Những chi tiết nội thất cần lưu ý để nhà không tích bụi
Để căn nhà của bạn sáng sủa, sạch sẽ hơn thì 8 yếu tố sau bạn nên lưu ý khi trang trí.
Không nên lắp các tủ có quá nhiều ngăn lưu trữ mở
Những chiếc tủ có quá nhiều ngăn chứa đồ mở (không có cánh) có thể là nơi chứa bụi, đồng thời tăng thêm không gian dọn dẹp cho bạn. Với những kiểu tủ này, bạn sẽ rất mất thời gian để có thể làm sạch từng khe, kẽ. Đương nhiên những kiểu thiết kế mở này có tác dụng trang trí tốt, giúp bạn “khoe” được những món đồ xinh xắn trong nhà ( chậu cây, sách, đồ lưu niệm), nhưng đồng thời cũng rất dễ tích bụi bẩn. Tốt nhất là bạn nên làm các loại tủ, kệ trữ đồ kín, có cửa kính chắn.
Hạn chế các loại mành (tre, nhựa) nhiều thanh mảnh
Những chiếc rèm này thường được lắp ở cửa sổ, ban công, là những nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài nên rất dễ tích bụi bẩn. Lâu ngày, chúng trở nên xỉn, ố, làm giảm thẩm mỹ của căn nhà bạn. Tốt nhất là thay bằng rèm vải, bạt… có thể dễ dàng làm vệ sinh định kỳ.
Không nên làm sàn có màu quá tối, dễ nhìn rõ bụi bẩn
Nếu bạn chưa kịp lau chùi, lớp bụi bẩn bám lên sàn sẽ lộ ra rất rõ, khiến nhà bạn trông nhớp nháp, kém vệ sinh.
Gia chủ cần vệ sinh và chăm sóc thảm phòng khách rất thường xuyên. Ảnh: Aboluowang
Hạn chế trải thảm trong phòng khách
Trải thảm đương nhiên giúp căn nhà bạn sang trọng, bắt mắt hơn. Tuy nhiên, bụi rất dễ bám vào thảm, chưa kể chân người qua lại chùi vào thảm, lâu ngày khiến chiếc thảm xỉn màu, kém sang trọng. Chưa kể, thảm là thứ bạn không thể giặt thường xuyên, lâu ngày có thể tích trữ vi khuẩn, lây bệnh cho cả gia đình.
Không nên lắp đèn trần có miệng đèn hướng lên trên
Video đang HOT
Lâu ngày, bụi hay các loại côn trùng chết trong vỏ đèn sẽ khiến bạn gặp không ít phiền toái khi dọn dẹp, vệ sinh. Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên lắp loại đèn âm trần, vừa an toàn và vừa sạch sẽ. Đương nhiên so với những chiếc đèn nổi thì đèn âm trần được đánh giá là đơn điệu, nhưng về lâu dài thì sử dụng chúng hợp lý hơn nhiều.
Không nên lắp các vách ngăn cách điệu
Các loại vách ngăn cách điệu thường được chọn để ngăn không gian một cách hiệu quả, đồng thời đạt được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, những loại vách ngăn này có hoa văn tương đối cầu kỳ, lâu dài sẽ tích bụi vào các khe, kẽ, gây ra sự mất vệ sinh, lại rất khó lau dọn.
Không nên lắp thùng rác ẩn trong tủ bếp
Nhiều gia chủ thiết kế nội thất bếp “giấu” thùng rác ngay trong tủ bếp, với mục đích giúp phòng bếp gọn gàng, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không thích hợp, thậm chí biến tủ bếp thành khối vi khuẩn khổng lồ, nhất là vào mùa hè, đặc biệt nếu bạn quên đổ rác. Chưa kể, lâu ngày, mùi rác tích tụ gây ô nhiễm không khí bếp. Tốt nhất là nên để thùng rác ở ngoài.
Sử dụng bồn cầu treo tốt hơn là bồn cầu bệt
Bồn cầu treo tường giúp cho chân bồn cầu không chạm vào mặt đất, từ đó hạn chế tích vi khuẩn, nước chảy… ở các khe kẽ. Bạn cũng sẽ dễ dàng làm vệ sinh bồn cầu định kỳ.
10 cách hay ho giúp tận dụng không gian trống trong gầm cầu thang, ai vào chơi nhà cũng tấm tắc khen
Những gợi ý dưới đây sẽ tạo cảm hứng cho bạn thiết kế lại khu vực gầm cầu thang đẹp ấn tượng.
1. Tạo một khu vườn
Nếu bạn có một vài cây trồng ưa bóng trong nhà, bạn có thể tạo một góc nhỏ ấm cúng cho chúng ngay dưới cầu thang. Đặt những chậu cây xen kẽ những vật dụng trang trí như giỏ và sách trên giá đỡ là có thể biến không gian dưới gầm cầu thang thành một thiên đường xanh nhỏ.
2. Tạo một thư viện
Đây là một ví dụ khác khi giá đỡ tích hợp hữu ích với những không gian dưới cầu thang. Hãy thiết kế một thư viện ấn tượng dưới gầm cầu thang. Nếu bạn có một kho tàng sách nằm trong hộp đã nằm trong hộp quá lâu thì đây là một cách tuyệt vời để mang chúng ra ngoài.
3. Tạo quầy bar nhỏ
Đây là một trong những ý tưởng thiết kế gầm cầu thang cực hay. Bạn có thể pha cocktail và uống cùng với người thân và bạn bè ngay tại đây.
4. Tủ đựng đồ
Không gian dưới cầu thang là một lựa chọn hoàn hảo để tạo một nơi lưu trữ đồ. Lắp tủ hoặc ngăn kéo đơn giản là có thể lưu trữ nhu yếu phẩm.
5. Tạo không gian làm việc
Bạn có thể tạo ra một không gian làm việc đầy phong cách ngay dưới gầm cầu thang. Bố trí một chiếc bàn vừa vặn, ghế và máy tính là xong.
6. Trưng bày những đồ trang trí
Nếu bạn thích một nơi có thể trưng bày những vật dụng trang trí gần gũi và thân thiết, nhưng lại thiếu không gian, đừng tìm đâu xa ngoài không gian dưới cầu thang. Lắp kệ và trưng bày đồ trang trí yêu thích của bạn ngay tại đây, tại sao không?
7. Trưng bày rượu vang
Nếu đam mê rượu vang, hãy tạo hang động rượu vang dưới gầm cầu thang. Lắp cửa kính để bạn có thể thấy bộ sưu tập rượu vang của mình.
8. Nơi chợp mắt
Khi bạn sống trong một ngôi nhà nhỏ, mọi không gian đều quý giá. Khu vực gầm cầu thang nếu không được sử dụng làm không gian làm việc, có thể đặt một chiếc giường gấp. Bạn sẽ có một nơi để chợp mắt.
9. Góc cho trẻ nhỏ
Không có đủ không gian để cất giữ đồ chơi trẻ em và các vật dụng cần thiết khác vậy thì hãy làm theo ý tưởng tuyệt vời này. Hãy lấp đầy không gian dưới cầu thang bằng kệ và hộp cất những món đồ của con bạn như sách, thú nhồi bông,...
10. Không gian giặt là
Thay vì dành cả một căn phòng để giặt giũ, tại sao bạn không đặt nó dưới gầm cầu thang? Cho máy giặt và máy sấy trong không gian này sẽ tiết kiệm diện tích hơn rất nhiều.
Thả 3 viên đá lạnh xuống chậu hoa, cô gái không ngờ "chế" ra thứ hữu ích thế này Những viên đá sẽ tan ra thành nước một cách chậm chạp, và giúp cây có thời gian để hấp thu lượng nước chúng cần một cách từ từ. Phương pháp tưới cây bằng đá lạnh vốn xuất phát từ những người trồng hoa lan ở Mỹ. Họ chỉ tưới lan một lần trong tuần bằng cách cho ba viên đá nhỏ vào...