Những chiếc ô tô đầu tiên của các hãng xe nổi tiếng
Những sản phẩm đầu tay của các thương hiệu nổi tiếng khi bắt đầu khởi nghiệp và thâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô luôn có những dấu ấn đặc biệt.
Trang Autocar mới đây đã tổng hợp loạt mẫu xe đầu tiên của các hãng xe trên thế giới. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc phần 1:
Mercedes-Benz (1886)
Patent Motorwagen là chiếc xe đầu tiên của Mercedes-Benz và cả ngành sản xuất ô tô. Ảnh: Autocar
Karl Benz chế tạo chiếc ô tô đầu tiên của mình vào năm 1885 và ông đã được cấp bằng sáng chế vào tháng 1 năm 1886. Đây không chỉ là chiếc xe đầu tiên của hãng Mercedes-Benz mà còn là chiếc xe hơi đầu tiên của thế giới.
Chiếc Patent Motorwagen ban đầu chỉ có ba bánh xe, được trang bị động cơ dung tích 954cc công suất 0,75 mã lực. Bốn năm sau, Benz đã chế tạo chiếc xe bốn bánh đầu tiên của hãng, chiếc Viktoria, chạy bằng động cơ dung tích 1745cc, công suất 3 mã lực.
Peugeot (1891)
Anh2. Trước khi sản xuất ô tô, Peugeot chỉ sản xuất máy xay muối, hạt tiêu. Ảnh: Autocar
Được thành lập vào năm 1842, Peugeot ban đầu là một công ty chuyên sản xuất máy xay muối và hạt tiêu. 40 năm sau, vào năm 1891, Peugeot đã chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên của hãng, với trang bị động cơ V-twin, dẫn động cầu sau.
Trong năm đầu tiên, hãng này chỉ xuất xưởng 5 chiếc xe ít ỏi. Nhưng tới năm 1900, sản lượng của Peugeot đã lên tới 500 chiếc trong một năm.
Ford (1896)
Chiếc ô tô đầu tiên của Ford là một mẫu xe đạp có 4 bánh. Ảnh: Autocar
Henry Ford đã chế tạo chiếc xe đầu tiên của mình vào năm 1896, với cái tên Ford Quadricycle (xe đạp 4 bánh).
Đến năm 1899, Ford thành lập công ty Detroit Automobile, sau đó được đổi tên thành công ty Henry Ford. Tuy nhiên, công ty này nhanh chóng sụp đổ vì không được hỗ trợ tài chính của các nhà đầu tư. Đến năm 1903, Henry Ford đã thành lập liên doanh Ford Motor Company, và tồn tại cho đến ngày nay.
Fiat (1899)
Trong năm đầu tiên, Fiat chỉ bán ra 24 chiếc xe. Ảnh: Autocar
Công ty Fabbrica Italiana di Automobili Torino (viết tắt là Fiat) được thành lập vào năm 1899 và mở nhà máy đầu tiên vào năm 1900.
Chiếc ô tô đầu tay của hãng được trang bị động cơ dung tích 679 cc, công suất 4 mã lực, chỉ được sản xuất 24 chiếc trong năm thứ nhất. Từ một công ty chỉ có 35 nhân viên, sau đó 8 năm, Fiat đã có biên chế 2700 người và có khả sản xuất 5000 xe mỗi năm.
Opel (1899)
Video đang HOT
Opel từ một công ty sản xuất máy khâu chuyển sang chế tạo ô tô. Ảnh: Autocar
Adam Opel thành lập công ty vào năm 1862 với mục đích sản xuất máy khâu.
Năm 1886, công ty này mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang sản xuất xe đạp. Sau khi Adam Opel mất vào năm 1895, vợ và 5 người con trai của ông vẫn tiếp tục công việc kinh doanh, và cho ra mắt chiếc ô tô đầu tiên của hãng vào năm 1899.
Xe được trang bị động cơ là xi-lanh đơn, dung tích 1545cc, sản sinh công suất 3.5 mã lực. Tuy nhiên, các sản phẩm của hãng không thành công về mặt kinh doanh. Chỉ có 11 chiếc được bán ra vào năm 1899 và 24 chiếc vào năm 1900.
Công ty Opel bị bán lại cho GM vào năm 1931, và công ty này lại bán lại Opel cho PSA vào 2017.
Cadillac (1902)
Sản phẩm đầu tay của Cadillac là một mẫu xe giá rẻ. Ảnh: Autocar
Năm 1902, công ty Cadillac được thành lập với phương châm sản xuất những chiếc xe bình dân, giá rẻ cho đại chúng. Sản phẩm đầu tiên mà hãng xe này chế tạo là chiếc Runabout (Model A), sau đó được nâng cấp vào năm 1904 để trở thành Model B.
Cả 2 mẫu xe ban đầu đều được trang bị động cơ xi-lanh đơn, dung tích 1609cc, công suất 10 mã lực gắn dưới ghế sau. Tuy nhiên, để đáp ứng thị hiếu của thị trường, cuối cùng Cadillac lại trở thành một thương hiệu xe sang.
Rolls-Royce (1904)
Chiếc xe đầu tiên của Rolls-Royce. Ảnh: Autocar
Kỹ sư Henry Royce chế tạo chiếc xe đầu tiên của ông vào năm 1904. Mẫu xe này được trang bị động cơ 2 xi-lanh dung tích 1809cc. Định mệnh đã khiến Henry Royce gặp được nhà quý tộc giàu có Charles Rolls chỉ một tháng sau đó. Charles Rolls tuyên bố rằng, ông sẽ mua mọi chiếc xe Henry Royce sản xuất chỉ cần những chiếc xe này mang tên của ông.
Hai nhân vật lịch sử này quyết định thành lập hãng xe siêu sang Rolls-Royce Ltd hai năm sau đó vào 1906. Sản phẩm đầu tiên của công ty mới là một chiếc xe với động cơ 8 xi-lanh.
Audi (1910)
Audi Type A được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2612cc. Ảnh: Autocar
August Horch xây dựng công ty đầu tiên vào năm 1904, nhưng do bất đồng với ban quan trị, ông tách ra để thành lập công ty mới với tên gọi là Audi.
Chiếc xe đầu tiên do Audi sản xuất là mẫu Type A, được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2612cc. Chỉ có 140 chiếc Type A được sản xuất trước khi Type B xuất hiện vào năm 1911.
Alfa Romeo (1910)
Chiếc xe đầu tiên của Alfa Romeo là mẫu 24HP. Ảnh: Autocar
Ra mắt công chúng vào năm 1910, hãng xe Anonima Lombarda Fabbrica Automobili nhận ra rằng họ thực sự cần một cái tên đẹp và ngắn gọn hơn. Ban quản trị sau đó đã quyết định đổi tên gọi công ty thành ALFA. Và khi Nicola Romeo tiếp quản công ty vào năm 1915, thương hiệu này tiếp tục được đổi tên thành Alfa Romeo vào năm 1918.
Chiếc xe đầu tiên của Alfa Romeo là mẫu Torpedo 20-30. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tay của ALFA lại là chiếc 24HP, trang bị động cơ 4,1 lít, được sản xuất cho đến năm 1914.
Chevrolet (1913)
Chiếc xe đầu tiên của Chevrolet đã gây ấn tượng tại New York Auto Show. Ảnh: Autocar
Mặc dù Louis Chevrolet thành lập công ty vào năm 1911, nhưng hai năm sau ông mới bán ra chiếc xe hơi đầu tiên.
Được ra mắt tại New York Auto Show, Chevrolet Type C (hay Classic Six) đã thực sự gây được ấn tượng với động cơ sáu xi-lanh và hộp số 3 tốc độ. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các đối thủ, Chevrolet nhanh chóng giới thiệu mẫu xe 4 xi-lanh với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của khách hàng.
Aston Martin (1915)
Chiếc xe đầu tiên của Aston Martin đang được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Autocar
Mẫu xe thử nghiệm đầu tiên của Aston Martin được chế tạo vào năm 1915 và có tên là Coal Scuttle. Sau chiếc xe này, còn có tới 4 mẫu thử nghiệm khác được Aston Martin nghiên cứu trước khi bán sản phẩm thương mại đầu tiên ra thị trường.
Dù vậy, công ty này chỉ bán được 69 chiếc xe rồi bị phá sản lần đầu vào năm 1924. Trong lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, hãng xe Aston Martin đã chịu cảnh phá sản rồi gây dựng lại tất cả tới 7 lần.
Hiện tại, chiếc Coal Scuttle đang được trưng bày tại bảo tàng Aston Martin Heritage Trust.
Mitsubishi (1917)
Chiếc xe đầu tiên của Mitsubishi được sản xuất dựa trên nguyên mẫu của Fiat. Ảnh: Autocar
Công ty vận tải biển Mitsubishi được thành lập vào năm 1870, nhưng tới 1917 công ty này lại mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang sản xuất ô tô. Sản phẩm đầu tiên của hãng được dựa trên mẫu Fiat Tipo 3, có thiết kế 7 chỗ ngồi, trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2765cc, sản sinh công suất 35 mã lực.
Với sức mạnh này, chiếc xe có thể đạt đến vận tốc 100 km/h.
Bentley (1919)
Anh em nhà Bentley đã kinh doanh xe hơi trước khi thành lập công ty sản xuất ô tô. Ảnh: Autocar
Hai anh em nhà Bentley đã kinh doanh xe hơi từ trước Thế chiến 1, nhưng đến năm 1919 họ mới thành lập công ty Bentley Motors với mục đích nghiên cứu, sản xuất ô tô cho giới thượng lưu.
Chiếc xe đầu tiên của Bentley chính thức bán ra thị trường vào năm 1921, được trang bị động cơ 4 xi-lanh, dung tích 3 lít. Tới năm 1930, hãng xe này đã có 5 lần vô địch giải đua Le Mans 24 giờ.
Citron (1919)
André Citroen đã nung nấu kế hoạch sản xuất ô tô từ rất lâu. Ảnh: Autocar
Trong suốt Thế chiến thứ 1, nhà máy của André Citroen chỉ tập trung sản xuất trang bị, vũ khí cho quân đội nhưng ý tưởng về sản xuất ô tô đã được ông nung nấu từ rất lâu.
Vào tháng 3 năm 1919, chỉ 4 tháng sau khi Thế chiến thứ 1 kết thúc, Citroen đã ra mắt mẫu xe đầu tiên của hãng, chiếc Type A, với trang bị động cơ 4 xi-lanh, dung tích 1327cc cho tốc độ tối đa 64 km/h.
Chỉ trong 2 năm, đã có tới 24.000 chiếc Type A đã được Citroen bán ra thị trường.
BMW (1927)
Chiếc xe đầu tiên của BMW được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin Seven. Ảnh: Autocar
Hãng BMW được thành lập vào năm 1916 với lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất động cơ máy bay. Tới năm 1923, hãng tung ra thị trường chiếc mô tô đầu tiên. Bốn năm sau đó, BMW sản xuất chiếc ô tô đầu tiên, chiếc Dixi 3/15. Đây là chiếc xe được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin Seven nổi tiếng của Anh quốc.
So với bản gốc, Dixi 3/15 hầu như không có bất cứ thay đổi nào ngoài việc đổi vô lăng từ bên phải sang trái. Dù vậy, sau này hãng Austin lại làm ăn thua lỗ và bị chính BMW mua lại.
Phanh tay truyền thống trên ôtô đang dần biến mất
Năm 2018, khoảng 37% xe mới bán tại xứ sở sương mù sử dụng phanh tay cơ, đến 2019, tỷ lệ là 30% và năm nay chỉ còn khoảng 24%.
Những ngày tháng của phanh tay cơ học đang được đếm lùi khi tỷ lệ của thiết bị này so với loại phanh tay điện tử đang ngày càng ít hơn, theo khảo sát mới của CarGurus, một hãng nghiên cứu thị trường ôtô của Anh. Có những thương hiệu không có sản phẩm nào sử dụng phanh tay cơ, như Alfa Romeo, DS, Honda, Jaguar, Land Rover, Lexus, Mercedes, Porsche, Tesla và Volvo.
Những con số nhỏ dần cho thấy phanh tay cơ học có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi các showroom, hoặc ít nhất là tại Anh, chỉ trong vài năm tới. Chỉ trong 12 tháng vừa qua, một số mẫu xe phổ biến không còn sử dụng phanh tay cơ. Số này gồm BMW series 1 và series 3, Peugeot 208 và Nissan Juke.
Chỉ 24% xe mới bán ra tại Anh sử dụng phanh tay cơ học. Ảnh: Autocar
Chỉ còn một hãng bán xe tại Anh, Dacia (Romania), vẫn trang bị phanh tay cơ trên mọi sản phẩm. Việc này giúp Dacia duy trì chi phí sản xuất ở mức thấp, như chiếc supermini Sandero giá chỉ khoảng 9.000 USD.
Tổng cộng, hiện có 506 mẫu xe bán ra cho người Anh qua 34 thương hiệu ôtô, và chỉ 121 xe có phanh tay cơ học.
Bỏ phanh tay cơ học, các hãng thay thế bằng phanh tay điện tử hoặc một số lại chuộng kiểu phanh điện tử nhưng dùng chân.
Sự biến mất của phanh tay cơ học có thể là tin buồn với những tín đồ thích drift xe, và những người thích sự đơn giản của cơ học, của trải nghiệm tương tác trực tiếp với chiếc xe. Nhưng sự tiện nghi của công nghệ, tính thẩm mỹ, và độ an toàn lại là ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn. Phanh tay điện tử đòi hỏi ít lực cơ học hơn khi cần giữ chiếc xe đứng im một cách chắc chắn mà không phải điều chỉnh nhiều.
Phần lớn phanh tay điện tử tự động nhả ra khi xe di chuyển, ngoài ra còn có tính năng tự động giữ xe không trượt dốc. Thiết kế nút bấm với tiết diện rất nhỏ cũng giúp không gian nội thất thoáng hơn, thậm chí là điểm ưa thích với những ai vốn thấy "chướng mắt" với những chiếc cần phanh tay cục mịch.
Phanh tay điện tử thiết kế thẩm mỹ, chiếm rất ít diện tích, dễ sử dụng. Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, cơ khí thường dễ sửa hơn điện tử. Ví dụ, nếu phanh tay điện tử bị hỏng khi xe đang hoạt động, tài xế không thể tiếp cận hệ thống dây dưới xe để tự sửa. Thay vào đó, xe phải được đưa tới xưởng hoặc đại lý, nơi có máy "chẩn bệnh" nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân hỏng hóc, cũng có nghĩa chủ nhân sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho chiếc xe, và không có phương tiện để sử dụng trong một thời gian. Theo Motor Easy, các vẫn đề liên quan tới phanh tay điện tử cũng đòi hỏi chi phí phục hồi cao hơn so với phanh tay cơ.
Trong năm 2017, Volkswagen phải triệu hồi 766.000 xe toàn cầu, trong đó 134.000 xe tại Anh, do lỗi của phanh tay điện tử. Nhiều mẫu phổ biến của thương hiệu Đức bị ảnh hưởng, gồm Golf, Touran, Tiguan và Passat.
Cùng năm, Tesla cũng gặp trường hợp tương tự với 53.000 chiếc Model S và Model X trên toàn thế giới. Phanh tay điện tử hỏng cũng đã xảy ra với Audi, Renault và Toyota.
Chris Knapman, phụ trách ở CarGurus nói: "Dường như phanh tay cơ chỉ còn tồn tại ít năm nữa khi giảm sâu trên thị trường xe mới, với khoảng 20 mẫu xe đã bỏ tùy chọn này trong 12 tháng qua. Ước tính lượng xe bán ra với phanh tay cơ truyền thống còn giảm nữa trong những năm tới, và chỉ có trên một ít mẫu thể thao và số lượng nhỏ".
Tuy nhiên, dù phanh tay cơ biến mất ở dòng xe mới, thì vẫn có một số đối tượng khách hàng tìm đến thị trường xe cũ vì nỗi luyến tiếc quá khứ.
Fiat 500 độ thể thao phong cách Wide-Body ở Sài Gòn Chiếc Fiat 500 được chủ xe mạnh tay lên đời bộ bodykit kiểu thân rộng, giúp chiếc xe đô thị thêm phong cách thời trang, thể thao. Fiat 500 độ wide-body độc đáo Chiếc Fiat 500 vốn là mẫu xe đô thị 2 cửa có phong cách dành cho phái đẹp. Do vậy đối với chủ xe là nam giới thì việc thay...