Những chàng trai tự treo mình lơ lửng trên cây suốt 32 ngày chỉ để thực hiện điều này
Suốt 32 ngày trời họ leo trèo lơ lửng trên cây cổ thụ và điều họ làm được khiến nhiều người phải tròn xoe mắt.
Trong suốt 32 ngày miệt mài làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, một nhóm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của National Geographic và các nhà khoa học đã cùng nhau hợp tác thực hiện duy nhất 1 bức ảnh mà lâu nay chưa ai làm được.
“The President” hay còn gọi là Cây Tổng thống, là tên của một trong những cây sequoia cổ thụ lớn nhất thế giới với dáng vẻ hùng vĩ nằm trên sườn tuyết dãy núi Nevada, thuộc vườn quốc gia Sequoia, sâu về phía Nam nước Mỹ.
Tính đến nay, cái cây khổng lồ này đã “ngự trị” trên sườn núi Nevada được 3.200 năm, mọc tới gần 2 tỷ lá, thân rất to, có chiều cao 75 mét, tương đương với một tòa nhà 20 tầng. Rất nhiều các thợ ảnh, các nhiếp ảnh gia hay những người thích chinh phục thử thách đã cố gắng tìm mọi cách để có được một bức ảnh chụp lại toàn bộ cái cây “có một không hai này” nhưng đều thất bại.
Tuy nhiên, mới đây, một nhóm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến từ National Geographic và các nhà khoa học đã tạo nên điều không tưởng này. Sau 32 ngày làm việc miệt mài, vất vả trong điều kiện thời tiết và địa hình khắc nghiệt, với 126 bức ảnh chụp các phần khác nhau của cái cây, nhóm nghiên cứu đã cùng nhau tạo nên “chân dung” của “Cây Tổng thống” khổng lồ nhất thế giới.
1. “The President” là một trong những cây sequoia cổ thụ lớn nhất trên Trái Đất với chiều cao tương đương với tòa tháp 20 tầng.
2. Cây đại thụ này có tới gần 2 tỷ lá, thân cây rộng tới 8 mét, lớn hơn bất cứ cây nào trên Trái Đất.
Video đang HOT
3. Hiện nay, sự phát triển của “Tổng thống” vẫn chưa dừng lại, thậm chí còn nhanh tới mức đáng kinh ngạc.
4. Loài cây này chỉ phát triển ở một nơi duy nhất trên Trái đất đó là hòn đảo có tên “Khu rừng khổng lồ” thuộc Công viên quốc gia Sequoia, bang California, Mỹ.
5. Từ trước tới nay, chưa ai có thể chụp được toàn bộ “chân dung” uy nghiêm của “Tổng thống” mà chỉ thể hiện một phần thân, nhánh cây của nó.
6. Sau 32 ngày làm việc chăm chỉ, nhóm nhiếp ảnh gia và các nhà khoa học đã tạo nên bức ảnh “chân dung” hùng vĩ của cây đại thụ này từ 126 bức ảnh riêng biệt.
7. Những nỗ lực của họ sau cùng đã được đền đáp bằng một kỷ lục chưa từng được xác lập trước đó.
Theo Minh Hân / Trí Thức Trẻ
Có tin được không khi đây chính là cây già nhất thế giới có tuổi thọ 9.550 năm
Nhìn cái cây mảnh dẻ và thấp này, không ai nghĩ nó đã trải qua 9.550 năm trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra một cây tùng bách ở Thuỵ Điển phát triển từ thời cuối Kỷ Băng Hà, cho đến nay đã được 9.550 tuổi và trở thành cây già nhất hành tinh.
Cây tùng bách 9.550 tuổi ở Thuỵ Điển là cây già nhất hành tinh.
Hiện cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển, thuộc tỉnh Dalarna, Thụy Điển. Dù nhìn bề ngoài cây chỉ cao khoảng 4m và không có vẻ cổ thụ như những cây có độ tuổi hàng ngàn năm khác nhưng bộ rễ của nó đã không ngừng phát triển suốt 9.550 năm qua, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Leif Kullman, Khoa Sinh thái học và Khoa học môi trường tại Đại học Ume, Thuỵ Điển.
Dù đã ở tuổi hơn 9.000 năm, cây chỉ cao khoảng 4m và dáng khá mảnh dẻ.
Cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển.
Giáo sư Kullman giải thích: "Cây sống được thọ như vậy là nhờ khả năng tự nhân bản tế bào của nó. Khi một tế bào chết đi, một tế bào khác từ rễ nhanh chóng sinh ra thay thế, vì vậy mà cây thể kéo dài tuổi thọ".
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thêm nhiều cây tùng bách khác có tuổi thọ khá ấn tượng từ 5.000 đến 6.000 tuổi ở vùng núi này.
Theo giáo sư Kullman, chắc chắn không thể có cây nào có tuổi thọ cao hơn 9.550 bởi Thụy Điển hoàn hoàn bị băng tuyết phủ cho đến thời kỳ cuối của Kỷ Băng Hà, cách đây khoảng 11.000 năm trước.
Giáo sư chắc chắn rằng không thể có cây nào trên hành tinh có tuổi thọ cao hơn 9.550 tuổi.
Giáo sư Kullman chia sẻ: "Trước khi tiến hành những cuộc nghiên cứu, chúng tôi vẫn nghĩ rằng giống tùng bách xuất hiện vùng đất này khoảng 2.000 năm trước. Tuy nhiên, thời điểm băng tan trong lịch sử dường như xảy ra sớm hơn chúng tôi vẫn nghĩ. Có lẽ lớp băng tuyết trong Kỷ Băng Hà không dày như chúng ta tưởng". Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách thực vật thích nghi như thế nào với sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Minh chứng hùng hồn về sức sống mãnh liệt của một số loài cây bất chấp hoàn cảnh Dù là bê tông hay sắt thép đều không thể ngăn cản sự phát triển của những loài cây với sức sống mạnh mẽ này. 1. Giữa khe gỗ chật hẹp vẫn có một bông hoa xinh xắn vươn mình ra đón nắng. 3. Đây chính là minh chứng cho sự vượt lên trên mọi hoàn cảnh. 4. Sự sống nảy sinh ngay...