiết lộ thông tin về chương trình hạt nhân của Israel cho tờ The Times của Anh.
Nhà khoa học Vanunu
Cái bẫy dính mật
Sau khi tiết lộ thông tin, Vanunu đã được đưa về một ngôi nhà an toàn và được nhắc nhở phải vô cùng thận trọng. Thế nhưng, nhà khoa học này đã “đâm đầu” vào đặc vụ Mossad Cheryl Hanin, dưới vỏ bọc là một du khách người Mỹ tên là Cindy.
Vanunu từng hỏi liệu Hanin có phải là một đặc vụ của Mossad không, nhưng tất nhiên điệp viên này giả ngơ và thể hiện như cô ta không hề hay biết gì về tổ chức này.
Vanunu nhớ lại: “Tình cờ, tôi và người phụ nữ này cùng sang đường và chúng tôi bắt đầu nói chuyện… Tôi không yêu cô ấy, nhưng tôi nghĩ mọi thứ có thể tiếp tục. Ban đầu, tôi nói với cô ấy rằng cô ấy là một đặc vụ của Mossad, nhưng sau đó, tôi đã quên đi điều này”.
Vanunu đã phải lòng nữ điệp viên, nhưng cô từ chối lên giường với anh ta ở London và nói với anh ta rằng họ nên làm điều đó ở nhà chị gái của cô ta tại Rome. Vanunu đã đi cùng cô đến Italia. Ở đó, Mossad đã bắt Vanunu và đưa lên một chiếc máy bay chở hàng đến Israel. Vanunu đã phải ngồi tù 18 năm.
Ban đầu, anh ta tin rằng, Cindy cũng chỉ là một nạn nhân, cho đến khi cuối cùng nhận ra sự thật trong hành trình trên biển đến nhà tù. Báo chí nhận định rằng chính cái bẫy tình dục “ngọt ngào” của Cindy, một trinh nữ 31 tuổi, đã khiến Vanunu sa lưới Mossad.
Vụ giết người ở Lillehammer
Sau vụ nhóm khủng bố Tháng Chín Đen tấn công tàn bạo vào các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich (Tây Đức) năm 1972, Mossad đã nổ súng để trả thù. Họ đã khởi xướng chiến dịch Sự Phẫn nộ của Chúa trời nhằm trả thù, bắt đầu bằng vụ bắn chết dịch giả người Palestine Wael Zwaiter ở Rome và vụ đánh bom xe Mahmoud Hamshari, người được cho là lãnh đạo của nhóm Tháng Chín Đen, ở Paris.
Bề ngoài, chiến dịch Sự Phẫn nộ của Chúa trời có vẻ như một sự trừng phạt chính đáng, mặc dù một số người cho rằng Zwaiter không hề có liên kết với tổ chức khủng bố hoặc các cuộc tấn công. Nhưng mọi thứ thực sự đã rẽ sang hướng khác khi Mossad sát hại Ahmed Bouchiki, một người phục vụ người Ma-rốc ở Lillehammer (Na Uy).
Video đang HOT
Mossad đã nhận được thông tin rằng, Ali Hassan Salameh, chủ mưu của các vụ tấn công ở Munich, đang ở Na Uy. Thực ra, đây là tin tức phản gián do Salameh tung ra để đánh lạc hướng người Israel. Mossad đã theo dõi người đàn ông mà họ tin là Salameh, nhưng thực ra, đó là Bouchiki, người có khuôn mặt giống Salameh.
Trưởng nhóm Mossad Mike Harari thiếu kinh nghiệm và quá tự tin. Kemal Benaman, người liên lạc của nhóm Tháng Chín Đen nhưng lại hoạt động như một gián điệp hai mang cho Mossad, chính là người đã xác định nhầm Bouchiki là Salameh.
Bouchiki bị bắn chết khi đi làm về và mọi thứ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Lillehammer chưa từng phải chứng kiến một vụ giết người nào trong 40 năm. Sự xuất hiện của một tá người nước ngoài trong thị trấn ngái ngủ này đã thu hút sự chú ý của người dân và cảnh sát. Chính vì vậy, các sĩ quan đã ở gần đó khi Bouchiki bị giết.
Trong khi Harari và một số người trong nhóm trốn thoát, sáu người khác đã bị cảnh sát Na Uy bắt giữ và đưa ra xét xử vì tội giết người. Trong phiên tòa, các đặc vụ đã thú nhận đầy đủ những chi tiết đáng xấu hổ về các hoạt động bí mật và phương thức ám sát của Mossad. Sau đó, Mossad đã phải hủy bỏ toàn bộ mạng lưới nhà an toàn, hộp thư chết và số điện thoại bí mật ở châu Âu. (Còn tiếp).
Kiều Phong
Theo GD&TĐ
Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Sức mạnh hạt nhân đáng kinh ngạc của Pakistan
Mặc dù không có số lượng binh sĩ đông đảo như Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đối thủ đáng sợ nếu xét về sức mạnh hạt nhân.
Pakistan là một đối thủ đáng gờm nếu xét về sức mạnh hạt nhân.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lên đến đỉnh điểm sau cuộc chạm trán trên không hồi tháng 2. Ấn Độ nói rằng họ đã bắn hạ một máy bay phản lực Pakistan trong khi Pakistan phủ nhận thông tin này.
Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng, nhiều chuyên gia lo ngại chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra giữa hai quốc gia láng giềng.
Mặc dù không có số lượng binh sĩ đông đảo như Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đối thủ đáng gờm nếu xét về sức mạnh hạt nhân.
Quá trình xây dựng kho vũ khí hạt nhân
Bị vây quanh bởi Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan, Pakistan nằm trong một khu vực phức tạp với nhiều vấn đề an ninh. Là một trong chín quốc gia được biết là có vũ khí hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân và học thuyết hạt nhân của Pakistan đang liên tục phát triển để phù hợp với các mối đe dọa hiện đại.
Là một cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ, Pakistan đã cố gắng xây dựng "bộ ba răn đe hạt nhân" - lực lượng ba mũi nhọn bao gồm tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất, tàu ngầm có tên lửa hạt nhân và máy bay chiến lược với bom hạt nhân và tên lửa.
Chương trình hạt nhân của Pakistan bắt đầu từ khoảng những năm 1950, trong những ngày đầu của cuộc tranh chấp lãnh thổ Kashmir với Ấn Độ. Cố Tổng thống Pakistan, Zulfikar Ali Bhutto, nói năm 1965: "Nếu Ấn Độ chế tạo quả bom đó, chúng ta sẽ ăn cỏ hoặc lá, thậm chí chịu đói, nhưng chúng ta sẽ chế tạo được quả bom cho riêng mình".
Chương trình hạt nhân trở thành ưu tiên lớn hơn sau khi Pakistan bị đánh bại năm 1971 bởi Ấn Độ, khiến Đông Pakistan ly khai và trở thành Bangladesh. Các chuyên gia tin rằng sự mất mát lãnh thổ nhục nhã này đã đẩy nhanh chương trình hạt nhân của Pakistan.
Ấn Độ thử nghiệm quả bom đầu tiên, có tên là Phật Cười, vào tháng 5 năm 1974, đưa khu vực này tiến vào lên con đường hạt nhân hóa.
Chương trình hạt nhân của Pakistan bắt đầu từ khoảng những năm 1950
Pakistan bắt đầu quá trình tích lũy nhiên liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân, làm giàu uranium và plutonium. Đặc biệt, Pakistan được giúp đỡ bởi A.Q.Khan, một nhà luyện kim làm việc ở phương Tây nhưng trở về quê hương Pakistan năm 1975 với kiến thức cần thiết để bắt đầu quá trình làm giàu uranium và plutonium.
Chương trình hạt nhân của Pakistan lúc đó được hỗ trợ bởi các nước châu Âu. Các quốc gia bên ngoài cuối cùng dừng hỗ trợ vì nhận ra mục đích thực sự của Pakistan.
Không có thông tin chính thức về việc Pakistan hoàn thành thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình vào lúc nào. Con gái của cựu Tổng thống Pakistan Zulfikar Bhutto, cô Benazir Bhutto, tuyên bố rằng cha cô từng nói thiết bị đầu tiên sẵn sàng vào năm 1977. Một thành viên của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pakistan cho biết thiết kế của quả bom được hoàn thành vào năm 1978 và quả bom được "thử nghiệm lạnh" (không có vụ nổ thực tế) vào năm 1983.
Benazir Bhutto sau đó tuyên bố các quả bom của Pakistan được cất giữ một cách rời rạc cho đến năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom trong vòng ba ngày. Gần ba tuần sau, Pakistan tiến hành một lịch thử nghiệm nhanh tương tự, cho nổ 5 quả bom trong một ngày và thử quả bom thứ 6 ba ngày sau đó. Quả bom đầu tiên ước tính có sức mạnh 25-30 kiloton trong khi quả thứ hai ước tính 12 kiloton.
Quả bom thứ sáu dường như cũng là một quả bom 12 kiloton nhưng được kích nổ ở phạm vi thử nghiệm khác. Một số nhà quan sát cho rằng đây thực sự là cuộc thử nghiệm của Triều Tiên, được phát nổ ở nơi khác để che giấu sự liên quan của mình. Lý do là vì lúc đó Triều Tiên cũng đang chế tạo bom uranium và cũng sử dùng nghiên cứu có được nhờ các mối liên hệ của A.Q. Khan.
Một vụ thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan
Các chuyên gia tin rằng kho dự trữ hạt nhân của Pakistan đang tăng trưởng đều đặn. Vào năm 1998, kho vũ khí ước tính có 5-25 thiết bị, tùy thuộc vào lượng uranium được làm giàu mà mỗi quả bom cần. Ngày nay, Pakistan có từ 140 đến 150 đầu đạn hạt nhân trong khi Ấn Độ có từ 130 đến 140 đầu đạn. Vào năm 2015, các tổ chức ước tính khả năng chế tạo bom của Pakistan là 20 thiết bị/năm. Khả năng này cộng với kho vũ khí vốn có nghĩa là quốc gia này có thể nhanh chóng trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà quan sát khác nói rằng Pakistan chỉ có thể phát triển thêm tối đa là 40-50 đầu đạn khác trong tương lai gần.
"Bộ ba răn đe hạt nhân"
Vũ khí hạt nhân Pakistan nằm dưới sự kiểm soát của Ban Kế hoạch chiến lược của quân đội nước này, và chủ yếu được lưu trữ tại tỉnh Punjab, cách xa biên giới phía tây bắc. 10.000 lính Pakistan và các nhân viên tình báo canh gác bảo vệ vũ khí. Pakistan nói rằng các khí tài chỉ được trang bị vũ khí vào "giây phút cuối cùng".
Học thuyết hạt nhân của Pakistan dường như là phòng ngừa một Ấn Độ mạnh hơn về kinh tế, chính trị và quân sự. Cuộc đối đầu hạt nhân giữa hai nước trở nên trầm trọng hơn bởi sự thù địch truyền thống và các cuộc chiến tranh giữa hai nước. Không giống như nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan không sử dụng học thuyết "không dùng trước" vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này.
Pakistan dường như đã hoàn thành "bộ ba răn đe hạt nhân" cho riêng mình với các hệ thống phân phối hạt nhân trên đất liền, trên không và trên biển.
Pakistan được cho là đã sửa đổi máy bay chiến đấu F-16A do Mỹ chế tạo và máy bay chiến đấu Mirage do Pháp sản xuất để mang theo bom hạt nhân vào năm 1995. Các hệ thống trên đất liền là tên lửa, với nhiều thiết kế dựa trên hoặc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Triều Tiên.
Binh lính Pakistan
Lực lượng hạt nhân trên biển của Pakistan bao gồm lớp tên lửa hành trình Babur. Phiên bản mới nhất, Babur-2, trông giống hầu hết các tên lửa hành trình hiện đại, có tầm bắn 700 km. Babur-2 được triển khai cả trên bộ và trên biển và khó bị vô hiệu hóa hơn khi ở trên biển. Một phiên bản phóng từ tàu ngầm, Babur-3, được thử nghiệm vào tháng 1 và sẽ là vũ khí khó bị đánh chặn nhất trong tất cả các hệ thống phân phối hạt nhân của Pakistan.
Pakistan rõ ràng đang phát triển năng lực hạt nhân hùng mạnh, không chỉ có thể ngăn chặn mà còn chống lại một cuộc chiến tranh hạt nhân. Pakistan và Ấn Độ rõ ràng đang nằm giữa một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mà sau này có thể khiến chúng ta gợi nhớ đến các kho dự trữ hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh. Rõ ràng, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí cho khu vực là rất cần thiết lúc này.
Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt)
Trump ra tuyên bố nóng về Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Hà Nội Tổng thống Donald Trump cho biết ông không mong đợi việc dỡ bỏ cấm vận với chính phủ của Chủ tịch Kim Jong-un. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra ngay trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội vốn sẽ diễn ra vào ngày 27-28.2 tới. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lên tàu hỏa hướng tới...