Những chiến binh thầm lặng
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người không khỏi lo lắng, hoang mang, quan ngại với những bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19. Nhưng với các y bác sĩ, họ sẵn sàng đối mặt với áp lực công việc cũng như nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Từ đêm 27/2, Trung đoàn 58, Long Phú, Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội đã tiếp nhận 355 trường hợp là du học sinh, lao động, người dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Qua theo dõi, phát hiện 13 trường hợp có biểu hiện sốt, ho đã được chuyển viện và xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm tất cả 13 trường hợp đều âm tính với Covid-19. Ngay trong đêm ngày 27/2, một đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất và Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Thạch Thất đã được huy động đến thực hiện nhiệm vụ tại Trung Đoàn 58.
Ngày 8/3 thật đặc biệt của các chiến sĩ áo trắng huyện Thạch Thất tại Trung đoàn 58 – nơi tiếp nhận các trường hợp cách ly phòng dịch Covid-19 của Hà Nội.
Video đang HOT
Từ đó đến nay, mỗi ngày, cán bộ y tế đều thực hiện kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ, thăm khám cho bệnh nhân và thực hiện phun khử khuẩn môi trường bằng Cloramin B đều đặn 2 lần/ngày. Cả một ngày trời ngoài những lúc tắm rửa, ăn uống, họ đều phải khoác lên mình bộ quần áo tyvek nóng bức, ngột ngạt. Hạnh phúc nhất đối với họ là mỗi ngày trôi qua không có bệnh nhân nào có những biểu hiện sốt, ho, khó thở hay nhận tin báo “âm tính” của những trường hợp đã chuyển đi. Những ngày mới vào, họ bận đến nỗi không có thời gian gọi điện về cho gia đình, người thân.
Chia sẻ về nhiệm vụ tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, bác sĩ Phạm Cẩm Ngọc – Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất cho biết: “Ban đầu, được điều động đến đây, tôi cũng băn khoăn và hơi buồn vì phải xa con cái, gia đình còn chưa sắp xếp được.
Nhưng đến đây, tôi đã thực sự hạnh phúc khi được quan tâm tới mọi người và được mọi người quan tâm lại. Tâm lý của những trường hợp cách ly ở đây đều rất lạc quan, nhiều người còn nói, đây là họ đi nghỉ dưỡng chứ không phải đi cách ly”.
Để yên tâm phòng chống dịch Covid-19, chị Nguyễn Thị Mai Hương – điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm, BV Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) phải gửi con về quê hơn một tháng nay. Chia sẻ với phóng viên, chị Hương nhớ lại, BV Đa khoa Đống Đa ghi nhận ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên 1 ngày sau khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.
Hàng ngày, buổi sáng chị gặp bệnh nhân để trao đổi, cho bệnh nhân uống thuốc; ca nào cần tiêm, truyền thì chị thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Buổi chiều, chị thực hiện những nhiệm vụ này một lần nữa. Buổi trưa, khi căng tin BV đưa cơm đến thì chị sẽ mang vào cho các bệnh nhân. “Lãnh đạo BV đã nói, nếu phát hiện một trường hợp nào bị dương tính với Covid-19 thì nhân viên y tế phải cách ly hoàn toàn. Vì vậy, tôi gửi con về quê cũng là để sẵn sàng trong trường hợp đó”- chị Hương nói.
Theo kinhtedothi.vn
Hà Nội sẽ xây dựng bệnh viện dã chiến số 2 trong 10 ngày
Bệnh viện dã chiến số 2 Hà Nội dự kiến được xây dựng tại Trung tâm sát hạch lái xe, thuộc địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, Bệnh viện dã chiến số 2 Hà Nội dự kiến được xây dựng tại Trung tâm sát hạch lái xe, thuộc địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất. Đây là bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh khi dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng.
(Ảnh minh họa)
Bệnh viện dã chiến số 2 là cơ sở chuyên khoa truyền nhiễm được tổ chức, xây dựng và triển khai trên cơ sở khi tình hình dịch Covid-19 gây ra ở cấp độ 4 (cấp độ khi có trên 1.000 ca bệnh). Bệnh viện dã chiến này có quy mô 600 giường bệnh với 20 khoa phòng chức năng sẽ thu dung, cấp cứu, điều trị cách ly cho toàn bộ bệnh nhân mắc Covid-19 trong khu vực.
Bệnh viện sẽ được thi công trong thời gian 10 ngày trên cơ sở các hạng mục đã có nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị các thiết bị chủ yếu như: Máy thở, máy X Quang di động, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, xe điện chuyên chở bệnh nhân nội viện, xe cứu thương.
Theo thống kê, khả năng thu dung tối đa của tất cả các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội khi có dịch xảy ra là 5.000 giường. Hà Nội đã lên phương án xây dựng 2 bệnh viện dã chiến. Bệnh viện số 1 sẽ nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn, Sơn Tây Hà Nội với quy mô 600 giường bệnh./.
Theo VOV
Mưa đá ở Yên Bái, trụ điện đổ đè ôtô Yên Bái xảy ra mưa đá khiến nhiều cây cối, cột điện gãy đổ đè ôtô. Cùng lúc, nhiều tỉnh, thành trong đó có Hà Nội đón đợt mưa rào kèm theo dông. Tối 2/3, người dân tại thành phố Yên Bái phản ánh với Zing.vn về hiện tượng mưa đá xảy ra tại phương. Trận mưa bắt đầu từ 19h và kéo...