Những chiến đấu cơ uy lực nhất của thế kỷ 21
Các mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được xem là những máy bay quân sự mạnh nhất của thế kỷ 21 với nhiều tính năng vượt trội như khả năng tàng hình, siêu tốc, linh hoạt và có thể mang nhiều hệ thống vũ khí hiện đại.
Kể từ những năm 1940, ngành hàng không quân sự thế giới đã phát triển 4 thế hệ máy bay chiến đấu và thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 đang được xem là ưu việt nhất. Sau Mỹ, hiện Nga, Trung Quốc và một số nước khác cũng đang phát triển các mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm mới với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Máy bay F-22 Raptor của Mỹ là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2005 và đã được chế tạo thêm vài biến thể. Hiện việc sản xuất F-22 Raptor đã bị tạm dừng nhưng nhiều nơi vẫn đặt hàng loại máy bay này. (Ảnh: Reuters)
F-22 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ của một chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng, thay thế mẫu F-15 Eagle. Không quân Mỹ hiện có tổng cộng 187 chiến đấu cơ đang hoạt động. (Ảnh: AFP)
Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với các thế hệ cũ, gồm khả năng tàng hình (tránh được radar dò tìm của đối phương), tốc độ bay nhanh (siêu thanh), sự tiện dụng, linh hoạt, được trang bị nhiều loại vũ khí và hệ thống dẫn đường tự động tiên tiến, cho phép tiến hành các cuộc không kích trên quy mô rộng. Trong ảnh: F-35 Lightning II là mẫu máy bay thứ 2 thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, thay thế các chiến đấu cơ F-16 cũ. (Ảnh: Flickr)
Tổng số chiến đấu F-35 mà Mỹ dự kiến sản xuất vào khoảng 2.500 chiếc. Trong 2 năm 2015 và 2016, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm loại máy bay này còn Hải quân sẽ tiếp nhận phiên bản F-35 dành cho lực lượng này vào năm 2018. Trong quá trình sử dụng, F-35 hiện đang bị chỉ trích vì chưa thực sự tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên đây vẫn là dòng chiến đấu cơ được đánh giá cao của Không quân Mỹ (Ảnh: Flickr)
Giống như Mỹ, Nga cũng đã bắt tay xây dựng chương trình phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 với tên gọi PAK FA nhằm tạo ra đối trọng với máy bay Raptor của Washington. Hiện Không quân Nga đang vận hành Sukhoi T-50 – một mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng. (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Sukhoi-T50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010 và đang ở giai đoạn bay thử nghiệm cuối cùng trước khi bàn giao cho các lực lượng trong thời gian tới. (Ảnh: Sputnik)
Video đang HOT
Mẫu máy bay hạng nhẹ MiG-1.44 được sản xuất từ năm 2000 nhưng sẽ không bao giờ được cất cánh trở lại dù được trang bị nhiều tiến bộ kỹ thuật mới. Máy bay này thuộc Dự án Mikyoyan 1.44/1.42 của Liên Xô nhằm đối trọng với các máy bay quân sự hiện đại của Mỹ, trong đó tích hợp nhiều tính năng vượt trội của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Sau 2 chuyến bay thử nghiệm, dự án Mikyoyan đã dừng lại, thay thế bằng chương trình PAK FA. (Ảnh: Flickr)
Sau Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc cất cánh lần đầu vào tháng 1/2011, trong đó tích hợp các ý tưởng thiết kế cũng như các tính năng của chiến đấu cơ các nước khác (như F-22, MiG-1.44 và đặc biệt là F-35). Tháng 11/2016, J-20 lần đầu ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Một sản phẩm khác của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc là J-31, cất cánh lần đầu tiên vào tháng 10/2012. Tuy nhiên, cũng giống như J-20, một số chuyên gia quân sự vẫn đang tranh cãi về việc liệu J-31 có phải thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hay không. (Ảnh: Flickr)
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ X-2 Shinshin, trước đây gọi là ATD-X, được phát triển ở Nhật Bản từ năm 2004 sau khi Mỹ từ chối bán F-22 cho Tokyo. Phiên bản mới nhất của mẫu máy bay này được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ siêu âm và độ tàng hình cao. (Ảnh: Reuters)
Ấn Độ cũng đang muốn đuổi kịp các nước về chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bên cạnh các máy bay thuộc chương trình FGFA, vốn được phát triển trên cơ sở T-50 của Nga. Ấn Độ khởi động dự án chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 từ năm 2011 và cho đến nay đã xác định được các yếu tố kỹ thuật cơ bản trên mẫu máy bay này (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Qaher-313 hay còn gọi là Dominant-313 của Iran bắt đầu “trình làng” từ tháng 2/2013. Theo tuyên bố của giới chức Iran, mẫu máy bay này có thể tránh được radar của đối phương, tuy nhiên một số chuyên gia quân sự vẫn nghi ngờ về khả năng đáp ứng được các tiêu chí của một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của loại máy bay này. (Ảnh: ISNA)
Thành Đạt
Theo Sputnik
Chiến đấu cơ Mỹ bắn 208 phát vẫn trượt mục tiêu
Hai máy bay chiến đấu F-89D đã bắn tổng cộng 208 tên lửa về một máy bay không người lái sửa đổi từ F6F nhưng không hạ được mục tiêu.
Chiến đấu cơ F-89D của không quân Mỹ. Ảnh: USAF
Theo BBC sự việc xảy ra vào ngày 8/1956 trên bầu trời khu vực Palmdale, thành phố Los Angeles, Mỹ. Sự kiện này được biết đến với tên gọi trận chiến Palmdale. Tuy là trận chiến nhưng nó không xảy ra với kẻ thù mà đến từ những chiến đấu cơ của không quân Mỹ.
Vụ xuất kích ngoài tầm kiểm soát
11h34 ngày 16/8/1956, một chiếc Grumman F6F Hellcat được sửa đổi thành máy bay không người lái cất cánh từ căn cứ hải quân ở California. Máy bay được sơn màu đỏ dùng làm mục tiêu giả trong cuộc tập trận bắn thử tên lửa.
Theo kế hoạch ban đầu, chiếc Hellcat bay với tốc độ chậm trên bầu trời Thái Bình Dương trước khi nó bị bắn vỡ tung. Tuy nhiên, thay vì bay leo lịch trình đã định, máy bay bổng nhiên ngưng nhận tín hiệu điều khiển và bay lạc về hướng đông nam, hướng thẳng đến thành phố Los Angeles. Máy bay có thể gây ra mối nguy hiểm chết người nếu rơi nhầm chỗ.
Hai máy bay chiến đấu F-89D Scorpion ở căn cứ không quân Oxnard, gần Los Angeles được lệnh xuất kích. Căn cứ này vốn là nơi đồn trú của lực lượng đánh chặn máy bay ném bom Liên Xô. F-89D được trang bị tên lửa Mk4 Mighty Mouse.
Máy bay F6F sửa đổi thành phi cơ không người lái với lớp sơn màu đỏ nổi bật. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tên lửa này có thể dễ dàng tiêu diệt chiếc Hellcat nếu trúng đích. Mỗi chiếc F-89D được trang bị 2 thùng phóng rocket Mighty Mouse ở đầu mút cánh với cơ số tên lửa lên đến 104 quả, đủ sức hủy diệt mọi mục tiêu trên không.
Hai phi cơ đuổi kịp chiếc Hellcat đang bay vào không phận Los Angeles trên khu vực không có người ở. Cơ hội tiêu diệt mục tiêu đã đến, tuy nhiên, 2 quả tên lửa đầu tiên không phóng đi khi phi công nhấn nút bắn tự động và phải chuyển sang điều khiển bằng tay.
Nhưng ở thời điểm đó, chiếc Hellcat lại bất ngờ đổi hướng và bay về thành phố Los Angeles. Tình hình trở nên cấp bách, 42 tên lửa đã được bắn đi nhưng không trúng đích. Chiếc F-89D thứ 2 bắn tiếp 42 tên lửa nhưng vẫn trượt mục tiêu. Chiếc Hellcat lúc này đã tiếp cận thị trấn Newhall, ngoại ô Los Angeles.
Máy bay không người lái một lần nửa đổi hướng bay đến Palmdale, khu trung tâm phía bắc Los Angeles. Mỗi chiến đấu cơ F-89 bắn thêm 30 tên lửa nữa nhưng vẫn trượt. Tổng cộng 208 tên lửa đã được bắn đi song tất cả đều không trúng đích.
Vụ không kích ngoài ý muốn
Chiếc máy bay không người lái tiếp tục bay cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống cách Palmdale 12,8 km cắt đứt nhiều dây điện. Điều may mắn là không ai bị thương khi máy bay lao xuống đất. Tuy nhiên, những quả tên lửa bắn ra từ hai chiến đấu cơ gây thiệt hại nghiêm trọng trên mặt đất.
Hỏa hoạn xảy ra trên gần 140 hecta đất gần thị trấn Newhall, hàng trăm lính cứu hỏa đã được huy động để dập tắt các đám cháy. Các mảnh vỡ từ tên lửa xuyên qua cửa kính vào nhà người dân. Một thanh niên đang lái xe đến Palmdale thì bị mảnh vỡ xuyên qua kính trước, rất may anh ta không bị thương.
Hai chiến đấu cơ F-89D phóng hàng trăm tên lửa nhưng không trúng đích. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Một tờ báo miêu tả vụ việc với giọng châm biếm là "vụ không kích ngoài ý muốn". Los Angeles Times diễn tả hành trình của chiếc máy bay không người lái là "thiếu kiểm soát và nguy hiểm".
Nhiều quả tên lửa rơi xuống đất mà chưa nổ nhưng có thể phát nổ bất kỳ lúc nào nếu bị tác động. Không quân Mỹ đã phát các tờ rơi miêu tả về tên lửa để người dân trong khu vực tránh xa nguy hiểm.
Nhà nghiên cứu hàng không Peter Merlin nói rằng đó là câu chuyện khó tin. Đây không phải là lần đầu tiên máy bay không người lái Hellcat được sử dụng. Máy bay này từng được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân để thu thập mẫu thử nghiệm, song đây là sự cố nghiêm trọng nhất.
Vì sao không quân Mỹ không thể bắn rơi chiếc máy bay dù khai hỏa nhiều lần? Doug Barrie, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại London, nhận xét hai chiến đấu cơ đang bay trong không gian 3 chiều và bắn đi loại tên lửa không có điều khiển.
Mighty Mouse thuộc loại tên lửa không có điều khiển nên xác suất tiêu diệt mục tiêu không cao. Nó có cơ chế hoạt động tương tự những khẩu pháo sử dụng loạt rocket bắn ra để diệt mục tiêu.
"Đó không phải là điều đơn giản, bắn trượt lần đầu thì dễ trượt những lần tiếp theo", ông nói. Việc phóng hàng loạt tên lửa vào đội hình máy bay ném bom đối phương rất khác việc nhắm một mục tiêu nhỏ bé, đơn lẻ.
Vụ không kích ngoài ý muốn 60 năm trước tuy không gây ra thương vong nhưng nó trở thành một trong những sự cố "đáng quên" đối với không quân Mỹ. Sự kiện này cho thấy rằng công nghệ chiến tranh, từ lý thuyết đến thực tiễn có một khoảng cách nhất định.
Theo Zing News
Máy bay Ấn Độ chở 300 người mất liên lạc, chiến đấu cơ Đức nhận lệnh khẩn Hai phi cơ chiến đấu của Không quân Đức đã nhận lệnh cảnh báo và trong vòng 10 phút bay kèm theo máy bay chở khách của Jet Airways. Vụ việc xảy ra vào ngày 16.2. Máy bay Ấn Độ trên đường từ Mumbai đến London, Anh với 300 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đã bị mất liên lạc....