Những chiếc bánh ‘dễ thương’ của anh nhân viên marketing
Đã 8 năm nay, ngoài giờ học hay đi làm, tất cả thời gian rảnh của Nguyễn Thịnh, 26 tuổi, đều dành cho niềm đam mê làm bánh.
Nguyễn Thịnh ở Gò Vấp bắt đầu làm bánh từ năm lớp 12. Trước đó, Thịnh chưa từng vào bếp, không biết nấu bất kỳ món ăn nào. Những năm học cấp 3 cuộc sống của chàng trai lặp đi lặp lại với việc ngày đến trường, tối đến lớp học thêm. “Bình thường 8-9h tối ba mẹ mới đi làm về. Khoảng thời gian đó mình sống cô đơn và hơi lầm lũi. Làm bánh giúp mình lấp khoảng trống đó”, Thịnh kể.
Chiếc bánh đầu tiên Thịnh làm thành công với một “công thức bất bại” với việc chỉ trộn hỗn hợp nguyên liệu bột mì, trứng, đường, sô cô la và hạnh nhân rồi cho vào lò nướng. Lúc đó anh đã nghĩ: “Làm bánh thật đơn giản”.
Sau đó, Thịnh để dành tiền tiêu vặt để mua nguyên liệu, làm nhiều loại bánh khác. Trung bình mỗi tuần 1-2 lần, khi ít bài tập. Thời gian này, anh giấu ba mẹ việc mình làm bánh.
Để có tiền mua nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, theo đuổi niềm yêu thích, Thịnh xin làm phục vụ tại những tiệm trà bánh, những nhà hàng, quán ăn.
Cuối năm nhất đại học, Thịnh được nhận làm trợ giảng cho một lớp dạy làm bánh, dù anh chưa một ngày được đào tạo thợ làm bánh chuyên nghiệp. Đây chính là cơ hội vàng cho chàng trai đam mê những chiếc bánh. Sau 7 năm, Thịnh đã có thể làm cả trăm loại bánh.
Thịnh theo đuổi dòng “bánh Tây”. Ngoài việc áp dụng đúng công thức làm theo khuôn mẫu, anh thường sáng tạo thêm nhiều hình thù khác nhau cho từng loại bánh. Trước khi làm, Thịnh vẽ phác trên giấy, suy nghĩ sẽ dùng nguyên liệu gì để tạo hình, tạo màu cho từng chi tiết của sản phẩm.
Với chiếc bánh này, Thịnh tận dụng vỏ quả bơ tươi, tráng một lớp sô cô la đen để tạo hình vỏ bánh. Phần thịt làm từ hỗn hợp quả bơ, sữa đặc, sữa tươi, gelatin và whipping cream. Phần hạt tạo nên từ cốt bánh Brownie phủ ngoài sô cô la.
Cuốn băng bộ phim hoạt hình Tom & Jerry được tua đi tua lại mỗi tối là một kỷ niệm tuổi thơ đẹp của chàng trai từng học ngành quản trị kinh doanh. Sẵn vừa mua được những chiếc khuôn bánh hình phô mai – món ăn khoái khẩu của chuột Jerry và cũng là nguyên liệu làm bánh yêu thích, Thịnh bắt tay làm ngay món bánh Mango Cheesecake.
Chiếc bánh hình tròn vốn được làm từ bánh quy, kem, xoài, Thịnh bọc thêm ở ngoài lớp socola trắng, đổ vào khuôn tam giác cho thành phẩm giống một miếng phô mai trong bộ phim.
Bánh su kem thường được tạo nên bởi hai phần là lớp vỏ bánh và phần kem trứng bên trong. Để tạo nên sự khác biệt, Thịnh thêm trà xanh vào phần kem. Phủ bên trên một lớp bánh Cookies giòn tan và trang trí hình những chú ếch dễ thương.
Video đang HOT
Chiếc bánh Chiffon được Thịnh thêm mè đen xay vào hỗn hợp bột để tái hiện bộ lông vị thần cai quản rừng Totoro trong bộ phim hoạt hình “Hàng xóm của tôi là Totoro” của Nhật Bản.
Những chiếc Macaron nổi tiếng với sự ‘đỏng đảnh’, thường xuất hiện trong các cuộc thi tay nghề của thợ bánh. Thịnh thất bại không dưới 20 lần để làm thành công.
Sau mỗi lần làm hỏng, anh ghi lại vào cuốn sổ tay công thức, quá trình làm rồi lên mạng tìm hiểu, đọc sách để biết mình đã sai chỗ nào. Biết được lỗi, anh khắc phục dần cho đến khi đạt. Chàng trai mất vài tháng để tự học và làm thành công loại bánh này.
“Thật may mắn là mình không bỏ cuộc. Làm bánh giúp mình tập tính kiên nhẫn còn giúp mình sống có nguyên tắc, có kế hoạch hơn. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của một chiếc bánh, nhưng chỉ có một cách duy nhất để làm thành công. Bởi vậy mình phải luôn tuân thủ các nguyên tắc khi làm”, Thịnh nói.
Chiếc bánh Màn Thầu (bánh bao nhân ngọt) được Thịnh chia sẻ cách làm dành cho những ai thích làm bánh nhưng không có lò nướng. Một chút khéo tay trang trí, khuôn mặt của chú thỏ hiện ra trên chiếc bánh bao hình tròn.
Với Thịnh, làm bánh là để chia sẻ, ngoài việc tặng những chiếc bánh làm được cho bạn bè, người thân, Thịnh chia sẻ công thức để ‘kéo’ mọi người vào bếp làm bánh, nấu ăn cho những người mình yêu thương.
Những người bạn cũng thường tìm đến anh, nhờ anh hướng dẫn làm những loại bánh đơn giản để tặng người yêu.
“Khi cả nhà cùng bắt tay vào nấu nướng, tình cảm giữa những thành viên trong gia đình sẽ gắn kết hơn, điều mà trước đây mình không có được”, Thịnh cười.
Ngoài đam mê làm bánh, thỉnh thoảng anh cũng làm những loại đồ uống rồi chia sẻ công thức thành công trên fanpage của mình.
Mỗi lần đi xin việc, Thịnh đều đính kèm thêm đường link fanpage của mình vào đơn và nhờ đó đều nhận được lời mời phỏng vấn. “May mắn của mình là có một công việc ổn định để duy trì đam mê với bánh. Nhưng cũng nhờ đam mê đó mà mình cũng thuận lợi hơn trong vị trí là một nhân viên marketing cho một công ty về ẩm thực ở hiện tại”, Thịnh chia sẻ.
Từ trước đến nay, song song việc học và đi làm, Thịnh duy trì đam mê làm bánh của mình vào mỗi tối và những ngày cuối tuần. Hai năm nay, Thịnh tổ chức thành công 8 lớp dạy làm bánh. Anh chưa từng nghĩ đến việc mình sẽ bán bánh, bởi nếu kinh doanh Thịnh sẽ phải chạy theo yêu cầu của khách mà không còn thời gian riêng để thỏa sức sáng tạo.
“Trước đây, ba mẹ từng phản đối việc mình theo đuổi đam mê làm bánh nhưng gần đây, mẹ không phàn nàn nữa. Thay vào đó mẹ thường hỏi mình công dụng, cách dùng các loại bột”, Thịnh cười.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Người trẻ thích nghi giữa Covid-19: Đang làm giám đốc kinh doanh chuyển sang dạy tiếng Anh, nhân viên marketing trở thành giáo viên yoga
Covid-19 khiến nhiều người trẻ mất việc nhưng cũng không ít trong số đó chủ động tìm một con đường riêng cho mình. Chủ động hay bị động, họ đang từng bước tìm lại sự ổn định trong công việc và cân bằng cuộc sống.
Minh 28 tuổi, từng làm nhân viên cho một công ty sự kiện. Khi tôi gọi điện, Minh đang dở tay trong khu vườn trồng đủ thứ rau màu và cây ăn quả. Covid-19 ập tới, cậu không biết sẽ loay hoay như thế nào ở Hà Nội khi các dịch vụ, sự kiện đa phần đều dừng lại. "Hay là về Mộc Châu một thời gian rồi tính?", hồi đó cậu đắn đo lắm. Cậu lớn lên ở Mộc Châu cho tới khi xuống Hà Nội học đại học. Giờ nghĩ lại, chắc Minh cũng hài lòng với lựa chọn của mình. Làm nông nghiệp vốn không phải điều đơn giản nhưng cậu kể sau 3 tháng, Minh đã có một mảnh vườn nhỏ cũng không thua kém gì các mô hình trồng trọt người ta hay ngợi khen trên báo đài. Nếu dịch bệnh còn tiếp diễn, Minh đùa khéo cậu sẽ ở lại Mộc Châu, làm nông nghiệp và làm homestay như trên Đà Lạt.
"Em vui với công việc hiện tại lắm anh, kinh tế thì chắc chắn không tốt như khi còn ở trên Hà Nội nhưng em ngủ ngon hơn và không phải dùng thuốc", một thời gian ngắn sau khi mất việc, cậu đã dùng thuốc ngủ và thuốc trầm cảm.
Minh không phải ngoại lệ trong câu chuyện người trẻ chuyển hướng công việc vì Covid-19. Thị trường việc làm hiện tại càng co hẹp, các công ty cắt giảm nhân sự hoặc chỉ tuyển những vị trí chất lượng cao với mức lương cũng khó khăn hơn trước kia rất nhiều. Bạn phải chọn tách mình ra hẳn vòng xoáy đó và mở một lối đi riêng cho mình.
Vì Covid-19, có nhiều người trẻ đành phải đi tìm một công việc khác mà đôi khi, họ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ theo đuổi. Nhưng cũng có nhiều người, vì Covid-19 nên đã sẵn sàng dấn thân theo đam mê, chủ động gây dựng công việc mới. Có nhiều người, ở giao điểm của hai lối đi đó.
Covid-19 đã thực sự thay đổi những định nghĩa, quan điểm truyền thống của nhiều người về "công việc", "công việc ổn định" hay suy nghĩ phải bám trụ lấy thành phố. Trong một thế giới công việc ngả nghiêng đầy biến động, để đứng vững, bạn phải "nghiêng theo trục" và chấp nhận thay đổi để thích nghi.
Với nhiều bạn trẻ, Covid-19 đã giúp họ thoát ra khỏi được một "cuộc đua chuột", chọn một con đường chông chênh hơn nhưng dần bứt ra khỏi cuộc khủng hoảng công việc toàn cầu.
Nguyễn Văn Hiền: Từ giám đốc kinh doanh tới giáo viên dạy tiếng Anh
Trước Covid-19, mình từng làm giám đốc kinh doanh cho một công ty du lịch cỡ vừa ở Hà Nội. Vì công ty chủ yếu phuc vu khach du lich nươc ngoai nên moi thư gân như đong băng, công ty căt giam nhân sư. Dù du lịch nội địa có phục hồi được một phần trong dịp hè nhưng du lịch quốc tế chắc phải tới hết năm sau. Tuy mình không bi cho nghi viêc nhưng lương cung chi con đươc nhân một nưa va lam it ngay hơn.
Dịch ập đến thì cũng phải lựa theo công việc mà thay đổi. Mình quyết định chuyển sang công việc đi dạy tiếng Anh tại trung tâm vi đo cung la một trong nhưng đam mê va mong muôn theo đuôi từ lâu của mình rồi. Covid-19 vưa mang đên nhưng kho khăn nhưng cung tao ra cơ hôi đê co nhiêu thời gian hơn, tập trung phat triên thêm niêm đam mê thư hai. Mình nghĩ cũng may mắn khi là dân kinh doanh nên "xoay" cũng nhanh; kể cả nếu không đi dạy thì chắc vẫn sẽ tìm được cách khác để thay đổi phù hợp với thời cuộc.
Đại dịch giúp mình hiêu câu nói "không nên bo trưng vao môt gio" thưc sư rât đung đăn. Trong giai đoan này, kho khăn nhiêu nhưng cơ hôi cung không it nên ngươi tre hay tân dung thơi gian nay đê khai pha ban thân ơ nhưng khia canh mơi, danh thơi gian trau dôi thêm kiên thưc chuyên sâu ma trươc đây vi qua bân rôn ma chưa săp xêp đươc thơi gian tim hiêu. Như đợt dịch Covid-19 này, mình có nhiều thời gian để học tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng dạy học.
Đi qua hai lần dịch bùng phát tại Việt Nam, Covid-19 khiến mình nhận ra se không co sư ôn đinh nao la mai mai, môi chung ta phai luôn luôn chu đông thich ưng vơi sư thay đôi cua môi trương xung quanh, luôn luôn tư lam mơi mình va không ngại thư thach ban thân ơ nhưng điêu mơi me hơn. Đăc biêt la đưng quên mang trong minh sư chuân bi đê đôi pho vơi nhưng tinh huông xâu bât ngơ diên ra trong cuôc sông.
Đặng Ngọc Thúy: Nhân viên công ty tư vấn du học đến makeup artist
Mình rời Hà Nội, rời "thành phố chật chội náo nức" cũng được vài tháng kể từ khi hết giãn cách xã hội đợt một. Sài Gòn là điểm đến của mình, vẫn là một thành phố đông đúc khác nhưng ở đó có cơ hội cho mình phát triển với một nghề mới: Makeup artist. À, nhiều người vẫn đùa gọi là "thợ trang điểm" cho nó dân dã, gọi thế nào cũng được.
Không nằm trong nhóm bị cắt giảm vì Covid-19 nhưng mình cũng hiểu công ty khó khăn như thế nào. Dịch bệnh khiến cho công ty mình gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận khách hàng, khối lượng công việc và thời gian làm việc của nhân viên cũng được cắt giảm và tất nhiên là thu nhập cũng giảm một chút so với trước khi có dịch. Đó là lúc niềm đam mê với makeup trỗi dậy. Và mình quyết định đây là thời điểm thích hợp nhất để đi theo một con đường mới.
Tất nhiên khi chuyển qua một công việc mới, khó khăn là điều không tránh khỏi, dù mình có lý tưởng và đam mê công việc tới nhường nào. Lăn lộn ở một thành phố mới với công việc mới thực sự không dễ dàng chút nào. Nghề trang điểm nhìn qua thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất chúng mình luôn cần trau dồi và cập nhật các kiến thức cũng như xu hướng trang điểm mới nhất. Ví dụ như trong mùa dịch, nhiều sự kiện hay đám cưới bị hoãn, mình không thể kiếm được thu nhập từ nghề trang điểm, nhưng mình dành thời gian đó để củng cố cũng như nâng cao tay nghề thì sẽ tốt hơn là ở nhà than vãn và chờ đợi. Nghề nào cũng vậy, nếu ngày nào chúng ta cũng chỉ tập trung và dành hết thời gian vào công việc hiện tại thì có thể sẽ quên mất việc trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân và cho chính công việc đó. Đôi khi một quãng nghỉ để nhìn lại cũng là một điều tốt.
Công việc là một khái niệm tương đối khi mình chỉ nghĩ tới việc làm kiếm tiền trong khi cuộc sống còn rất nhiều "công việc" khác mà nếu không có đợt dịch này, chắc mình cũng sẽ trì hoãn rất lâu nữa mới thực hiện. Ở Sài Gòn, ngoài việc đi học, đi thực hành trang điểm, mình có thời gian ở nhà để tập luyện, đọc sách, học tập... đủ thứ "công việc" cần cho cuộc sống mà nếu không vì Covid-19, mình khó có thể nhận ra nó cần thiết như nào.
Thay vì ngồi một chỗ càm ràm vì công việc, bạn nên tận dụng cơ hội này để tự nhìn lại bản thân mình đang có gì và thiếu gì, từ đó tìm ra những công việc có thể lấp đầy khoảng thời gian trống và giúp mình trở nên tốt đẹp hơn sau khi dịch bệnh qua đi. Mình nghĩ nên nhìn sự việc ở mặt tích cực để có thể chung sống với nó.
Đan Anh: Nhân viên marketing cho công ty đa quốc gia chuyển sang làm HLV Yoga trị liệu
Trước Covid-19, mình làm marketing cho một tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh rồi chuyển qua làm marketing ở một số Startup và có nhận thêm job freelance. Dần dần, job ít đi vì doanh nghiệp cắt lỗ không chạy các chiến dịch như dự định nữa, đồng thời mình cũng không thấy hứng thú với việc làm toàn thời gian nên khi bị cách ly xã hội, mình sẵn nghỉ việc luôn.
Ở thời điểm hiện tại, mình đã chuyển sang làm huấn luyện viên yoga trị liệu phục hồi và có 1 thương hiệu bánh không mập thường phục vụ đối tượng các bạn nữ thèm ăn bánh nhưng ngại béo. Vốn rất trân trọng giá trị sức khỏe, nên trong thời gian nghỉ dịch mình càng nhận thấy sức khỏe là chìa khóa cho một cuộc sống vui vẻ, chỉ cần khỏe mạnh mình đã thấy cuộc sống này đẹp nhiều rồi. Nên mình quyết định tìm một hướng nào đó mang lại giá trị về sức khỏe cao. Bên cạnh đó, nghỉ dịch rảnh rỗi làm bánh và bán thử thấy mọi người rất ủng hộ nên mình vẫn giữ việc bán bánh không mập này tới bây giờ và dự định sẽ "nuôi" nó lớn luôn.
Khi cho mình thời gian ngẫm lại những gì đã xảy ra trong Covid-19, mình nhận ra rằng không chỉ riêng công việc mà bất kì điều gì trong cuộc sống đều là vô thường, mọi việc có thể diễn biến theo bất kì cách nào mà không phải lúc nào mình cũng tính được, công việc cũng vậy, có thể có biến động. Thêm nữa, công việc dù sao cũng chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, khi nghỉ dịch, mình mới thấy trân trọng và để tâm hơn tới những khía cạnh khác như là chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, quan hệ với bố mẹ, gia đình họ hàng, phát triển kỹ năng của bản thân để không bị phụ thuộc vào một công ty bất kì.
Mình học yoga cũng lĩnh hội được những triết lý hay ho. Những thay đổi này thật ra vì chúng ta đang sống trong nó nên thấy nó to lớn, còn nếu đổi góc nhìn rộng ra cả một khoảng thời gian của vũ trụ thì những biến động hiện tại cũng chỉ như những gợn sóng nhỏ thôi. Việc thay đổi công việc từ một cô nàng suốt ngày cắm mặt vào màn hình máy tính trong phòng điều hòa sang việc trở thành một huấn luyện viên Yoga giúp mình củng cố thêm niềm tin rằng sức khỏe và sức học là quan trọng nhất. Chỉ cần luôn khỏe mạnh, minh mẫn và chịu khó học hỏi mỗi ngày, thì bản thân sẽ có một sự tự tin nhất định trước mọi biến cố của cuộc sống hay công việc. Và khi ta luôn vận động và học hỏi, làm mới và làm giỏi bản thân mình lên mỗi ngày, thì khi có biến động gì mình vẫn không sợ gì cả, vì mình vẫn có những giá trị nhất định. Vì Cơ hội = May mắn Sự chuẩn bị. Mình phải luôn trong tư thế sẵn sàng cho mọi thử thách mới.
Giang Nguyễn: Chàng hướng dẫn viên du lịch đi khắp thế giới bán cà phê online
Gọi là khắp thế giới thì cũng hơi quá, nhưng quả thật mình có may mắn được đi khá nhiều nước. Đến bây giờ khi dịch bệnh phải ở nhà, chưa biết tới khi nào các đường bay quốc tế mới nối lại, mình thấy nhớ công việc cũ rất nhiều.
Trước Covid-19, mình làm hướng dẫn viên du lịch, từ khi dịch bùng phát thì mình cơ bản thất nghiệp. Trong thời gian có dịch, mình đã tìm kiếm công việc mới và quyết định làm cà phê từ giữa tháng 7.
Việc thay đổi cũng là tất yếu khi mình cần công việc để có thu nhập chăm lo cho cuộc sống gia đình. Gắn bó với du lịch hơn 10 năm, việc bắt đầu một ngành nghề mới thực sự khó khăn; mình hiểu rằng sẽ mất thời gian để làm quen và nỗ lực rất lớn để có được thành quả ở ngành nghề mới. Còn cà phê, mình đã học và theo đuổi hơn hai năm. Nó là thứ mình yêu thích, có kinh nghiệm và mong muốn làm nó như một công việc chính. Tất nhiên mình cũng có thể quay trở lại làm du lịch khi dịch trôi qua và nền kinh tế phục hồi.
Nhờ Covid-19 mà mình cảm nhận được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, các phương án dự phòng trong công việc. Rằng, chúng ta sẽ rất dễ tổn thương nếu chỉ dựa vào một công việc, một nguồn thu nhập nên việc xây dựng một khung tài chính rõ ràng là điều cần thiết. Covid-19 cũng giúp mình nhìn nhận tầm quan trọng của những ngành nghề khác nhau trong xã hội, ngành nào bị ảnh hướng lớn nhất, ngành nào ít bị ảnh hưởng khi nền kinh tế - xã hội bất ổn.
Mình nghĩ rằng có một số cách để các bạn trẻ thích nghi với biến động mùa Covid-19 như cắt giảm mọi khoản chi không cần thiết, giữ tiêu chuẩn sống ở mức độ hợp lý theo khả năng, duy trì công việc tạo ra thu nhập ổn định, trường hợp thu nhập bị ảnh hưởng các bạn cần tìm cách để có thêm thu nhập như các công việc bán thời gian online, online hóa các sản phẩm các bạn bán (nếu có), thậm chí dịch vụ chuyển phát cũng là ngành bạn có thể cân nhắc. Công nghệ và sự nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng là những điểm mạnh của người trẻ. Các bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch công việc trong mùa Covid-19 để khi dịch qua đi các bạn có thể triển khai luôn.
Ở thời điểm hiện tại, áp lực và trách nhiệm là điều thôi thúc mình phải làm việc và nỗ lực hơn mỗi ngày. Một câu nói luôn ám ảnh trong đầu mình đó là "Nếu bạn không làm thì vợ con bạn sẽ đói". Mặc dù khó khăn nhưng mình luôn hướng tới những điều tích cực, tìm giải pháp cho công việc hiện tại. Ở khía cạnh nào đó mình cảm thấy Covid-19 đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tái cơ cấu kinh tế - xã hội, mang tới cả nguy hiểm và cơ hội cho mọi người.
***
Trong câu chuyện của cả 4 người trẻ đến từ những ngành nghề và định hướng khác nhau, người ta dễ dàng thấy được, dịch Covid-19 đã thay đổi và tác động rất nhiều tới công việc và quan điểm sống của mọi người lớn như thế nào. Chúng ta nhận ra sức khỏe trở nên vô cùng quan trọng, việc học tập và trau dồi kiến thức là không bao giờ thừa, đam mê và con đường khác biệt là hướng đi giúp chúng ta định vị bản thân và luôn kiến tạo những con đường riêng để không bao giờ rơi vào ngõ cụt. Và quan trọng hơn cả, hãy luôn rộng mở trước những cơ hội, để tinh thần có thể thoải mái và chấp nhận mọi sự thay đổi, vốn khó có thể nắm bắt trong thế giới đầy biến động này.
Có thể họ là những người may mắn với con đường mới khi ngoài kia còn hàng triệu người trẻ đang chật vật với công việc; nhưng may mắn hay thành công chỉ là bề nổi của câu chuyện. Không có con đường nào dễ dàng thời hậu Covid-19, nhất là những người "phạt cỏ" vạt cho mình một ngã rẽ hoàn toàn. Bằng sự lạc quan, kinh nghiệm và kiến thức trau dồi vững vàng, lòng đam mê, sự sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, những người trẻ có thể vượt qua đại dịch này thành công và làm thay đổi thế giới công việc, viết lại những giá trị cuộc sống không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
VĐV Hàn Quốc có ngoại hình thu hút không kém hot girl, người mẫu Sau hơn 4 năm bỏ việc văn phòng, Song Min-ji trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Cô hút lượng fan lớn nhờ ngoại hình nổi bật, vóc dáng chuẩn mẫu. Song Min-ji là vận động viên 3 môn phối hợp (chạy bộ, bơi và đua xe đạp) người Hàn Quốc. Cô thu hút sự chú ý nhờ thành tích chuyên môn cùng...