Những chỉ dấu định hướng chính sách lãi suất
Sau cú “rà phanh” lãi suất tháng 6, Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed- ngân hàng trung ương) nhiều khả nảng tăng lãi suất chủ chốt một lần nữa trong tháng 7, qua đó đưa lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương này lên mức cao nhất trong hơn hai thập niên.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/6, lần đầu tiên trong vòng 18 tháng, Fed đã quyết định tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất 11 lần liên tiếp. Chuyên gia kinh tế George Ratiu đánh giá, qua bước đi này, Fed đã đồng thời đạt được hai mục tiêu then chốt. Thứ nhất là tạo “quãng nghỉ” cho các chính sách tiền tệ có thời gian phát huy hiệu lực, đồng thời lắng nghe phản ứng của thị trường để có các điều chỉnh kịp thời. Thứ hai là tái khẳng định cam kết chống lạm phát về dài hạn của Fed và tránh cho nền kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ “hạ cánh cứng”.
Hơn 1 tháng qua, tình hình kinh tế đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Thực tế này khiến giới phân tích cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất 25 điểm phần trăm nữa sau cuộc họp hai ngày 25-26/7 (theo giờ Mỹ) của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed. Nhiều chuyên gia, trong đó có ông Joseph Gagnon tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) và ông Michael Gapen, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Bank of America (BoA), dự đoán mức tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tuần này là quyết định phù hợp. Lãi suất cho vay mới của Fed sẽ lên biên độ 5,25-5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001.
Video đang HOT
Báo cáo mới về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) cho thấy áp lực lạm phát đang giảm dần và ngày càng tiệm cận ngưỡng mục tiêu 2%, qua đó khẳng định chính sách tiền tệ của Fed đang đi đúng hướng. Bên cạnh đó, báo cáo công bố ngày 20/7 vừa qua của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lần đầu giảm xuống mức 228.000 trong tuần kết thúc vào ngày 15/7, thấp nhất kể từ tháng 5. Thị trường việc làm tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,6%. Thị trường nhà đất đón nhận nhiều thông tin tích cực. Tăng trưởng kinh tế trong hai quý đầu năm 2023 nhìn chung khởi sắc do chi tiêu của người tiêu dùng mạnh hơn dự kiến. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ của Conference Board đã tăng lên 117 trong tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 7/2021, từ mức 110,1 của tháng 6. Nhà kinh tế trưởng Dana Peterson của Conference Board cho biết: “Niềm tin cao hơn thể hiện rõ ràng ở tất cả các nhóm tuổi, kể cả những người tiêu dùng có thu nhập dưới 50.000 USD và những người thu nhập hơn 100.000 USD”… Đây là các chỉ dấu chứng tỏ kinh tế Mỹ đã tránh được nguy cơ suy thoái về ngắn hạn, trở thành cơ sở để các nhà hoạch định chính sách của Fed nghĩ tới một đợt tăng lãi suất trong tháng này.
Một chỉ dấu quan trọng khác là tỷ lệ lạm phát. Báo cáo ngày 12/7 cho thấy lạm phát tại Mỹ giảm xuống còn 3,2% trong tháng 6, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của Fed khá thận trọng và chưa muốn ngay lập tức đảo chiều chính sách siết chặt lãi suất theo đuổi suốt 18 tháng qua. Bà Lorie Logan, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas, bày tỏ quan ngại rằng xu thế hạ nhiệt lạm phát liệu đã đủ ổn định để khiến Fed chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất. Christopher Waller, một thành viên Ban thống đốc của Fed, cũng nói rằng ông muốn thấy “những kết quả chắc chắn hơn và xu thế lạm phát hạ nhiệt không phải là điều may mắn. Dừng chu kỳ tăng lãi suất lúc này sẽ đi kèm với các rủi ro”.
Kết quả thăm dò của Reuters công bố cuối tuần trước cho thấy 63% các chuyên gia kinh tế khi được hỏi nói rằng một đợt tăng lãi suất nữa là hợp lý. Bà Anna Wong, nhà kinh tế trưởng tại Bloomberg Economics, chia sẻ: “Lạm phát vẫn chưa giảm đủ nhanh và ổn định để Fed ngừng nâng lãi suất. Tôi tin nhiều thành viên Fed vẫn muốn có thêm 1 lần tăng lãi suất nữa sau đợt tháng 7″. Trả lời phỏng vấn nhật báo Phố Wall, ông Doug Porter, chuyên gia kinh tế hàng đầu của BMO Capital Markets, đánh giá “mặc dù các số liệu mới nhất rất đáng khích lệ, song cuộc chiến thực sự mới bắt đầu. Theo chuyên gia này, lạm phát có hạ nhiệt nhưng thực chất là giảm từ mức đỉnh 4% hồi năm ngoái. Lạm phát lõi, nhất là liên quan tới giá lương thực và năng lượng vẫn rất cao, cần có thêm thời gian để đánh giá.
Hiện vẫn có thông tin về khả năng Fed lùi đợt tăng lãi suất sang cuộc họp tháng 9. Chuyên gia Dan North, kinh tế gia trưởng tại Allianz Trade, khuyến cáo chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt dòng tiền của Fed có lẽ nên chậm lại vì nhiều đợt tăng lãi suất chưa có cơ hội ảnh hưởng đầy đủ đến nền kinh tế. Ông Raphael Bostic, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, cũng cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ nên chờ đợi để thị trường có thời gian “ngấm” các chính sách và chưa cần thiết phải vội vàng nâng lãi suất từ nay tới cuối năm. Chuyên gia Avraham Shama, cựu hiệu trưởng Trường Kinh doanh của Đại học Texas, thậm chí còn cảnh báo tăng lãi suất trở lại trong bối cảnh hiện nay là sai lầm có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh và đẩy nền kinh tế số một thế giới vào vòng xoáy suy thoái. Theo ông Avraham, Fed đã phần nào kiểm soát lạm phát thành công trong hơn 1 năm qua, song ngân hàng trung ương Mỹ chưa nhận thấy “các điểm mù” của chính sách siết chặt dòng tiền trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy giới chuyên gia kinh tế nghiêng về kịch bản Fed nối lại chu kỳ tăng lãi suất cơ bản ngay trong tháng 7 này.
Nga lần đầu tăng lãi suất trong hơn một năm qua
Ngày 21/7, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, thêm 100 điểm cơ bản lên 8,5%, trong bối cảnh đồng ruble yếu và áp lực lạm phát cao.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên CBR tăng lãi suất trong hơn một năm qua, kể từ tháng 2/2022, khi thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20% như một biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga "thay đổi mạnh". Tháng 9/2022, CBR cắt giảm lãi suất xuống còn 7,5%.
Trong một tuyên bố, CBR cho biết rủi ro lạm phát đã gia tăng đáng kể trong trung hạn và nhu cầu trong nước đang vượt quá năng lực sản xuất.
Điều này làm tăng áp lực lạm phát, trong khi việc đồng ruble mất giá trong năm nay cũng làm tăng đáng kể rủi ro lạm phát.
Ngân hàng này đã nâng dự báo lạm phát vào cuối năm nay lên mức 5,0-6,5%, từ mức 4,5-6,5% đưa ra trước đó, và để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Hiện tỷ lệ lạm phát của Nga đã giảm xuống dưới mức mục tiêu 4% của CBR sau khi tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong hơn 20 năm.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của CBR dự kiến diễn ra vào ngày 15/9 tới.
Lạm phát của Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay Các số liệu công bố ngày 26/5 cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát của Mỹ, đã tăng vào tháng 4 vừa qua, đảo ngược đà suy giảm những tháng gần đây và làm dấy lên lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi...