Những chiến cơ chủ lực Nga vẫn tung hoành ở Syria
Nga vẫn duy trì một lực lượng không quân mạnh gồm các tiêm kích bom và trực thăng tấn công hạng nặng tại Syria dù tuyên bố rút phần lớn quân số.
Hai chiếc tiêm kích bom Su-34 ở căn cứ không quân Hmeymim hôm 4/5. Ảnh: CNN
Dù Nga tuyên bố rằng họ đã rút phần lớn quân khỏi Syria nhưng nước này vẫn duy trì một lực lượng hùng hậu ở căn cứ không quân gần tỉnh Latakia ở Syria để tiếp tục thực hiện các cuộc không kích dữ dội, theoCNN.
Theo phóng viên Fred Pleitgen, người mới được Nga cho phép tiếp cận căn cứ không quân Hmeymim ở Syria, Moscow đã bổ sung thêm một số khí tài quân sự hiện đại sau khi rút phần lớn lực lượng ra khỏi vùng đất này, giúp Nga vẫn duy trì sự hiện diện quân sự lớn trong cuộc nội chiến ở Syria. Những khí tài quân sự chủ yếu của Nga ở Syria hiện nay gồm:
Tiêm kích bom Su-34
Su-34 là tiêm kích bom hiện đại nhất của Nga. Buồng lái Su-34 được cấu hình hoàn toàn kỹ thuật số và có không gian rộng phù hợp với một máy bay quân sự thực hiện các nhiệm vụ lâu dài.
Tiêm kích bom Su-34 được sử dụng để không kích các mục tiêu trên mặt đất nhờ trọng tải rất lớn. Nó có thể mang theo khoảng 8 tấn vũ khí, kể cả bom dẫn đường thông minh lẫn bom thông thường.
Theo Pleitgen, Nga hiện có ít nhất 6 tiêm kích bom Su-34 ở căn cứ không quân Hmeymim, một số đã được gắn bom và đang cất cánh thực hiện nhiệm vụ không kích khi phóng viên này có mặt tại đây.
Cường kích Su-24 là lực lượng chủ yếu được sử dụng trong các nhiệm vụ ném bom của Nga ở Syria. Giống Su-34, nó cũng là máy bay được thiết kế để tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.
Cường kích Su-24 được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh và được sử dụng từ thập niên 1980.
Video đang HOT
Một thợ máy đang kiểm tra chiếc cường kích Su-24 trước khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: CNN
Tại Syria, không quân Nga hiện sử dụng biến thể hiện đại của Su-24 được trang bị các hệ thống chỉ thị mục tiêu tiên tiến. Năm ngoái, một chiếc Su-24 bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến quan hệ Nga -NATO trở nên căng thẳng.
Hiện có khoảng 12 chiếc Su-24 ở căn cứ Hmeimim với nhiều chiếc cất cánh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian rất ngắn.
Tiêm kích Su-35 được điều động đến Syria ngay sau sự cố Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 Nga hồi tháng 11 năm ngoái.
Su-35 là tiêm kích ưu thế trên không được thiết kế chuyên về không chiến để đối phó với các máy bay của đối phương.
Tiêm kích Su-35 đang cất cánh từ đường băng ở sân bay Hmeymim. Ảnh: CNN
Ở Syria, Nga thường sử dụng Su-35 để thực hiện vai trò hộ tống bảo vệ máy bay ném bom, bởi loại tiêm kích một người lái này trang bị hệ thống khóa mục tiêu và hệ thống điện tử tối tân, có khả năng tấn công nhiều máy bay cùng lúc.
Có ít nhất 6 chiếc Su-35 thi thoảng cất cánh thực hiện nhiệm vụ ở căn cứ không quân Hmeymim.
Trực thăng tấn công Mi-28 là lực lượng chiến đấu đường không được Nga mới triển khai bổ sung ở Syria. Nó là loại trực thăng tấn công hai chỗ ngồi được trang bị các tên lửa dẫn đường và một súng máy uy lực dưới khoang lái.
Dù Mi-28, được NATO gọi là “Kẻ hủy diệt”, chỉ mới hiện diện ở Syria trong thời gian ngắn, một chiếc loại này mới rơi gần thành phố Homs ở miền trung Syria. Thông tin chi tiết về sự cố này vẫn đang được điều tra nhưng Bộ Quốc phòng Nga mới đây cho biết sai sót của người điều khiển có thể là nguyên nhân khiến chiếc trực thăng gặp nạn làm hai phi công thiệt mạng.
Mi-28 đang có mặt tại căn cứ Hmeymim với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ chiến đấu cơ cất cánh, bay hộ tống chiến đấu cơ đến khi nó đạt độ cao an toàn. Hiện không rõ có bao nhiêu trực thăng Mi-28 Nga đã triển khai ở Syria.
Trực thăng vũ trang hạng nặng Mi-24 Hind
Mi-24 là một trong số trực thăng chiến đấu nổi tiếng nhất của Nga. Ở Syria, Mi-24 được sử dụng để yểm trợ bộ binh Syria, sử dụng các vũ khí uy lực để tấn công lực lượng nổi dậy.
Trực thăng Mi-24 được trang bị nhiều tên lửa không dẫn đường và một súng máy rất uy lực với phi hành đoàn hai người, gồm một phi công và một sĩ quan điều khiển hỏa lực, nhưng nó cũng có thể chở một số quân ở khoang bên trong thân.
Một tốp trực thăng Mi-24 của Nga bay xung quanh căn cứ Hmeymim. Ảnh: CNN
Chiếc trực thăng vũ trang này được biên chế trong thập niên 1970 và từng được sử dụng rộng rãi ở Afghanistan. Trực thăng Mi-24 đang được Nga sử dụng ở Syria hiện nay là phiên bản sau nhiều lần nâng cấp.
Ngoài những chiến cơ chủ lực trên, Nga hiện cũng sử dụng các trực thăng và máy bay vận tải, cũng như các xe tăng, xe thiết giáp và các hệ thống tên lửa đất đối không. Điều này chứng tỏ Nga vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong cuộc nội chiến Syria hiện nay.
Duy Sơn
Theo VNE
Nga lùi thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc
Nga thông báo sẽ giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay, còn thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc bị hoãn đến năm 2017.
Tiêm kích hiện đại S-35 vẫn chưa được giao cho Trung Quốc trong năm nay - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal được đăng tải ngày 11.3, ông Sergey Chemezov, người đứng đầu tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec (Nga) cho hay những hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên trong hợp đồng sẽ được giao cho Iran vào tháng 8 hoặc tháng 9.2016, theo TASS ngày 11.3. Đài RT cho hay việc bàn giao sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Ông Chemezov nói việc giao tên lửa S-300 bị trì hoãn là do vụ Iran kiện đòi 4 tỉ USD đối với tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport vào năm 2010 và vẫn còn hiệu lực. Ngay sau khi hệ thống S-300 đầu tiên được bàn giao, đơn kiện sẽ được rút lại theo thoả thuận giữa 2 nước.
Ông Chemezov cũng tiết lộ rằng Iran sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa S-300 PMU-1, và sau đó nhà thầu Nga sẽ không sản xuất hệ thống tên lửa này nữa.
Nga và Iran ký hợp đồng cung cấp 5 tổ hợp tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD vào năm 2007. Tuy nhiên, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev năm 2010 ký lệnh cấm bàn giao tên lửa này cho Iran vì lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với nước này. Tổng thống Vladimir Putin dỡ bỏ lệnh cấm của ông Medvedev vào tháng 4.2015.
Các hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ được giao cho Iran trong năm 2016 - Ảnh: AFP
Trung Quốc là nước gần nhất mua được hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga. Năm 2010, Trung Quốc nhận 15 tổ hợp tên lửa này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, người đứng đầu tập đoàn Rostec thông báo hợp đồng bán tiêm kích S-35 cho Trung Quốc sẽ được phê chuẩn vào cuối năm 2016, và việc bàn giao số máy bay hiện đại này sẽ chưa được tiến hành trong năm nay, theo TASS. Trước đó có tin Trung Quốc sẽ bắt đầu nhận Su-35 từ cuối năm 2016.
Nga ký hợp đồng bán 24 chiếc tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc với giá 2 tỉ USD vào tháng 11.2015. Trung Quốc là nước đầu tiên được mua loại máy bay chiến đấu hiện đại này.
Ngoài ra, khoảng quý 1.2017 Nga sẽ giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc. Được biết Trung Quốc đã đặt mua 6 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này (tầm bắn xa tối đa 400 km, bắn hạ mục tiêu ở độ cao tới 30 km) với giá khoảng 3 tỉ USD.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nga giao 4 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc cuối năm 2016 Nga sẽ giao 4 chiếc tiêm kích Su-35 đầu tiên trong hợp đồng 24 chiếc cho Trung Quốc vào cuối năm 2016. Trung Quốc là nước đầu tiên sở hữu chiến đấu cơ Su-35 của Nga - Ảnh: Reuters Nga đã ký hợp đồng vào năm 2015 bán 24 chiếc tiêm kích hiện đại nhất Su-35 cho Trung Quốc với giá ít nhất...