“Những chiếc thang tuyệt vời leo lên bầu trời Tây Bắc”
Đó là lời nhận xét mà Tạp chí Travel and Leisure chuyên về du lịch có tòa soạn tại Mỹ đánh giá về kỳ quan ruộng bậc thang ở Việt Nam.
Tháng 9, 10 hằng năm là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang Tây Bắc.
Trải qua hàng nghìn năm, những bàn tay, khối óc các dân tộc anh em vùng Tây Bắc đã tạo nên kỳ quan ruộng bậc thang nức tiếng.
Mùa thu cũng là thời điểm lúa bắt đầu vàng rộ ở Tây Bắc. Ruộng bậc thang vào mùa lúa chín khiến vùng đất này như được khoác lên mình một một bộ cánh màu vàng uyển chuyển, dịu dàng. Lúa xanh dần chuyển vàng óng ả len vào từng sườn núi, lưng đồi như những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, với vẻ đẹp kỳ vĩ và làm say đắm lòng người.
Tháng 9, lúa đang ngả từ xanh sang vàng, báo hiệu sắp đến mùa thu hoạch no đủ của bà con các dân tộc Tây Bắc.
Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác mang đặc trưng riêng lâu đời của đồng bào vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Do ở các vùng núi cao, hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao, tạo thành các ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Những triền sóng lúa vạt xanh, vạt chín nhìn từ cửa sổ một ngôi nhà của đồng bào người H’Mông ở Yên Bái.
Huyền sử vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây nhiều thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí… di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư. Nhưng lúc đó bốn thung lũng lớn của vùng Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc (Sơn La) đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha… sinh sống.
Những thửa rộng bậc thang ở La Pán Tẩn (Yên Bái).
Vì thế, những người mới đến phải chọn những dải núi như Khau Phạ (Mù Cang Chải – Yên Bái), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa – Lào Cai) và Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì – Hà Giang), những nơi có độ cao từ 1.000-1.600m so với mực nước biển để dựng bản. Họ trồng ngô, lúa nương trên những triền núi đất để lấy lương thực.
Những thửa ruộng ban đầu nằm ven chân núi, sau đó vươn mình tạo nên những chiếc thang vươn lên trời xanh.
Video đang HOT
Ngôi nhà đơn sơ của những tác giả tạo nên cảnh quan kỳ vĩ ruộng bậc thang Tây Bắc.
Người phụ nữ H’Mông ở La Pán Tẩn (Yên Bái) thảnh thơi ngồi bấm điện thoại sau giờ thăm lúa.
Ban đầu, những thửa ruộng bậc thang chỉ hình thành dưới chân núi để người trồng chủ động nguồn nước suối tưới tiêu. Sau này, khi nhu cầu lương thực tăng cao, những người nông dân dần khai khẩn ruộng bậc thang lên cao dần phía đỉnh núi, hình thành nên những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ như ngày nay.
Những sườn núi có độ dốc vừa phải, ít đá sỏi và có nguồn nước khe suối được chọn làm ruộng bậc thang.
Những quả núi được chọn làm ruộng có độ dốc vừa phải, có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng và ít sỏi đá. Việc khai khẩn ruộng bậc thang được tiến hành vào mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 5 để kịp lấy nước phục vụ canh tác.
Những thửa ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp, chạy ngang sườn núi.
Những thửa ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp chỉ vài đường bừa, thửa ruộng trên nằm chênh với thửa ruộng dưới khoảng hơn 1m. Người nông dân gạt đất chỗ cao bù đất trũng. Bờ ruộng được xẻ rãnh theo cách không nối liền mạch (thửa xẻ đầu, thửa xẻ cuối rãnh) để đón nước vào ruộng và hạn chế đất mất màu khi có lũ.
Kiệt tác ruộng bậc thang Tây Bắc.
Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật “treo” trên các sườn núi. Trải qua hàng trăm năm, các thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp, gối chồng lên nhau vắt ngang triền đồi, sườn núi tạo nên bức tranh với vẻ đẹp riêng có của núi rừng Tây Bắc.
Người phụ nữ này là một trong những “nghệ sĩ chân đất” tạo nên kỳ quan ruộng bậc thang Tây Bắc.
Chủ nhân và cũng là những “nghệ sĩ chân đất” tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang tuyệt mỹ và trù phú ở vùng núi Tây Bắc, trông như những bức tranh điêu khắc khổng lồ là đồng bào các dân tộc ít người vùng núi cao nơi đây như Dao, H’Mông, Hà Nhì, Giáy…
Tây Bắc với những dãy núi hùng vĩ như mềm mại đi với những nét uốn lượn của ruộng bậc thang.
Những thửa ruộng bậc thang ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Ý Tý (Lào Cai), ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái); các thửa ruộng bậc thang trải dài dốc núi quanh co ở Lai Châu, iện Biên… lâu nay làm say lòng du khách.
Tháng 9-10 hằng năm là thời điểm đẹp nhất để ngắm ruộng bậc thang Tây Bắc.
Tạp chí chuyên về du lịch Travel and Leisure đã mô tả: “Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc thang leo lên bầu trời, những thửa ruộng bậc thang đã trở thành một trong những điểm thu hút du khách của vùng Tây Bắc Việt Nam”.
Giữa tháng 9-2023, ngành du lịch TP.HCM và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (gồm Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái) đã cùng nhau công bố 2 sản phẩm du lịch mới, gồm: Về miền di sản ruộng bậc thang với câu chuyện “Người dệt thổ cẩm giữa trời Tây Bắc” và ngược dòng sông Đà về miền ký ức với câu chuyện “Người giữ hồn Tây Bắc”. Đây là những hoạt động liên kết phát triển mới nhất đã được các địa phương triển khai trong 3 năm qua. |
Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam
Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.
Hành trình 99 ngày xuyên Việt của nhà báo, đạo diễn Bông Mai bắt đầu từ 2.2.2022 và kết thúc vào ngày 6.6.2022. Bông Mai đi hơn 10.000 km, check-in bốn điểm cực của Tổ quốc cùng ngã ba Đông Dương. Một mình cầm lái, chị chinh phục tất cả các cung đường, kể cả những cung đường đèo được cho là thử thách đối với các phượt thủ.
Hành trình đi qua Tây Bắc, chị gặp những người phụ nữ dân tộc Bố Y, Dao, La Hủ, Si La, Thu Lao, Pa Dí... Vòng sang Đông Bắc, chị có những câu chuyện đầy cảm hứng với những người dân tộc Cơ Lao, La Chí, Sán Chỉ, Tày, Mông... Đặt chân tới Tây Nguyên, chị đến với nét đẹp của người Ê Đê, HRê, Cơ Ho, Gia Rai... và đồng bào Chăm ở Nam Trung Bộ hay người Thổ ở Bắc Trung Bộ. Với bất cứ dân tộc nào, Bông Mai cũng đều trò chuyện và ghi lại tỉ mỉ bằng nhật ký hoặc bằng những thước phim, bức ảnh chân thực, lột tả sâu sắc nét đặc trưng vùng miền.
Lao Động trò chuyện với Bông Mai vào 1.3 - ngày triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ" của chị tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) khép lại sau 12 ngày, đón 5.500 vị khách.
Đề bài chị đặt cho mình trong chuyến đi này là thu thập trang phục phụ nữ 54 dân tộc Việt Nam, vậy với những dân tộc chị không thể tiếp cận, hoặc không thể khai thác câu chuyện như mong muốn, chị sẽ làm gì để hoàn thiện hơn?
Mình chưa tìm hiểu hết, nếu có điều kiện và thời gian mình sẽ đi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mình nghĩ mình sẽ chọn phương án làm thật tốt những dữ liệu mình đã mang về, tức là 55 bộ trang phục của 35 dân tộc, ưu tiên việc đó trước. Sau đó, nếu thực sự hết các dữ liệu, mình mới bước sang một hành trình khác để tìm tiếp.
Chân dung những phụ nữ mặc trang phục dân tộc phần lớn là người lớn tuổi. Vậy những người trẻ tuổi của 35 dân tộc ấy thì sao?
Mình muốn tiếp cận với những người bà lớn tuổi, vì họ mới là những người nắm sợi dây kết nối từ thế hệ trước đến thế hệ này. Họ hiểu những chi tiết trên trang phục của mình cũng như hiểu đời sống, tinh thần của bộ trang phục ấy là gì.
Còn người trẻ giờ có quá nhiều vấn đề để quan tâm. Do nhu cầu hiện tại, không nhiều thanh niên muốn tìm hiểu văn hóa của Việt Nam. Điều đó dẫn đến việc mình hạn chế gặp gỡ các bạn trẻ vì muốn tìm hiểu câu chuyện một cách sâu hơn, kỹ lưỡng hơn. Còn các bạn trẻ sẽ tiếp bước hành trình này. Làm việc với rất nhiều bạn trẻ trong dự án chính là cách để mình xem các bạn tiếp thu văn hóa dân tộc như nào, đi sâu vào những chất liệu ra sao.
Tin nhắn của nghệ nhân Lò Thị Pháu gửi Bông Mai vào ngày thứ 27 hành trình xuyên Việt. Ảnh: Huyền Phạm
Vậy hành trình có mở ra bài toán, đề bài nào khác cho chị hay không?
Nếu nói Mai đi với tư cách người làm văn hóa thì không phải, thực ra Mai đang đi với tư cách người tìm hiểu văn hóa. Vì đầu tiên với trách nhiệm, nghĩa vụ mình là người Việt Nam nên phải hiểu văn hóa Việt Nam đã. Thế nhưng càng đi Mai mới càng thấy là trời ơi Việt Nam mình quá đẹp, có quá nhiều chất liệu, tại sao mình lại bỏ quên tất cả những thứ này.
Về câu chuyện văn hóa, Mai cảm thấy khá tiếc bởi vì không có nhiều hoạt động mang tính thực tiễn hơn - tức là giúp bà con về mặt bảo tồn. Ở nhiều nơi mà Mai gặp và chứng kiến, đó là câu chuyện thực tế. Mai không nói tất cả, nhưng ở nhiều nơi Mai đến, chuyện bảo tồn những giá trị văn hóa thực sự chưa có ý nghĩa sâu sắc. Mọi việc đang dừng ở việc duy trì chứ không phải bảo tồn văn hóa. Mai rất mong qua triển lãm lần này, mọi người có thể thấy văn hóa Việt Nam đẹp đến thế nào. Vậy tại sao chúng ta không tiếp tục, không làm tốt hơn câu chuyện về bảo tồn văn hóa?
Mong muốn của mình là có nhiều người hơn nữa chung tay vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Để biến thành hành động, Mai đã làm các dự án liên quan đến văn hóa, trong đó có dự án Vạn Hoa. Dự án này giúp các bạn trẻ tiếp cận văn hóa một cách dễ dàng, chia sẻ dữ liệu văn hóa theo góc nhìn riêng. Đó là bước đầu Mai đang làm.
Bông Mai trong hành trình ghi lại câu chuyện văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dù không làm công việc của một nhà văn hóa, chị có nghĩ mình đang thực hiện công việc của một đại sứ văn hóa không?
Mình nghĩ chữ "đại sứ văn hóa" rất to với mình. Thực ra mình đang làm với tư cách một người yêu văn hóa Việt Nam, tự hào về văn hóa Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ những gì mình đã tìm hiểu được theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với xu thế, theo cách mọi người có thiện cảm.
Ví dụ, những bạn trẻ nói với mình rằng xem triển lãm dễ hiểu quá. Mọi người nhìn và thấy bản thân có điều kiện để tìm hiểu thêm. Những kiến thức về văn hóa không quá học thuật. Mình nghĩ đấy là điều mình mong muốn và mình đang làm được điều đó. Câu chuyện về văn hóa là một hành trình rất dài. Nếu chúng ta có những danh xưng nghe rất to mà lại làm không tốt thì Mai nghĩ chúng ta rất có lỗi với văn hóa Việt Nam.
Trang phục truyền thống của đồng bào Kháng do nghệ nhân Lò Thị Pháu tặng triển lãm. Ảnh: Huyền Phạm
Trang phục truyền thống của 35 dân tộc được giới thiệu tại triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ". Ảnh: Huyền Phạm
Hiện rất nhiều người trẻ xuyên Việt, họ đi với sức trẻ, với khao khát khám phá đất nước. Là một trong những người đi xuyên Việt với một mục tiêu rất khác, chị hy vọng truyền cảm hứng thế nào cho những hành trình xuyên Việt của người trẻ?
Điều đầu tiên mình muốn nói với các bạn trẻ khi đến với hành trình này là: Đừng bao giờ chờ đợi đến khi có nhiều tiền hay thời gian mới đi đâu đó. Bởi cái việc đi đâu đó chỉ xuất phát điểm khi bạn mong muốn.
Thứ hai, một vùng đất chỉ trở thành ký ức khi bạn có ký ức với con người ở đó. Đối với mình, khi đến với mỗi vùng đất, con người mới là lý do duy nhất khiến cho bạn có ký ức. Còn cảnh đẹp có thể thay đổi, bạn có thể tìm thấy nhiều nơi đẹp hơn và chúng ta sẽ bị so sánh cái nào đẹp hơn. Chính vì vậy trong hành trình này, không có nơi nào mình thích nhất, vì vùng đất nào mình cũng thích, nơi nào cũng có dấu ấn về những con người mình đã gặp.
Thứ ba, trước khi đi phải biết mình muốn gì đã. Có thể ban đầu mục đích chỉ là đi chơi, khám phá chỗ này chỗ kia cho biết, nhưng bạn hãy tìm một lý do gì đó để hành trình trở thành chuyến đi có ý nghĩa
Cuối cùng, từ hành trình của bản thân, mình rút ra một điều là tiền không phải yếu tố quyết định chuyến đi. Tính kỷ luật và sự quyết tâm sẽ đưa đi đến cùng. Bạn sẽ không được phép bỏ dở những điều mình đang làm.
Chiêm nghiệm này không riêng về hành trình 99 ngày xuyên Việt mà còn đúng với những mong muốn trong cuộc sống của mình. Không bao giờ từ bỏ đam mê, mong muốn hay ước mơ của mình mà phải đi đến cùng.
Chữ "dám sống" trong tên triển lãm của Mai có nghĩa là như thế. Dám sống ở đây không phải là ích kỷ, một sự thách thức mà là dám đối diện với rất nhiều điều trong cuộc sống. Bạn dám tin người khác, bạn dám đi tới cùng với điều mình mong muốn!
Chiếc xe đồng hành cùng Bông Mai trong suốt hành trình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
8 điểm phượt thủ mách nhau không nên bỏ lỡ khi đến Tà Xùa Là một trong ba thiên đường mây ở Tây Bắc, Tà Xùa trở thành điểm đến các tín đồ mê du lịch đều muốn đặt chân tới ít nhất một lần trong đời. Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Từ khi con đường nối 2 huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La)...