Những chiếc khẩu trang giàu sáng tạo
Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Geoffrey Shamos và Lauren Hartog – người quản lý Phòng trưng bày Vicki Myhren của Đại học Denver’s, đã yêu cầu 45 nghệ sĩ làm khẩu trang tham gia một buổi trình diễn theo chuyên đề tại bảo tàng Vicki Myhren ở thành phố Denver, Colorado (Mỹ).
Shamos cho biết lựa chọn ra được những tác phẩm yêu thích là một việc rất khó khăn, ví như tác phẩm “Sự mất mát khôn lường” của Trey Duvall, được làm từ dây đeo cổ tay của bệnh viện có khắc tên những người đã chết vì Covid-19, trong khi tác phẩm “Cá nóc nhím” của Liz Sexton lại khiến người xem mỉm cười.
Tác phẩm “Momento Mori” của Tiffany Matheson. “Memento mori” là một câu thành ngữ tiếng Latin, có nghĩa là “Hãy nhớ rằng ngươi sẽ phải chết”, là một lời nhắc nhở mang tính nghệ thuật hoặc biểu tượng về việc không thể tránh khỏi cái chết.
Tác phẩm “Rặng san hô đang chết của chúng ta” của Felicia Murray.
Tác phẩm” Mặt nạ cho thời đại của chúng ta” của Serge Clottey.
Tác phẩm “Bộ máy hô hấp của chúng ta” của Adrienne DeLoe.
Tác phẩm “Cá lóc nhím” của Liz Sexton.
Tác phẩm “Mang khí oxy của riêng bạn” của Tracy Tomko.
Video đang HOT
Tác phẩm “Sự mất mát bất ngờ” của Trey Duvall.
Tác phẩm “Khẩu trang điêu khắc” của Kate Marling.
Tác phẩm “Khâu trang cho những nụ cười chưa được nhìn thấy” của Scottie Burgess.
Tác phẩm “Mỏ chim” của Elizabeth Morisette.
Tác phẩm “Mặt nạ số 6″ từ bộ sưu tập mang chủ đề “Điện thoại” của nghệ sĩ người Úc Freya Jobbins. Cô đã sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc làm từ các bộ phận hỏng của búp bê.
Tác phẩm “Thức ăn” từ bộ sưu tập mang chủ đề “Nhân viên quan trọng” của nhà thiết kế Freyja Sewell.
Cô bé 10 tuổi vẽ tranh theo diễn biến Covid-19
Trong ba tháng, Nguyễn Đới Chung Anh, 10 tuổi, hoàn thành 11 bức tranh bằng màu chì, vẽ diễn biến Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.
Trong căn phòng 15 m2 ở Đê La Thành, quận Đống Đa, Chung Anh, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Nam Thành Công, đang hoàn thiện bức tranh cô gái đeo khẩu trang tự bảo vệ mình khỏi những con virus corona xung quanh. Thi thoảng, cô bé với mái tóc ngắn lại quay ra ngắm nghía toàn bộ 11 bức vẽ về Covid-19, được bố mẹ lồng kính, treo kín căn phòng.
"Con xem nhiều tin tức về Covid-19 nên muốn đưa đại dịch này vào tranh. Vẽ xong bộ tranh con thấy rất thoải mái vì đã hoàn thành mục tiêu", Chung Anh nói.
Nguyễn Đới Chung Anh bên các bức tranh của mình. Ảnh: Thanh Hằng
Bố mẹ đều theo mỹ thuật, Chung Anh sớm bộc lộ khả năng vẽ ngay từ tuổi lên ba. Mỗi khi ấn tượng với một hình ảnh nào đó, em thường nhớ và vẽ lại. Lúc bé, em thích thú vẽ các con vật, cây cối và nhân vật hoạt hình nổi tiếng.
Chị Đới Xuân Hiếu, mẹ Chung Anh, chia sẻ con gái thường vẽ theo suy nghĩ và trí tưởng tượng, rất ít khi chép tranh. "Nếu quên hoặc không hiểu, con sẽ nhờ mẹ tìm hình ảnh, sau đó nhớ và vẽ lại chứ không nhìn tranh vẽ theo", chị Hiếu nói.
Vợ chồng chị Hiếu chưa từng dạy Chung Anh vẽ hay đưa em đến các lớp học vẽ chuyên nghiệp. Gia đình muốn em được sống đúng với khả năng, lứa tuổi, không đặt nặng thành tích và các vấn đề chuyên môn. Khi cần giúp đỡ, Chung Anh sẽ sẽ hỏi và bố mẹ gợi ý để em tự làm tiếp.
Đầu tháng 2, khi Covid-19 bùng phát, Chung Anh được nghỉ học tránh dịch. Trong mỗi bữa cơm và trước khi ngủ, em cùng bố mẹ xem tin tức về dịch ở trong và ngoài nước. "Được mẹ giải thích về ảnh hưởng của Covid-19, con cảm thấy lo lắng vì sự nguy hiểm của virus nên quyết định vẽ tranh", Chung Anh kể.
Để có một bức tranh hoàn chỉnh, Chung Anh vẽ phác thảo bằng chì, sau đó vẽ đè viền đen, tẩy vết chì và tô màu. Cô bé đánh giá, bước khó nhất là vẽ chì vì phải xác định bố cục, hoàn thành tất cả chi tiết nhỏ. Bức tranh đầu tiên em thực hiện vào ngày 8/2, khổ 40x60 cm, vẽ những người bạn tại một số quốc gia đầu tiên có người nhiễm Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Sau đó, em tiếp tục vẽ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về sự nguy hiểm của nCoV tại Trung Quốc và qua đời vì loại virus này. "Khi nghe TV nói về bác sĩ Lượng, con cảm thấy thương các bác sĩ đang phải chịu nhiều nguy hiểm", Chung Anh chia sẻ. Cô bé cho biết đây là bức tranh khó vẽ nhất, phải thay giấy ba lần vì gặp khó khăn trong việc xác định bố cục.
Chung Anh chăm chú hoàn thiện bức vẽ đang dở. Ảnh: Thanh Hằng
Trong những bức tranh tiếp theo, Chung Anh không bỏ sót bất kỳ diễn biến nổi bật nào của Covid-19 khi thể hiện du thuyền Diamond Princess, chuyến bay VN54, các quốc gia châu Âu và Mỹ lao đao vì dịch. Trong mỗi tranh, cô bé có thể say sưa kể về ý tưởng, cách vẽ đến ý đồ xây dựng bố cục và màu sắc.
Khi giới thiệu về bức tranh vẽ niềm vui của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ngày dỡ cách ly, Chung Anh có phần khó tính: "Con chưa thật sự ưng ý với màu sắc hơi nhạt nhòa của bức tranh. Nếu được con vẫn muốn sửa".
Trong thời gian nghỉ dịch, ngoài lúc học online, Chung Anh dành gần hết thời gian còn lại để vẽ tranh. Có ngày em vẽ đến 8 tiếng, bố mẹ phải nhắc đi ngủ, cô bé mới buông cây chì màu.
Chị Hiếu cho biết, gia đình chưa định hướng cho Chung Anh trở thành họa sĩ. "Tuy nhiên, việc một cô bé 10 tuổi kiên trì vẽ 11 bức tranh lớn là điều gia đình rất tự hào. Tôi thấy được sự kiên trì, quyết tâm và có trách nhiệm của con, đó đã là thành công lớn", người mẹ nói.
Trong bức tranh cuối cùng "Em an toàn giữa đại dịch", Chung Anh vẽ chính mình. Cô bé kể, vì đây là bức tranh to nhất, khổ 60x85 cm, ngoài việc phải nằm ra sàn để vẽ suốt một tháng, em còn gặp khó khăn trong việc phân chia bố cục, tổng hợp lại toàn bộ sự kiện đã diễn ra.
"Vì có nhiều chi tiết nhỏ nên con phải bỏ nhiều công sức. Thời gian đầu vẽ mãi không xong, con cũng chán nhưng được bố mẹ động viên nên cố gắng vẽ xong vào cuối tháng 5", Chung Anh bộc bạch. Cô bé nói thêm, ngoài vai trò kết thúc bộ tranh, bức tranh số 11 còn là lời cảm ơn của em đến các lãnh đạo, lực lượng y bác sĩ... đã cho em một cuộc sống an toàn giữa đại dịch.
Sau khi hoàn thành, bộ tranh của Chung Anh nhận được sự quan tâm của một số hãng thông tấn, báo chí của Anh, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Israel như Reuters, Yahoo, Jarkarta Post, China Daily, New York Post, Jerusalem Post... Nhiều Việt kiều và người ngoại quốc đã liên lạc với chị Hiếu, đề nghị mua lại 11 bức tranh của Chung Anh nhưng gia đình từ chối.
"Ai hỏi tôi đều bảo mẹ mua hết rồi", chị Hiếu đùa. Bố mẹ muốn giữ lại tranh để Chung Anh sau này lớn lên có thể ngắm nhìn và sờ vào những tác phẩm mình đã dành nhiều tâm huyết. Cô bé mong muốn có thể in 11 bức tranh thành quyển, sau đó tặng cho các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian tới, Chung Anh dự định vẽ thêm bộ "Covid-19 ngoại truyện", phản ánh hậu quả của đại dịch trên khía cạnh kinh tế, xã hội tại nhiều quốc gia. "Sau này, con muốn trở thành họa sĩ giống bố, được đi nhiều nơi và tiếp tục vẽ tranh về cuộc sống", Chung Anh nói.
Bạn trẻ ở TP.HCM làm robot nhắc nhở người không đeo khẩu trang Trong vòng 48 giờ, một nhóm bạn trẻ ở TP.HCM hoàn thiện các ứng dụng AI trên chú robot mang tên 'Beetle Bot' giúp phát hiện người không đeo khẩu trang, người không thực hiện giãn cách an toàn. Nhóm bạn trẻ ở TP.HCM hoàn thiện các ứng dụng AI trên chú robot mang tên "Beetle Bot" giúp phát hiện người không đeo...