Những chất độc không thể ngờ tới trong Coca Cola
Coca-Cola đã trở thành trung tâm bàn luận kể từ khi nước uống có ga có mặt xuất hiện trên thị trường. Những tin đồn xung quanh thành phần các chất trong Coca-Cola khiến cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên đây vẫn là &’bậc đế vương’ trong những thức uống tuyệt vời nhất.
1. Rượu
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Quốc gia Pháp về các vấn đề người tiêu dùng, hơn một nửa Coca – Cola chứa một lượng rượu rất nhỏ. Đừng quá lo lắng, bạn có thể uống 13.000 lon Coca – Cola mới có thể say.
Các nhà khoa học đã thử 19 mẫu và phát hiện nồng độ cồn xấp xỉ 10mg/l. Nghiên cứu này đã gây ra nhiều bức xúc, nó phân chia cộng đồng người Hồi giáo thành 2 phe: Một số ủng hộ, số còn lại phản đối Coca – cola. Trong khi nhiều người Hồi giáo không thể chấp nhận được nếu sản phẩm chứa 0.001% rượu, một số lại cho rằng hàm lượng đó là có thể chấp nhận được vì hàm lượng này cũng được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm khác.
2. Axit Citric
Các sản phẩm thường sử dụng axit citric như một chất làm tăng hương vị. Nhưng 99% axit citric đưa vào đồ ăn và nước uống đều không có nguồn gốc từ thực vật. Axit citric được chiết xuất từ chanh, cam hay nho là quá xa xỉ cho các tập đoàn. Vậy nên chúng ta đưa vào cơ thể mình axit citric nhân tạo khi bạn nhấp từng ngụm Coca – Cola.
Tuy nhiên, sự lo ngại về axit citric trong Coke ảnh hưởng xấu tới sức khỏe có thể là một sai lầm. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nha khoa của Anh đã xác nhận mối liên hệ mật thiết giữa đồ uống có ga và sự ăn mòn men răng. Sử dụng ít nhất 4 cốc đồ uống có ga mỗi ngày có nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng cao gấp 252% ở độ tuổi 12 và 513% ở độ tuổi 14 so với người không uống nước có ga. Men răng bị ăn mòn do axit tác dụng với thành phần Can – xi trong răng. Axit càng mạnh thì phản ứng này xảy ra càng nhanh. Coca Cola có pH là 2.525 và axit citric là axit yếu nên chúng ta không cần quá lo lắng về sự ăn mòn men răng do axit này.
Và bây giờ là thành phần gây nhiều lo ngại hơn
3. Axit phosphoric
Axit phosphoric được sử dụng là chất axit hóa và tạo vị chua cho Cola. Axit này kết hợp với một lượng lớn HFCS – một loại xiro ngô đã xử lý enzyme để tạo độ ngọt mong muốn – tạo cân bằng axit trong đồ uống có ga. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ đã cung cấp các bằng chứng về mối quan hệ giữa sử dụng Coca – Cola và chứng loãng xương. Một vài nghiên cứu khẳng định rằng axit phosphoric làm giảm hàm lượng Can – xi. Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Y tế của Hoa Kỳ cũng phát hiện việc uống nhiều hơn 2 cốc Cola một ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận.
Video đang HOT
Coca – Cola chứa rất nhiều loại axit khác nhau nhưng những axit này không đủ mạnh để hoàn tan móng tay răng hay một đồng xu trong bốn ngày.
4. Thủy ngân
Viện chính sách nông nghiệp và thương mại Mỹ đã tìm thấy 9/20 mẫu kiểm tra chứa HFCS kết hợp với thủy ngân trong Coca – Cola. Viện này cũng phát hiện được 55 loại thực phẩm dành cho trẻ em và nước ngọt chứa thủy ngân ở dạng liên kết với các chất vô cơ hay hữu cơ. Bạn có thể thấy trong bảng sau có nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn Coca – Cola. Hàm lượng thủy ngân trong Coca – Cola cũng ở mức khá cao:
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào mà thủy ngân có thể kết hợp với HFCS, đây có thể là câu trả lời cho bạn: Thủy ngân cùng axit clohidric (HCl) được sử dụng trong quá trình tách tinh bột từ hạt ngô. Công nghệ sản xuất HFCS lạc hậu là một nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một tin vui cho những tín đồ của Coca – Cola đó là cách thức sản xuất.
5. Natri Benzoat
Các nhà máy chế biến thực phẩm thường sử dụng Natri benzoat bổ sung vào sản phẩm để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hay nấm – nói cách khác đây là chất bảo quản. Bạn có thể tìm thấy chúng trong đồ uống có ga, giấm, nước tương, nước sốt, mứt, nước hoa quả thậm chí cả mỹ phẩm và thuốc. Chúng thường được ghi trên bao bì là natri benzoat hay E211. Trong dung dịch có axit citric chúng sẽ phản ứng với nhau tạo ra benzen – một chất độc đối với cơ thể.
Chương trình Quốc tế về an toàn hóa chất không tìm thấy tác động xấu của chất này đến con người ở nồng độ 650 – 830 mg/ ngày. Ảnh hưởng của nồng độ cao hóa chất này chưa được biết tới nhưng chắc chắn đó là tác động tiêu cực. Natri benzoat không xuất hiện trong các thực phẩm và đồ uống một cách tự nhiên chúng được đưa vào sản phẩm và các công ty sản xuất thường che mắt người tiêu dùng dưới tên gọi chất kháng khuẩn.
Cuộc sống hiện đại không thể thiếu các loại thực phẩm, nước uống được chế biến sẵn và quá trình chế biến an toàn hay không đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Coca – Cola đang trong quá trình loại bỏ chất phụ gia gây tranh cãi ở Anh do áp lực của người tiêu dùng.
6. Benzen
Benzen là thành phần của dầu thô, xăng và thuốc lá – chúng được xếp hàng chất gây ung thư bảng A đối với con người. Hai nhà nghiên cứu Glen Lawrence và Lalita Garder đã mô tả phản ứng giữa Vitamin C (axit Ascorbic) với Natri Benzoat tạo ra Benzen trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa học thực phẩm.
Năm 2005, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phát hiện 10/200 mẫu nước giải khát chứa hàm lượng benzen vượt mức 5 phần tỉ (5 ppb) vượt ngưỡng cho phép. Năm tiếp theo FDA công bố kết quả kiểm tra sơ bộ 100 loại nước giải khát. Hầu hết đều nằm trong giới hạn, chỉ có 4 sản phẩm vượt ngưỡng 5 ppb. Trong đó, có 2 sản phẩm hàm lượng benzen cao gấp 18 lần mức cho phép.
Mức cho phép là 5 ppb, nhưng ai cũng hiểu an toàn tuyệt đối phải là không chứa benzen. Vậy nồng độ benzen trong Cola – Cola là bao nhiêu? Theo nghiên cứu của Ban điều tra môi trường Hoa kỳ: có khoảng 5 – 138 ppb benzen trong Coca – Cola.
7. 4-methylimidazole (4-MEI)
4-methylimidazole là sản phẩm phụ trong quá trình tạo màu caramel. Sản phẩm này cũng thường tạo thành khi nấu ăn dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Viện khoa học Quốc gia về Môi trường Y tế của Hoa kỳ xác định chất gây ung thư 2,4 methylimidazole là sản phẩm phụ của quá trình chế biến và chưa có quy định giới hạn về nồng độ trong các sản ph ẩm thực phẩm và đồ uống có ga.Hàm lượng 4-methylimidazole trong Coca – Cola xấp xỉ 130 mg/ 12 oz cao gấp 4 lần mức khuyến cáo không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
8. Aspartame – Đường hóa học
Aspartame là chất tạo độ ngọt nhân tạo có hàm lượng calo thấp, chúng ngọt hơn đường tự nhiên khoảng 200 lần và thường được gọi là đường hóa học. Chất này có trong nhiều loại sản phẩm kiểm soát cân nặng như nước ngọt, sữa chua, kẹo cao su, nước sốt, kẹo…
Tất nhiên, nó phổ biến không có nghĩa là tốt cho sức khỏe của bạn. Diet Coke chứa khoảng 180 mg/8.3 oz. Người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa aspartame và bệnh ung thư máu. Thí nghiệm trên chuột cho thấy ở nồng độ thấp 20 mg aspartame /kg khối lượng cơ thể làm gia tăng sự phát triển của bệnh ung thư bạch cầu. Các nhà thần kinh học, di truyền học, bác sỹ chuyên khoa tim mạch, các nhà sinh hóa học, độc dược học nghiên cứu về aspartame dưới nhiều góc độ khác nhau đều công nhận đường hóa học là tác nhân gây ung thư, gây nghiện, quái thai và có thể trở thành vũ khí hóa học theo phân loại của Lầu Năm Góc. Tuy vậy chúng vẫn tồn tại trong Coca – Cola được chúng ta sử dụng hàng ngày.
9. Bisphenol A
Bisphenol A (BPA) được cho là một chất hấp dẫn giới tính vì nó có cấu tạo hóa học tương tự như estrogen – hoocmon sinh dục nữ. Chất này cũng được sử dụng trong chế tạo nhựa polycarbonate, hộp thiếc. Và tất nhiên nó cũng có trong thành phần của Coke.
Tổ chức Y tế Thế giới đã có bằng chứng về tác động của chất này ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Tác động này có thể gây ra tổn thương não, chứng tự kỉ, chứng tăng động giảm tập trung. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Bisphenol A liên quan trực tiếp đến các bệnh như béo phì, thần kinh, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn sinh sản, tăng tần số đột biến DNA.
Coca – Cola đã chịu rất nhiều áp lực về vấn đề này khi 26% cổ đông giải trình về cách giải quyết những rủi ro từ Bisphenol A.
10. HFCS
HFCS (Xiro ngô có hàm lượng đường fructose cao) xuất hiện ở thị trường Mỹ năm 1967. Lượng tiêu thụ chất này bùng nổ từ thời điểm đó. Nó chính là nguyên liệu chính tạo vị ngọt trong Coca – Cola. Nhưng nó có thực sự tốt cho sức khỏe?
Các cơ quan về an toàn thực phẩm trên thế giới đều xếp HFCS vào nhóm an toàn và không có sự khác biệt nào với đường mía thông thường. Vấn đề là cả cả HFCS và đường mía đều có thể trở nên nguy hiểm khi sử dụng ở nồng độ cao. Một nhóm nghiên cứu của Đại học Princeton đã chứng minh việc sử dụng HFCS lâu dài sẽ dẫn đến thừa cân, gia tăng bất thường chất béo trong cơ thể. Đây chính là yếu tố gây nên các chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư, bệnh mạch vành.
Sự thật trên có thể không đủ để bạn đổ tất cả Coca – Cola của bạn xuống nhà vệ sinh nhưng chắc chắn chúng đã giúp bạn hiểu hơn về thứ mà bạn đang uống.
Theo Ngưới Đưa Tin
Chưa phát hiện tăm, đũa tre có chất độc hại
Chiều 5-9, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Chi cục này vừa lấy 6 mẫu tăm vip, 5 mẫu đũa dùng một lần tại một số chợ trên địa bàn để kiểm tra chất bảo quản, như natri sufil, lưu huỳnh dioxit, kim loại nặng như asen, chì, cadmi.
Kết quả, các mẫu tăm và đũa được phát hiện có sử dụng natri sufil, chì, cadmi nhưng trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế. Còn chất bảo quản và asen, tất cả các mẫu đều không phát hiện.
Tiến Hưng
Theo ANTD
Mẹ già đau ốm nuôi con bị chất độc da cam Đi khám bệnh, cụ Quyên mới hay, bản thân mình đã bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc da cam, nên các con cụ cũng trở thành nạn nhân của chất độc quái ác kia. Nhưng, lúc cụ phát hiện ra điều đó, cũng là lúc người chồng bỏ đi biệt tích, để lại 2 mẹ con ốm yếu, rau cháo nuôi...