Những chiến công của đội SBC huyền thoại ở Sài Gòn
Dưới sự chỉ huy tài tình của đại úy Hai Thành, đội SBC đã lập nhiều chiến công trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sau giải phóng.
Sau ngày 30/4/1975, tình hình ở Sài Gòn trở nên hết sức rối ren. Những băng nhóm giang hồ tồn tại từ lâu lợi dụng tình hình trở nên lộng hành. Những tên tội phạm khét tiếng bị chính quyền cũ giam cầm ở các nhà lao cũng được ra ngoài.
Chỉ trong thời gian từ ngày giải phóng đến năm 1978, các băng nhóm này đã gây ra đến 45.000 vụ án hình sự khác nhau, cứ 40 phút lại xảy ra 1 vụ cướp, gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người khác bị thương.
Lộng hành hơn, các nhóm tội phạm sẵn sàng bắn trả công an, bộ đội khi bị truy bắt.
Trước tình hình nguy cấp, lãnh đạo công an TP.HCM thống nhất phải thành lập một đội chống cướp tinh nhuệ. Tháng 3/1978, Đội săn bắt cướp (SBC) thuộc Phòng cảnh sát hình sự – công an TP.HCM được thành lập.
Nhiệm vụ của đội SBC là chủ động trấn áp, phòng ngừa và truy bắt nóng các đối tượng phạm pháp.
Được lãnh đạo công an TP.HCM thông qua, đội SBC gồm những chiến sĩ công an tinh nhuệ dưới 30 tuổi, được quyền chạy hết tốc độ, đi vào đường cấm, sau 2 phát súng cảnh cáo mà tội phạm không đầu hàng thì được quyền bắn hạ.
Chỉ huy lựa lượng này được giao cho đại úy Võ Tấn Thành (tức Hai Trung, lúc này mới 40 tuổi).
Đại úy Hai Thành. Ảnh tư liệu.
Tiêu diệt băng cướp khét tiếng Võ Tùng Hội
Võ Tùng Hội là con của một sĩ quan chế độ cũ, năm 1974 hắn tham gia quân đội Việt Nam cộng hòa. Không chịu nổi sự huấn luyện khắc nghiệt của nhà binh, được 6 tháng thì hắn bỏ trốn.
Bị quân cảnh phát hiện truy bắt, Hội đã bắn chết một người, sau đó bị kết án tù.
Sau ngày đất nước giải phóng, Hội cũng được phóng thích và hắn nhanh chóng thành lập băng cướp. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hội cùng đàn em đã gây ra 100 vụ cướp, bắn chết 2 người và làm bị thương 3 người.
Băng nhóm này chuyên gây án ở các ngân hàng, các khách hàng vừa giao dịch và các xe chở tiền. Thậm chí một thành viên của đội SBC khi theo dõi băng nhóm này bị chúng phát hiện và giết hại.
Trước cái chết của đồng đội, đội SBC hạ quyết tâm tiêu diệt băng cướp nguy hiểm này. Một trinh sát được giao nhiệm vụ giả làm khách hàng giao dịch vào các ngân hàng để làm mồi nhử bọn cướp.
Trưa 1 ngày năm 1977, “ông khách” ôm một cặp đầy tiền bước ra từ một ngân hàng trên đường Bến Chương Dương, quận 1. Đúng như dự đoán, băng cướp của Hội xuất hiện, chúng dừng xe ngoài đường chờ để cho 3 tên chạy đến giật chiếc cặp.
Nhanh như cắt, trinh sát này nhanh chóng ra đòn hạ gục cả 3 tên. Biết bị phục kích, Hội ra lệnh cho đàn em tẩu thoát, chúng xả đạn như mưa và ném lựu đạn xuống đường ngăn cản lực lượng đội SBC đuổi theo.
Để tránh thương vong cho người dân, đại úy Hai Trung ra lệnh cho cấp dưới mở đường cho băng cướp chạy ra ngoại thành và dồn chúng vào một khu nhà bỏ hoang thuộc tỉnh Bình Dương.
Tại đây, sau màn đấu súng, đội SBC đã tiêu diệt 2 tên và tóm gọn Hội cùng băng cướp.
Video đang HOT
Truy tìm thủ phạm vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Nguyễn Thanh Tân là kẻ cầm đầu một băng nhóm tội phạm nguy hiểm sau chiến tranh. Chúng chuyên tìm cách bắt cóc con của những gia đình khá giả để tống tiền.
Tân bị bắt giữ khi đang trốn trong căn hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Ngày 26/6/1977, con trai của nghệ sĩ Kim Cương tên là Taro (5 tuổi) bị nhóm Tân bắt cóc. Sau đó hắn gọi điện bắt nghệ sĩ Kim Cương chuộc lại với giá 100 lượng vàng và không được báo công an, nếu không chúng sẽ giết hại cháu bé.
Sau nhiều lần thỏa thuận, Tân hạ tiền chuộc xuống 20 lượng vàng và hướng dẫn vợ chồng Kim Cương lái xe đi lòng vòng để cắt đuôi trinh sát.
Đến một đoạn đường vắng, hai tên đàn em của Tân chạy xe máy ra lấy vàng và giao chiếc áo của cháu bé cho vợ chồng Kim Cương làm tin.
Vài ngày sau, nhóm của Tân bí mật thả cháu Taro trước cửa bưu điện thành phố, còn chúng biến mất.
Đêm 26/11/1978, sau khi diễn, vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga cùng con trai 5 tuổi được vệ sĩ lái xe đưa về nhà trên đường Ngô Tùng Châu.
Tân cùng đàn em chạy xe máy bám theo với mục đích bắt cóc cháu bé đòi tiền chuộc.
Hiện trường vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Ảnh tư liệu.
Khi chiếc ôtô vừa vào gara, chúng nhanh chóng xuất hiện quật ngã vệ sĩ rồi giật lấy bé trai. Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga phản ứng lại liền bị bọn bắt cóc rút súng bắn chết.
Đội SBC vào cuộc, nhưng do vụ án xảy ra giữa đêm khuya, thời điểm này ở Sài Gòn lại có rất nhiều băng nhóm tội phạm nên không lần ra được manh mối gì.
Việc điều tra rơi vào ngõ cụt thì vài tháng sau, ngày 6/2/1979, con trai của bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ tiếp tục bị nhóm Tân bắt cóc. Chúng đưa con tin về nhà Tân ở Sóc Trăng giam giữ và đòi vị bác sĩ trả 100 lượng vàng để chuộc con.
Nhận định vụ án này nhiều khả năng là thủ phạm gây ra hai vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga nên Đội SBC đã cử nhiều trinh sát giăng bẫy bắt bằng được băng nhóm này.
Mấy ngày sau, Tân cùng đàn em tên Hóa xuất hiện tại điểm hẹn trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh nhận vàng và bị các trinh sát phục kích vây bắt.
Tân chạy xe máy chở Hóa bỏ chạy, các đội SBC buộc phải bắn hạ nhưng viên đạn trúng vào lưng Hóa, hắn ném lựu đạn về hướng công an rồi cùng Tân biến mất.
Tân ngoan cố bỏ chạy buộc các trinh sát phải bắn hạ và viên đạn găm vào lưng Hóa. Ảnh tư liệu.
Quyết không để chúng thoát, đại úy Hai Thành cử người theo dõi khắp các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Đúng như dự kiến, ít giờ sau Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và bị tóm gọn.
Từ lời khai của tên này, bé trai được giải thoát.
Đêm 9/4/1979, Tân cũng bị đội SBC bắt giữ khi đang trốn trong một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Tại cơ quan điều tra hắn đã khai nhận đã gây ra 3 vụ trọng án nói trên.
Bắt giữ băng nhóm thảm sát tại nhà “quận chúa” Mộng Hoa
Mộng Hoa tên thật là Từ Mộng Hoa, sinh năm 1952 tại Hà Nội. Hoa được gì ruột là bà Đặng Thị Liên nhận làm con nuôi và đón vào Sài Gòn từ nhỏ. Cô gái Hà thành ấy càng lớn càng xinh đẹp và làm người mẫu áo dài tại thương xá Tax (quận 1).
Sở hữu vẻ đẹp “chim sa cá lặn” nên Mộng Hoa được nhiều người quen, khách hàng mua áo dài đặt cho biệt danh “quận chúa”.
Sau đó, cô gái này cưới một bác sĩ quân y của chế độ cũ và sinh sống ở căn nhà trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình. Sau khi giải phóng, chồng Mộng Hoa phải đi học tập cải tạo, cô sống cùng người em con gì là Đào Thị Ngọc Hoa.
Chiều 25/8/1978, hai chị em Mộng Hoa bị một nhóm thanh niên sát hại dã man, một người bạn của Mộng Hoa là chị Bích Ngọc cũng bị đánh trọng thương.
Từ lời khai của người còn sống duy nhất trong vụ thảm sát cùng với các chứng cứ thu thập được, chỉ 9 ngày sau, 4 kẻ gây ra vụ án gồm 2 cặp anh em Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Kiệt và Võ Ngọc Thuận, Võ Ngọc Thành bị đội SBC bắt giữ.
Ngoài 3 vụ trọng án kể trên, dưới sự chỉ huy của đại úy Hai Thành, đội SBC còn điều tra nhiều vụ án lớn khác như bắt tướng cướp Điền Khắc Kim, Tín Mã Nàm, triệt phá băng cướp Bông Hồng Trắng,…
Đội SBC trở thành khắc tinh của các băng nhóm tội phạm, góp phần giữ gìn sự bình yên cho người dân thành phố.
Theo Tri Thức
Vụ án sát hại dã man vợ chồng NS Thanh Nga và chiến công của đội SBC
Trong chuỗi vụ án bắt cóc tống tiền mà Nguyễn Thành Tân và đồng bọn nhắm vào các gia đình nghệ sĩ, thì vụ vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại được cho là tàn bạo nhất...
Khám nghiệm hiện trường, bên trong chiếc xe hơi của gia đình nghệ sĩ Thanh Nga.
Những năm đầu đất nước thống nhất, tình hình an ninh trật tự ở Sài Gòn diễn biến phức tạp. Đây là nơi nhiều băng nhóm "xã hội đen" hoạt động, trong đó phần lớn các đối tượng là những tên giang hồ, lưu manh trốn trại, binh lính chế độ cũ... chúng gây ra nhiều vụ cướp của, giết người khiến người dân thành phố sống trong hoang mang.
Việc ngày càng nhiều những vụ phạm pháp hình sự xảy ra khiến lãnh đạo công an thành phố phải nghĩ ngay đến việc thành lập lực lượng chống cướp tinh nhuệ. Tháng 3/1978, Đội Săn bắt cướp (SBC) thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM ra đời và người được giao trọng trách chỉ huy lực lượng này là ông Võ Tấn Thành (tức Đại úy Hai Trung).
Đại úy Hai Thành
Đại úy Hai Thành sau này được biết đến là người chỉ huy trinh sát SBC khám phá thành công nhiều vụ án nghiêm trọng, như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ, giải cứu 11 đứa trẻ bị bắt cóc ở Lâm Đồng, triệt phá băng cướp Võ Tùng Hội, Phú "Sa lem", Thái Lập Thành...hay bắt tướng cướp Điền khắc Kim, Tín Mã Nàm.
Trong số những chiến công trấn áp tội phạm của Đội SBC, có thể kể đến vụ án vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị ám sát. Cho đến nay hành trình truy lùng hung thủ gây ra vụ án chấn động này của trinh sát đội SBC vẫn còn nhiều bí ẩn...
Khoảng 23h đêm 26/11/1978, sau khi kết thúc vở diễn "Thái hậu Dương Vân Nga" tại rạp Cao Đồng Hưng (quận Bình Thạnh), nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng và đứa con 5 tuổi đi trên chiếc xe hơi về nhà riêng. Trên xe lúc này còn có một vệ sĩ đi cùng.
Nhưng khi chiếc xe vừa đỗ xịch trước nhà thì xuất hiện hai đối tượng đi xe gắn máy Honda trờ tới. Một tên cầm súng lao tới tấn công người vệ sĩ lúc này đã ra khỏi xe và đòi bắt con nghệ sĩ Thanh Nga. Vợ chồng nữ nghệ sĩ la lên liền đối tượng nã đạn trúng người. Gây án trong nháy mắt, hai tên phóng xe gắn máy về hướng ngã sáu Sài Gòn mất hút trong màn đêm.
Ban chuyên án lấy lời khai người vệ sĩ của nghệ sĩ Thanh Nga.
Nghệ sĩ Thanh Nga và chồng tử vong ngay sau đó. Công tác khám nghiệm hiện trường được Phó giám đốc Công an TP.HCM lúc bấy giờ là đại tá Cáp Xuân Diệm chỉ đạo tiến hành trong đêm. Bên trong xe hơi của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, công an thu giữ được 1 đầu đạn, 1 vỏ đạn được xác định từ khẩu súng P.38. Ngoài ra, đồ đạc trong xe có dấu hiệu bị xáo trộn.
Chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn trúng ngực trái, xuyên thẳng từ trước ngực ra sau lung. Nữ nghệ sĩ cũng bị vết bắn tương tự. Vụ án gây chấn động không chỉ trong giới Văn nghệ sĩ Sài Gòn mà còn lan rộng đến khán giả đam mê cải lương khắp các tỉnh miền Nam. Trước sức ép từ dư luận, Bí thư Thành ủy thành phố lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã phải lên tiếng yêu cầu lực lượng SBC nhanh chóng vào cuộc điều tra, tìm ra thủ phạm để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Truy dấu hung thủ
Ban chuyên án được xác lập để truy tìm dấu tích hung thủ. Tình tiết đáng chú ý được đi sâu tìm hiểu là trước khi bị sát hại nghệ sĩ Thanh Nga nhận được thư nặc danh ám chỉ cô sẽ bị ám sát vì diễn xuất quá đạt trong các vai thể hiện tinh thần yêu nước, cụ thể là vai "Trưng Trắc" trong "Tiếng trống Mê Linh" và gần nhất là thủ vai "Thái hậu Dương Vân Nga" trong vở diễn cùng tên.
Hướng điều tra của chuyên án về mặt chính trị tích cực thu thập chứng cứ của các tổ chức phản cách mạng. Có thông tin những đối tượng này ám sát nghệ sĩ Thanh Nga vì không muốn cô thủ vai hai vai diễn đang được đông đảo người dân chú ý. Nhưng qua việc dựng lại hiện trường vụ án đã cho thấy giả thuyết trên không có cơ sở.
Cụ thể, dấu vết tại hiện trường thể hiện đã có sự giằng co giữa vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và hung thủ. Và động cơ của chúng là nhằm bắt cóc đứa con 5 tuổi của họ với mục đích tống tiền, nhưng sự vụ không thành công nên đã nã súng bắn chết hai người.
Lúc bấy giờ vụ con nghệ sĩ Kim Cương và con bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ bị bắt cóc, đòi tiền chuộc dấy lên khả năng hung thủ trong vụ ám sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga cũng làm điều tương tự. Trong lần kẻ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ đến điểm hẹn sẵn lấy tiền chuộc thì trinh sát SBC đuổi bắt.
Cuộc rượt đuổi trên xe gắn máy diễn ra như phim hành động, kẻ bắt cóc thậm chí còn quăng lựu đạn về phía công an nhưng may mắn chưa rút chốt. Trên đường tháo chạy một tên bị SBC bắn bị thương, hắn được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy băng bó và bị bắt tại đây.
Từ lời khai của đối tượng Nguyễn Văn Hóa này, Ban chuyên án đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ và cuối cùng lần ra được nơi ở của Nguyễn Thanh Tân (SN 1943, quê tỉnh Hậu Giang), tên cầm đầu trong hai vụ bắt cóc, tống tiền trên.
Tân và Hóa ném lựu đạn về phía lực lượng truy đuổi.
Khoảng 1h rạng sáng 10/4/1979 trinh sát SBC bất ngờ đột kích vào cư xá Nguyễn Thiện Thuật nơi Tân ẩn náu, bắt giữ tên này đồng thời thu giữ tang vật là nhiều vòng vàng, nữ trang. Tân khai nhận tổ chức hai vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và con bác sĩ Lã Hỷ, nhưng lại nói "không biết" về cái chết của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.
Bằng nghiệp vụ điều tra, cuối cùng trinh sát cũng đã tìm thấy khẩu súng P.38, hung khí Tân sử dụng sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và kẻ giết người cũng đã cúi đầu nhận tội. Tân khai mục đích chỉ để bắt cóc đứa con 5 tuổi nhưng vợ chồng nữ nghệ sĩ đã chống cự quyết liệt, trong lúc giằng co Tân đã nổ súng. Cuối năm 1979, Tân và đồng phạm trong vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga lãnh án tử sau 2 phiên tòa nhận được sự quan tâm của dư luận.
Chuỗi vụ án chấn động dư luận lúc bấy giờ khép lại và những chiến công thầm lặng của Đội SBC, Công an TP.HCM đã góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Theo Infonet
Hằng "người nhện" đã bị bắt giữa đường phố Sài Gòn như thế nào? Chính bởi tấm lòng của đại úy Hai Thành mà kẻ cầm đầu nhóm giang hồ đã nguyện vào vai "người tình" để cùng anh xóa băng "Bông hồng trắng" nổi tiếng lúc bấy giờ. Ảnh minh họa Với khả năng nhập vai và điều tra tài tình, đại úy Hai Thành đã cảm hóa được nhiều người từng sa ngã, khiến họ...