Những chiến binh “lạ hoắc” trong Shogun 2: Total War
Chưa từng xuất hiện trong phiên bản đầu nhưng các nữ Samurai lại có “ suất chính” trong siêu phẩm sắp ra mắt của Creative Assembly.
Shogun: Total War là sản phẩm đánh dấu sự ra đời của studio lừng danh Creative Assembly. Có thể nói chính những nền tảng mà Shogun mở ra đã cho các game thủ được thấy kỷ nguyên mới của dòng game chiến thuật thời gian thực.
Yếu tố lịch sử được đề cao trong dòng game Total War nhưng như chính Creative Assembly đã thừa nhận, họ còn thiếu quá nhiều những chi tiết hấp dẫn trong phiên bản đầu củaShogun. Vì thế, Shogun 2 ra đời được bù đắp hết những khuyết điểm mà người đi trước mắc phải. Trong đó, phải kể đến những đơn vị quân mới, đã từng xuất hiện trong lịch sử nhưng mất hút trong game. Có thể kể ra một vài đơn vị chính như sau:
Trong chiến tranh, từ người già đến phụ nữ, ai cũng có thể trở thành chiến binh. Như một hệ quả, thời kỳ Chiến Quốc Nhật Bản đã chứng kiến sự ra đời của các nữ Samurai sử dụng trường đao Naginata. Tinh thần võ đạo Bushido không chỉ tồn tại mãnh liệt trong khí phách đàn ông Nhật Bản mà nó còn bùng cháy mạnh mẽ trong tinh thần nữ nhi.
Những Onna Bushi này là nỗi khiếp sợ của quân địch trên chiến trường. Họ không hề biết sợ và kỹ năng sử dụng Naginata của họ cũng xuất quỷ nhập thần. Tuy vậy, số lượng của những huyền thoại nữ Samurai thế này là không nhiều.
Truyện Heike Monogatari có ghi lại về huyền thoại Tomoe Gozen, một nữ Samurai nhà Minamoto xuất hiện trong Đại chiến Genpei. Đó là “một người con gái tuyệt đẹp da trắng, tóc dài, hình dáng tựa thần tiên” nhưng đồng thời lại là “một chiến binh mạnh hơn cả ngàn chiến binh khác, đủ tư cách đối đầu với cả quỷ lẫn thần, dù trên ngựa hay trên đôi chân trần”.
Trong trận Awazu, truyền thuyết kể rằng Tomoe Gozen đã chém rơi hàng nghìn cái đầu, giết sạch toàn bộ kẻ địch trên chiến trường dù cho quân đội của cô đã hoàn toàn bị đánh bại trước đó.
Video đang HOT
Goshinban (Great Guard)
Nếu như trong Medieval 2 chúng ta đã từng khiếp sợ trước đội quân Khan”s Guard của Mông Cổ thì nay, một cơn ác mộng khác sẽ xuất hiện. Đó là đội quân cận vệ Goshinban (Great Guard). Đó là những chiến binh giỏi nhất được chọn từ hàng nghìn Samurai trên khắp đất Nhật. Kỹ năng của họ cực kỳ điêu luyện, đến mức các tay giáo, vốn được coi là khắc tinh của kỵ binh cũng phải run sợ trước những kỵ binh Goshinban.
Trong lịch sử, Tokugawa Ieyasu đã tuyển mộ hẳn một đội quân Goshinban làm cận vệ cung cấm cho ông. Sau năm 1600, đội quân này có nhiều sự thay đổi. Đôi lúc họ được sử dụng để làm hộ vệ cho Shogun ban đêm. Những đơn vị canh giữ này còn có cái tên khác là Ryoban.
Katana Wako
Không phải người đàn ông Nhật nào cũng có thể trung thành với “con đường võ đạo” Bushido, có những kẻ đã vứt bỏ tư tưởng và lối sống của một Samurai để trở thành trộm cướp. Trong lịch sử Nhật Bản, người ta dùng từ Wako để ám chỉ những tên cướp biển lang thang quanh khu vực bờ biển Triều Tiên và Trung Quốc khi đó.
Một sứ quân thông minh chẳng bao giờ dại gì mà không “thêm bạn bớt thù”. Kể cả những tên Wako này có vô tổ chức và suy đồi đạo đức đến thế nào đi nữa thì nếu biết sử dụng, chúng vẫn có thể trở thành đồng minh đáng giá. Dòng họ Murakami là dòng tộc Wako lớn nhất thời đó đã liên minh với gia tộc Mori. Từ đó, Mori dễ dàng thống trị mặt biển nhờ vào kỹ năng chiến đấu trên biển tuyệt vời của các Katana Wako.
Hojo Firebomb Throwers
Các Samurai Nhật tuy trung thành với đường lối võ đạo Bushido nhưng như thế không có nghĩa là họ bỏ qua những mánh khóe khác trong chiến tranh. Vì chiến thắng, đôi lúc người ta phải sử dụng những thủ thuật không được quân tử cho lắm. Ví dụ năm 1274 là một điển hình cho điều đó. Người Nhật phải đứng lên chống lại cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Lúc đó, Samurai Nhật vẫn quen với kiểu đánh truyền thống: Đứng lên thách thức kẻ thù và sau đó lao vào cuộc chiến tay đôi.
Thế nhưng, những gã du mục Mông Cổ chiến đấu theo cách khác. Và thế là khi quân Nhật gặp Mông Cổ tại vịnh Hakata, các Samurai đã biết thế nào là mùi bom. Bom của Mông Cổ được làm bằng một chiếc bình đất nung có nhồi thuốc súng, đặt ngòi nổ bên trên. Khả năng sát thương lẫn làm đối thủ hoảng sợ của chúng thực sự đã khiến người Nhật phải ấn tượng. Sau này nhà Hojo đã khéo léo sử dụng bom như một phần trong chiến dịch đến ngôi vị Shogun của mình.
Theo PLXH
Shogun 2 và những điểm còn chưa hay
Thật đáng tiếc khi nhà sản xuất chưa tung ra nhiều kiểu chơi cụ thể hơn để game thủ có thể đánh giá kĩ càng về AI của Shogun 2.
Khi nhắc đến Shogun 2, đa phần các fan của dòng game Total War đều đưa ra những lời khen có cánh. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn hảo ở tất cả mọi khía cạnh. Vẫn còn có những điểm không tốt tồn tại khiến cho game chưa thể đạt đến điểm 10 trọn vẹn.
Điểm đầu tiên cần phải đề cập đó là tại sao khía cạnh được quan tâm nhất, được kỳ vọng nhiều nhất là trí thông minh nhân tạo của máy lại không hề được giới thiệu trong bản demo của Shogun 2? Tất cả những gì người chơi phải làm đó là chống lại những đội quân đã lập trình sẵn nước đi, tất cả không hề thay đổi dù cho bạn có chơi bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Hình ảnh/gameplay đều là những thứ người chơi đã cảm nhận được thông qua trailer/hình ảnh trong game mà Creative Assembly cung cấp trước đó thế nhưng sự cải thiện về AI lại chưa thể chứng minh được thông qua những tư liệu đó. Ngay cả trận chiến hoành tráng Sekigahara cũng diễn ra theo đúng như "kịch bản". Phải chăng nhóm phát triển vẫn còn đang ngần ngại khi AI của máy tỏ ra không mấy tiến triển nên họ không dám đưa ra cho người chơi xem? Đó có thể xem là điểm trừ lớn nhất mà bản demo Shogun 2 phải đón nhận.
Và trong khi chưa bộc lộ được điểm cộng nào về AI thì game lại sở hữu điểm trừ đáng kể từ việc "bắn nhầm nhau" của cung thủ. Đặt cung thủ đằng sau bộ binh sẽ khiến đám bộ binh phía trước của bạn bị "ăn đòn" đáng kể. Nếu như trong Medieval 2, lực lượng cung thủ sẽ bắn chếch lên phía trên để không bị bắn nhầm vào quân ta đứng trước thì trong Shogun 2, những Ashigaru hay Samurai cứ thế "giã" đủ cung nỏ vào lưng quân mình.
Thêm vào đó, việc điều khiển quân trong Shogun 2 thiếu vắng đi một mệnh lệnh vô cùng quan trọng: Chuyển từ chế độ bắn xa sang đánh cận chiến (Alt Click trong các phiên bản trước). Không hiểu vì lý do gì mà Creative Assembly lại bỏ đi mệnh lệnh quan trọng này và bắt người chơi phải click vào nút bấm nhỏ xíu trên màn hình. Nhìn chung đây là một điểm nên được sửa trong phiên bản chính thức.
Tốc độ của Shogun 2 tỏ ra nhanh hơn so với những phiên bản tiền nhiệm. Có thể đây là ý đồ của Creative Assembly khi muốn kết thúc các trận đấu nhanh hơn thay vì phải kéo dài (Chiến tranh phải tốc thắng chứ không được kéo dài). Không thể coi đây là một điểm trừ cho game nhưng cũng khó có thể đánh giá nó là một điểm cộng.
Về mặt đồ họa, thật lạ khi Creative Assembly không cho game thủ chọn lựa chức năng khử răng cưa. Không chỉ vậy, với những ai sử dụng card đồ họa của ATI, họ sẽ cảm thấy "tủi thân" vì rõ ràng game hỗ trợ card GeForce nhiều hơn (ít lỗi, không có tình trạng giảm khung hình đột ngột và không bị bug mất hình). Và kể cả khi đặt thiết lập cao nhất, những người lính trên chiến trường vẫn tỏ ra "giống như làm bằng nhựa" chứ không thực. Có lẽ, thực hiện lại kiểu đồ họa dựng sẵn như Medieval 2 lại hợp lý hơn trong trường hợp này.
Nhìn chung, dù vẫn còn một số lỗi đáng tiếc nhưng Shogun 2 vẫn không hề làm thất vọng những người đã trót yêu series Total War. Nếu tựa game có thể sửa được những điểm trừ xuất hiện trong demo một cách chóng vánh, để Shogun 2 có thể kịp ra mắt vào tháng 3 thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là tựa game chiến thuật hay nhất năm 2011.
Theo PLXH
Demo Shogun 2 - Hùng tráng âm hưởng Samurai Đồ họa tuyệt vời, âm thanh hoành tráng cùng lối gameplay "không lẫn vào đâu được" của Total War có thể che mờ đi những khiếm khuyết nhỏ nhặt của Shogun 2. Nước Nhật giai đoạn giữa thế kỷ 16 ngập tràn sự hỗn loạn. Các sứ quân đua nhau tranh hùng xưng bá, ai cũng muốn trở thành Shogun quyền lực tối...