Những chiếc bánh vẽ hoành tráng

Theo dõi VGT trên

Do quá hiểu nhau hay quá khát vốn mà Moscow vẫn tin tưởng, chờ đợi Bắc Kinh, dù thực tế đã chứng minh Trung Nam Hải chỉ gửi cho Kremlin những chiếc bánh vẽ?Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày mai 25/6, một chuyến thăm được giới quan sát rất chú ý vì nó diễn ra trong thời điểm hết sức nhạy cảm.

Hội nghị thượng đỉnh G-7 Ise Shima vừa kết thúc với tuyên bố chung đã “chỉ mặt gọi tên” cả Moscow và Bắc Kinh với những lời lẽ không hề dễ chịu với cả Kremlin và Trung Nam Hải.

Vì vậy, có những quan điểm tin rằng trong chuyến thăm này Putin sẽ chia sẻ món quà G-7 tặng cho Tập Cận Bình. Đồng thời không khó nhận diện ra sự gắn kết “liên minh” Nga – Trung sẽ được tăng cường.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lợi ích kinh tế chắc chắn sẽ được người đứng đầu điện Kremlin bàn thảo với giới lãnh đạo tại Trung Nam Hải, trong đó hợp tác đầu tư có thể trở thành mũi nhọn trong chiến lược kinh tế đối ngoại giữa Moscow và Bắc Kinh.

Hàng loạt những dự án khổng lồ có thể được hai bên xúc tiến sẽ không có gì bất ngờ với dư luận, khi hai quốc gia chiếm gần 1/3 diện tích thế giới này đã là nơi những siêu dự án của Trung Quốc ra đời.

Những chiếc bánh vẽ hoành tráng - Hình 1

Nếu không cảnh giác cao độ, Putin có thể ngậm quả đắng của Tập Cận Bình. Ảnh: Bloomberg News.

Tuy nhiên, lợi ích kinh tế mà nước Nga có được không tương xứng với quy mô các dự án biểu trưng cho sự hợp tác lớn mạnh giữa Moscow và Bắc Kinh.

“Trong số hàng chục các dự án hợp tác với Trung Quốc trong 15 năm ông Putin nắm quyền, chỉ có một ít được thực hiện, bao gồm khoản ứng trước cho Rosneft trong dự án một đường ống dẫn dầu cỡ vừa và đường ống dẫn độc quyền Transneft, vốn đầu tư 25 tỷ USD”, The Moscow Times ngày 27/8/2015.

Cũng theo The Moscow Times, tổng trị giá những dự án hợp tác đầu tư giữa Liên bang Nga và Trung Quốc đã lên tới 113 tỷ USD, tính đến tháng 8/2015.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga do vòng xoáy cấm vận kết hợp giá dầu giảm sâu, cùng với sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, được xem là ngyên nhân khiến cho các dự án hợp tác đầu tư Nga – Trung, từ các đường ống dẫn khí đốt cho tới lưới điện đều bị trì hoãn, chậm trễ.

Tuy nhiên, ông Sergei Sanakoyev, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Các vấn đề Trung Quốc tại Moscow thì lại nhận định:

“Nhà đầu tư Trung Quốc chỉ đơn giản là tìm kiếm miếng bánh của họ từ những đồng rúp, song từ tháng 12/2014, diễn biến xung quanh đồng rúp hoàn toàn khác biệt với dự báo của chính phủ Nga.

Điều đó khiến miếng bánh của Trung Quốc nhỏ lại. Tôi tin rằng đây mới là lý do chính của việc các dự án đầu tư lớn của Trung Quốc bị hoãn lại”.

Theo cá nhân người viết thì nguyên nhân chính của hiện tượng “đầu voi đuôi chuột” Trung Quốc thể hiện trong “làm ăn chung” với Nga là do lợi ích của họ nhận được không như ý.

Vì vậy, không khó đoán biết quyền lợi thực tế mà nước Nga sẽ có được trong chuyến công du Bắc Kinh lần này của Tổng thống Nga. Thậm chí, nếu Putin không cảnh giác cao độ thì có thể sẽ lại phải “ngậm quả đắng” của Tập Cận Bình. Tại sao vậy?

Những chiếc bánh vẽ của Bắc Kinh dành cho Moscow không ngừng gia tăng độ hoành tráng

Có thể thấy rằng, khi Mỹ và đồng minh áp lệnh cấm vận đối với Liên bang Nga đã tạo ra một sự thách thức rất lớn với chính quyền của Tổng thống Putin trong việc xây dựng chiến lược phát triển đất nước.

Khi hướng Tây có rào cản thì việc Kremlin phải chuyển trục phát triển về hướng Đông – Châu Á là tất yếu để tìm cơ hội thoát ra khỏi cơn bĩ cực. Và hướng vào Trung Quốc, một thành viên của BRICS được xem là tiện lợi nhất với nước Nga.

Sự hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh nhanh chóng phát triển với hàng loạt những dự án hoành tráng được gia tăng hay khởi phát từ Trung Nam Hải.

Trong thế bế tắc, việc nền kinh tế Nga có sự tiếp sức từ những đồng nhân dân tệ được xem như nghĩa cử “lá lành đùm là rách” của Bắc Kinh. Vì vậy, liên minh đặc biệt Nga – Trung đã nhanh chóng thành hình và cặp đôi Putin – Tập Cận Bình cũng ngày càng đồng điệu.

Theo The Moscow Times thì chính quyền và doanh nhân Nga rất trông chờ vào sự giúp đỡ đặc biệt từ Trung Quốc cho quỹ đối ứng của các dự án và tỷ phú Gennady Timchenko, một trong những người bạn thân nhất của của Putin được giao nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ thương mại với Bắc Kinh.

Tỷ phú Gennady Timchenko cho biết, khi lập dự án thì Trung Quốc xúc tiến rất nhanh, dù hoành tráng như thế nào đi nữa, nhưng t.iền thật từ Trung Quốc thì rất chậm.

Dự án Yamal LNG với quy mô 27 tỷ USD kết hợp với Total của Pháp và CNPC của Trung Quốc, khi đang triển khai thì phải đình lại do khó khăn tài chính vì phương Tây áp lệnh trừng phạt đối với Timchenko.

Video đang HOT

Trung Quốc cho biết sẽ cho vay 20 tỷ USD trong năm 2014 để tiếp tục dự án, nhưng đến tháng 8/2015 số t.iền vẫn chưa được giải ngân, dù đã bị giảm xuống 15 tỷ USD.

Và khi nào Yamal khổng lồ nhận được hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh vẫn còn là một ẩn số.

Trong một diễn biến khác, tập đoàn Gazprom nói rằng, họ đã từ bỏ hy vọng nhận được 25 tỷ USD trong khoản 55 tỷ USD từ Bắc Kinh để xây dựng đường ống dẫn khí qua Siberia đến Trung Quốc.

Dự án Siberia dự kiến hoàn tất và sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2018, nhưng nay thì không thể biết đến bao giờ. Có thể thấy rằng các dự án đường dẫn khí khổng lồ qua Altai khi lên kế hoạch đã có cả thời gian khởi công và thời gian chính thức vận hành nhưng nay đều rơi vào vô định.

Giám đốc Vụ Âu – Á của Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Ling Ji cho biết, giá dầu giảm sâu đã làm cho tình hình các dự án khí đốt vùng Altai trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó sự bất ổn của đồng rúp được cho là mang đến nhiều rủi ro cho sự hợp tác Nga – Trung, theo Ria Novostia ngày 26/8/2015.

Song không chỉ các siêu dự án về năng lượng bị đình trệ, mà ngay cả các dự án trong các lĩnh vực khác của hợp tác Trung – Nga, nhà đầu tư Trung Quốc cũng tỏ ra chậm trễ không kém.

Một dự án của Trung Quốc với tham vọng cung cấp lượng điện trị giá trị 1.5 tỷ USD/năm cũng không có nhiều tiến bộ trong một thập kỷ qua.

Bên cạnh đó các khoản đầu tư khác của Trung Quốc như nhà máy gỗ 1tỷ USD tại thành phố Tomsk ở Siberia, một cây cầu lớn nối Nga với Crimea, một tuyến đường sắt cao tốc nối Moscow với Kazan phục vụ cho World Cup 2018 và cả ý tưởng về một trạm nghiên cứu chung về vụ trụ cũng rất mờ mịt, theo The Moscow Times.

Không biết là do quá hiểu nhau hay quá khát vốn mà Moscow vẫn tin tưởng, chờ đợi Bắc Kinh, dù thực tế đã chứng minh Trung Nam Hải chỉ gửi cho Kremlin những chiếc bánh vẽ?

“Chúng tôi không có nghi ngờ các dự án khí cuối cùng sẽ được xây dựng. Trung Quốc cần nhiều khí để cắt giảm ô nhiễm. Có chậm? Chắc chắn là có. Mọi dự án sẽ được xây dựng nhưng Nga phải kiên nhẫn vì đây là cách làm ăn của Trung Quốc”, The Moscow Times trích dẫn quan điểm của chính phủ Nga.

Với niềm tin sắt đá như vậy, có lẽ kho tránh khỏi việc Moscow lại tiếp tục nhận bánh vẽ của Bắc Kinh. Mức độ hoành tráng của các siêu dự án sẽ lại tiếp tục được gia tăng, cả về quy mô của sự hợp tác lẫn những lợi ích có thể khai thác.

Chỉ có điều, khoản t.iền thật của Bắc Kinh thì có thể vẫn làm thất vọng tỷ phú Gennady Timchenko, người đại diện cho Tổng thống Putin thúc đẩy quan hệ thương mại Nga – Trung.

Bắc Kinh có thể tiếp tục “hại người” để “lợi mình” từ những chiếc bánh vẽ gửi cho Moscow

Một miếng khi đói bằng một gói khi no, vậy mà Bắc Kinh gửi tới cho Moscow cả “một gói khi đói” thì có lẽ ơn nghĩa không thể cân đong đo đếm được.

Do vậy việc Kremlin trả ơn Trung Nam Hải là đương nhiên, và sự ưu đãi Nga dành cho doanh nghiệp Trung Quốc được xem là sự trả ơn nghĩa ấy. Ưu đãi mà doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng sẽ bao gồm cả trong hợp tác đầu tư lẫn hoạt động trao đổi thương mại.

Dự án đầu tư càng lớn, hợp đồng mua bán càng lớn thì ưu đãi càng nhiều. Do vậy, những gì biểu trưng cho hợp tác kinh tế Nga – Trung luôn ở mức khủng.

Hẳn nhiều người cho rằng, khi những siêu dự án nằm án binh bất động thì làm sao có ưu đãi của chính phủ Nga dành cho doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, có một phương châm đã dần trở thành nguyên tắc cho việc tận dụng cơ hội trong kinh doanh, đó là “đồng tiến đi trước đồng t.iền khôn”.

Khi cơ hội được nhận diện thì liền theo đó là những “đồng t.iền” nhanh chóng “đi trước” để khả năng cơ hội được hiện thực hoá bắng lợi ích càng lớn. Với hoàn cảnh của nước Nga thì cơ hội được Trung Quốc tạo ra đó chính là lời hứa đi kèm những chiếc bánh vẽ.

Không khó nhận diện việc Moscow sẽ vận dụng phương châm “đồng t.iền đi trước đồng t.iền khôn” để tận dụng cơ hội từ lời hứa của Bắc Kinh. Còn Bắc Kinh sẽ khai thác lợi ích từ vị thế người giúp qua lời hứa.

Có thể thấy rằng, Trung Quốc cần dầu và khí đốt, song các dự án với Nga trong lĩnh vực này không tiến triển, vậy nhưng Trung Quốc lại tăng nhập dầu của Nga lên mức kỷ lục 5,2 triệu tấn trong tháng 5/2016 – tương đương 1,24 triệu thùng dầu/ngày, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Không những thế, Bắc Kinh còn tăng 33,6% lượng dầu nhập Saudi Arabia, lên 961.000 thùng/ ngày, tăng 19,5% lượng dầu nhập từ Iran, lên 619.300 thùng/ngày, theo Reuters ngày 21/6.

Những chiếc bánh vẽ hoành tráng - Hình 2

Nếu không cảnh giác cao độ, Putin có thể mang về cho nước Nga những siêu dự án tạo khói bụi ô nhiễm và sình lầy. Ảnh: china-mike.com.

Như vậy là, Bắc Kinh đã hưởng lợi từ dầu giá rẻ lại có thêm ưu đãi từ Moscow, vậy mà Bắc Kinh còn tăng nhập từ các đối thủ của Moscow để hưởng lợi qua cạnh tranh giá.

Nghĩa là Bắc kinh “lợi đa” nhưng Moscow “thiệt kép”. Rõ ràng Bắc Kinh cho Moscow ăn bánh vẽ, còn họ thì ăn bánh thật bởi những gì khai thác được từ những ưu đãi của Moscow là “t.iền tươi thóc thật”.

Khi người Nga tỏ ra bất mãn với những thiệt thòi thì Bắc Kinh lại nhỏ giọt cho Moscow.

RIA Novosti dẫn lời Phó Tổng thư ký Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài He Chzhenvey cho biết: “Các công ty Trung Quốc sẵn sàng xây dựng đường cao tốc ở Nga nhưng với điều kiện đó là các tuyến đường thu phí.

Người Trung Quốc có thể thi công đường nhựa ở Nga, nhưng sau khi hoàn thành những con đường này phải đem lại lợi nhuận cho người Trung Quốc”. Trong khi dành ưu đãi cho doanh nghiệp Trung Quốc, người Nga không có đặt ra điều kiện nào cả.

Học giả Nga Gabuev cho biết, năm 2015, buôn bán giữa Trung Quốc với Mỹ đạt xấp xỉ 600 tỷ USD, với EU đạt 593 tỷ USD, nhưng với Nga chỉ là 64,2 tỷ USD, giảm 28,6% so với năm 2014.

Còn theo Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Viễn Đông, Học viện Khoa học Nga Andrei Ostrovski, trong khi Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài trên 880 tỷ USD, nhưng đầu tư vào Nga rất nhỏ giọt, chưa đầy 8 tỷ USD, theo Vlast Magazine ngày 16/6.

Rõ ràng là Moscow thua thiệt rất nhiều trong quan hệ Nga – Trung, vậy nhưng điều đó có thể còn chưa tệ hại bằng việc kinh tế nước Nga có thể thiệt hại từ những cái bánh vẽ gây ra.

Có thể thấy rằng, sự hoành tráng từ những dự án của “Dòng chảy phương Đông” mà Bắc Kinh vẽ ra, khiến cho những “dòng chảy” khác bị giảm độ ưu tiên. Khi “Dòng chảy phương Đông” mãi không được khơi dòng thì những “dòng chảy” khác cũng cùng chung số phận.

Vậy là nhiều kế hoạch kinh tế của Kremlin đã vô tình bị những “siêu dự án” của Bắc Kinh làm giảm tính khả thi, cùng với đó là sự phụ thuộc ngày càng lớn của kinh tế Nga vào những biều trưng của quan hệ hợp tác Nga – Trung.

Có thể nhận định rằng, đây mới là sự nguy hại nhất mà nước Nga phải đón nhận từ người người bạn tốt Trung Hoa.

Nguy cơ nước Nga tiếp tục phải đổi khí, dầu lấy rác thải ô nhiễm từ Trung Quốc

Ngày 26/9/2014, phát biểu tại cuộc diễu hành “Biên giới Nga – Trung là biên giới của hòa bình và hợp tác”, Bí thư tỉnh Hắc Long Giang Wang Syankuy cho biết, Trung Quốc di chuyển một phần sản xuất từ miền nam lên miền bắc đất nước nhằm tăng cường hợp tác với Nga.

Theo ông Wang Syankuy, chính quyền nước này khuyến khích tạo lập liên doanh với các đại diện hàng đầu của Nga, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác triển vọng như nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm sạch về sinh thái, theo Sputnik.

Như vậy là, theo Bí thư Wang Syankuy thì chính quyền Trung Quốc chỉ mang những ngành kinh tế “sạch” sang hợp tác làm ăn với nước Nga mà thôi.

Vậy nhưng, VOV ngày 21/6 cho biết, các chuyên gia của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) chi nhánh ở Nga đã và đang đ.ánh giá tác động môi trường của việc di dời một số ngành công nghiệp Trung Quốc sang khu vực rừng rậm ở miền đông nước Nga.

Những người hoài nghi cho rằng, các chi phí về mặt môi trường vượt quá lợi ích nhận được vì các nhà máy được chuyển tới Nga đa phần là thuộc các ngành “làm bẩn môi trường” như luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất chất hóa học – những ngành đe dọa đa dạng sinh học của khu vực vốn có hệ thống sinh thái nước ngọt tinh khiết và các cánh rừng nguyên sinh.

Bộ Phát triển Viễn Đông cho rằng, quy định về môi trường của Nga là nghiêm ngặt nhất thế giới, song vùng Viễn Đông thuộc diện ưu tiên phát triển nên được miễn nhiều quy định về môi trường.

Như vậy là, việc doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường tại Nga là khó có thể tránh khỏi. Nhất là và với chính sách tái cơ cấu là nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc, việc chuyển công nghiệp gây ô nhiễm ra nước ngoài đã trở thành xu thế.

Nó đã, đang và sẽ tiếp tục tác oai tác quái tại nhiều quốc gia. Điều này người viết đã phân tích trong bài “Việt Nam cần cẩn trọng thủ đoạn Trung Quốc đẩy ngành nghề ô nhiễm ra nước ngoài”, chứ không phải như lời Bí thư tỉnh Hắc Long Giang.

Có thể thấy rằng, các nước BRICS được xem là nơi quan trọng nhất mà Bắc Kinh hướng tới việc “xả rác ô nhiễm” của mình.

Bởi lẽ, hầu hết các thành viên BRICS đều có diện tích rộng lớn sẽ khiến cho việc gây ô nhiễm của những “công xưởng rộn tiếng Hoa” bị phản ứng ở mức độ “vừa phải”, không gay gắt, bởi độ loãng của chất ô nhiễm với hệ sinh thái và hệ sinh quyển.

Mặt khác, mức độ phát triển của các thành viên BRICS khá tương đồng với Trung Quốc, vì vậy việc chuyển ô nhiễm đến các nước này chỉ đơn giản như sự di dời nhà xưởng, không cần nhiều chuyển đối.

Trong số các đồng minh BRICS thì Ấn Độ được xem là nơi Trung Quốc “xả rác ô nhiễm” tiện lợi nhất. Song khi “Modipolicies” đã trở thành đối trọng với “tái cơ cấu” thì Bắc Kinh không thể hướng về New Delhi để hy vọng chia sẻ được nữa.

Brazil và Nam Phi thì xa về địa lý và đang bất ổn, hỗn loạn, do vậy Liên bang Nga trở thành nơi Bắc Kinh “xả thải ô nhiễm” tiện lợi nhất, thay cho Ấn Độ.

Nước Nga đang thiếu t.iền và EU lại mới gia hạn lệnh trừng phạt, Hoa Kỳ thì chưa biết ra sao khi Toà Bạch Ốc đổi chủ, vì vậy quan hệ Nga – Trung vẫn được xem là trọng tâm trong chiến lược quan hệ đối ngoại của Kremlin thời điểm này.

Do đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác Nga – Trung sẽ vẫn là mục đích trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Tổng thống Putin và việc bàn bạc tìm cách gia tăng những sự liên kết, những sự hợp tác vẫn sẽ chiếm phần lờn thời gian của chuyến đi này.

Tuy nhiên, với hiệu ứng của “tái cơ cấu”, nếu Putin không cảnh giác cao độ thì có thể khó tránh khỏi ngậm quả đắng của Tập Cận Bình. Không khó nhận diện nó, đó chính là những siêu dự án cho những công xưởng rộn tiếng Hoa sẽ là kết quả của những hiệp định được hai bên đồng thuận ký kết.

Người viết cho rằng, với nước Nga, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sử dụng giải pháp “xả thải nửa vời” trong phương án xử lý ô nhiễm môi trường cho những siêu dự án, vì góc khuất kỹ thuật – điểm quan trọng nhất của tính nửa vời – dễ làm cho người Nga mất cảnh giác và sẽ phải chấp nhận ô nhiễm môi trường trong tình trạng “việc đã rồi”.

Ngọc Việt

Theo danviet

Mông Cổ và bài học dùng vũ khí Nga

Xin giới thiệu bài viết của Aleksandr Khramchikhin, PGĐ-Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga về QĐ Mông Cổ và những vấn đề liên quan.

Mông Cổ và bài học dùng vũ khí Nga - Hình 1

Bài được đăng trên tờ báo chuyên ngành "Bình luận quân sự" (Nga) ngày 11/6/2016.

"Nhân tố thực tế duy nhất đảm bảo nền độc lập cho Mông Cổ - đó chính là nước Nga. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ cần chúng ta (Nga) hơn chúng ta (Nga) cần họ.

Vào đầu những năm 90 (dưới thời Bộ trưởng Ngoại giao Kozyrev -Elsin) Matxcova đã nỗ lực thực thi một chính sách đối ngoại đối ngược hẳn với chính sách đối ngoại Xô Viết,- tức biến đồng minh thành đối thủ và ngược lại .

Tuy nhiên, đến giữa những năm 90, khi ảo tưởng về Phương Tây bắt đầu qua đi, Nga bắt đầu khôi phục lại, dù chỉ được một phần, các mối quan hệ cũ.

Khả năng này (khôi phục các mối quan hệ cũ -ND) vẫn duy trì được là vì những mối quan hệ đó tương đối vững chắc: phần lớn giới lãnh đạo các nước hữu hảo đã từng học ở Liên Xô và biết tiếng Nga, giữa các bên đã từng có mối quan hệ kinh tế và quan trọng hơn, quan hệ hợp tác quân sự.

Quân đội các nước đồng minh xây dựng theo hình mẫu Xô Viết, được trang bị vũ khí của chúng ta (Liên Xô- Nga) và sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu chuyển sang sử dụng các hệ thống và vũ khí - phương tiện kỹ thuật quân sự Phương Tây, kể cả khi (quân đội các nước đó) rất muốn và có điều kiện (kinh tế ) .

Đông Á và Nam Á là hướng ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Liên Xô (Nga) - xếp sau Châu Âu (mặc dù từ những năm 1960 hướng Cận Đông đã được đưa lên hàng thứ hai, còn hướng Đông Á- Nam Á xuống vị trí ưu tiên thứ ba) .

Những đồng minh truyền thống quan trọng bậc nhất của chúng ta trong khu vực này là Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong bài này chúng ta hãy nói về một đồng minh lâu đời nhất tại Châu Á.

Được thành lập từ trong sự hỗn loạn

Mông Cổ như hiện nay giành được độc lập hoàn toàn nhờ vào nước Nga. Nói cho chính xác hơn - tự tách khỏi Trung Quốc năm 1911 nhờ tận dụng sự hỗn loạn của Cuộc cách mạng Tân Hợi (tại Trung Quốc năm 1911). Nhưng (Mông Cổ) duy trì được nền độc lập của mình nhờ sự giúp đỡ - đầu tiên là của Nga, và sau đó là của Liên Xô.

Chính Liên Xô đã ép Trung Quốc phải chính thức công nhận Mông Cổ. Quan điểm của Trung Quốc hiện nay đối với thực tế này vẫn là quan điểm truyền thống "đặc sắc" của nước này. Trung Quốc chỉ công nhận những hiệp ước mà mình đã ký trước đó khi chưa có đủ khả năng và cơ hội xé bỏ các hiệp ước đó.

Trong tất cả các tài liệu về lịch sử của Trung Quốc đều ghi rõ rằng Mông Cổ giành quyền độc lập một cách bất hợp pháp, còn Liên Xô đã lợi dụng thế yếu của Trung Quốc để buộc nước này phải công nhận nền độc lập của Mông Cổ. Một lập trường chính thức bất di bất dịch như vậy chứng tỏ một điều là ngay khi Bắc Kinh có cơ hội, Mông Cổ sẽ ngay lập tức mất độc lập.

Với một diện tích lãnh thổ lớn (gần 1.560.000 km2, thứ 18 trên thế giới) với dân số rất ít (hơn 3 triệu người, đứng thứ 138 trên thế giới), nước này không có khả năng tự bảo vệ trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc. Chỉ có Nga bằng sự chính sự tồn tại của mình mới ngăn chặn được cuộc xâm lược đó.

Ở giai đoạn Hậu Xô Viết, Mông Cổ chuyển sang hình thức quản lý dân chủ và kinh tế thị trường, tích cực hợp tác với Phương Tây, phần lớn lực lượng vũ trang Mông Cổ đã tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau của Liên Hợp Quốc, binh sỹ và sỹ quan Mông Cổ đã thể hiện mình trong các chiến dịch này tương đối tốt.

Nhưng dù thế thì (Quân đội Mông Cổ) vẫn không thể đảm bảo khả năng chống lại PLA (quân số của PLA chỉ ít hơn dân số Mông Cổ một chút), còn Phương Tây thì trên thực tế không thể trở thành yếu tố đảm bảo độc lập cho nước này. Trước hết, hoàn toàn do đặc điểm địa lý: Mông Cổ không có lối ra biển và chỉ có biên giới với Nga và Trung Quốc.

Thành thử để các lực lượng quân sự nước ngoài có thể hiện diện trên lãnh thổ Mông Cổ ít nhất cũng phải có được sự đồng ý của Nga. Mặc dù Nga có những lỗ thủng trong hệ thống phòng không ở Viễn Đông, nhưng chắc chắn người Mỹ sẽ không mạo hiểm tùy tiện bay qua không phận của Nga.

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump
16:30:54 28/06/2024
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
19:58:58 28/06/2024
Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính
21:00:07 28/06/2024

Tin đang nóng

Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
HOT: Hoa hậu Khánh Vân xác nhận được cầu hôn, chồng sắp cưới từng ly hôn và có con riêng?
12:59:22 30/06/2024
Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024
Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40
13:16:24 30/06/2024
Nhan sắc trong trẻo của bạn gái Hoài Lâm trong lễ tốt nghiệp
12:55:25 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Quý bà xanh mặt kể lại tình ảo lừa 6 tỷ đồng, hồi chuông cảnh tỉnh phụ nữ nhẹ dạ
12:56:45 30/06/2024
Hot nhất Weibo: Mỹ nhân bị rết tấn công khiến fan gào thét không ngừng, phản ứng của người đẹp mới g.ây s.ốc
12:52:09 30/06/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Ai Cập hoàn tất kế hoạch thành lập chính phủ mới

16:41:28 30/06/2024
Đây là cuộc cải tổ nội các thứ tư dưới thời ông Madbouly, người giữ chức Thủ tướng Ai Cập kể từ tháng 6/2018. Lần cải tổ gần đây nhất diễn ra vào tháng 8/2022, với 13 bộ trưởng được thay thế.

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Có thể bạn quan tâm

Bắt quả chồng và 'tiểu tam' đang ân ái trong khách sạn, lao đến đ.ánh g.hen, tôi bủn rủn tay chân khi anh ấy nói điều này

Góc tâm tình

16:53:38 30/06/2024
Có điều tôi vẫn im lặng, là bởi muốn cho chồng cơ hội để anh quay đầu trở về với gia đình. Vậy mà cả tháng trời, chồng tôi vẫn đam mê với người tình.

Wonderland mất ngôi vương phòng vé, lỗ t.iền tỷ, Gong Yoo cũng không cứu nổi

Phim châu á

16:51:33 30/06/2024
Sau gần 1 tháng ra rạp, Wonderland chỉ bán được gần 620.895 vé, tương đương với 5,8 tỷ won (khoảng 107,3 tỷ đồng). Thành tích này đồng nghĩa với việc bộ phim điện ảnh đình đám đã lỗ, không hề đại náo phòng vé như khán giả đã kỳ vọng

Hoạt hình hành trình tìm lại cội nguồn của cô bé dũng cảm

Phim âu mỹ

16:34:32 30/06/2024
Hãng Skydance Animation vừa giới thiệu bộ phim hoạt hình viễn tưởng WondLa về cô bé Eva tìm lại quê hương.Nhân vật chính trong phim hoạt hình là cô bé Eva t.uổi teen sống trong hầm trú ẩn dưới lòng đất từ nhỏ và được nuôi dưỡng bởi robot...

Hứa "giải quyết thắng kiện", nữ luật sư cuỗm hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật

16:32:53 30/06/2024
Theo Cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Nga làm nghề luật sư. Tháng 10/2022, Nga có kí hợp đồng dịch vụ thỏa thuận sẽ đại diện cho ông N.H.L tham gia giải quyết vụ án "tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất" với chi phí là 250 triệu đồng.

4 "truyền nhân nhí" của Vanga: Sở hữu năng lực kỳ lạ, khoa học chưa thể lý giải

Netizen

16:28:26 30/06/2024
Trên thế giới, có những đ.ứa t.rẻ khiến thế giới kinh ngạc vì sở hữu năng lực bất thường và kỳ lạ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là truyền nhân của nhà tiên tri mù Vanga.

Gợi ý thực đơn cơm tối cuối tuần ngon miệng với 3 món làm nhanh

Ẩm thực

16:25:45 30/06/2024
Bữa cơm tối cuối tuần chỉ với 3 món đơn giản nhưng thơm ngon, hấp dẫn bạn và gia đình sẽ cảm thấy vô cùng ngon miệng!

Triệu Lộ Tư bị "sao nhí đẹp nhất Trung Quốc" vượt mặt, nỗ lực "đổ sông đổ bể"

Sao châu á

16:25:32 30/06/2024
Ngay khi công bố nữ diễn viên đảm nhận vai Tang Trĩ của Khó Dỗ Dành đã được dân tình đặc biệt chú ý đến. Thậm chí, nhiều người nhận xét cả về nhan sắc lẫn diễn xuất thì Triệu Lộ Tư hoàn toàn thua xa mỹ nhân này.

Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?

Sao việt

16:22:11 30/06/2024
Cả hai công khai sánh đôi đến dự đám cưới, thậm chí còn bế nhau ngay trên sân khấu nhưng lại chưa từng thừa nhận mối quan hệ.

Mai Phương Thuý đi ăn cưới Midu, không mặc đồ chặt c.hém mà chọn diện món tế nhị đáng nể

Phong cách sao

15:49:36 30/06/2024
Tối ngày 29/6 tiệc cưới diễn ra với hơn 1000 khách của Midu trở thành tâm điểm truyền thông, đây được xem là hôn lễ cổ tích với dàn khách mời đình đám. Trong đó, mỹ nhân được chú ý nhất chính là Mai Phương Thuý.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 30/6/2024: Sư Tử nóng nảy, Ma Kết tự tin

Trắc nghiệm

15:39:22 30/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 30/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Chùa Non, núi Thần Đinh (Quảng Bình): Một điểm du lịch tâm linh, sinh thái hấp dẫn

Du lịch

15:36:01 30/06/2024
Quảng Bình được xem là địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch với tất cả các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám phá hang động Phong Nha, du lịch biển kết hợp với nghỉ dưỡng