Những chàng rể quý của bóng đá Việt Nam
Trong thành công của đội U19 Việt Nam gần đây, có công không nhỏ của HLV người Pháp Guillaume Graechen. Cũng sau chiến công ấy, bầu Đức đã “trói” được Guillaume Graechen ở lại Việt Nam với bản hợp đồng 7 năm. Trên thực tế, ông thầy người Pháp này đã “ký hợp đồng trọn đời” với một cô gái Việt.
Guillaume Graechen không phải là “chàng rể quý” duy nhất.
Bị con gái Bình Định hạ gục
Guillaume Graechen ở Việt Nam đã sang năm thứ 7, anh chịu khó học tiếng Việt và có lẽ cách học nhanh nhất chính là việc dùng tiến Việt để “cưa đổ” một cô gái Việt.
Người Pháp có câu: “Tình yêu của người đàn ông đi qua dạ dày”. Điều này có vẻ đúng với Guillaume Graechen. Anh phải lòng một cô đầu bếp ngay ở học viện HAGL-Arsenal JMG. Ngô Thị Loan, người con gái Bình Định không có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng nhìn đôn hậu, đằm thắm đã đánh gục chàng trai lãng mạn đến từ nước Pháp. Con gái Bình Định giỏi võ. Có câu: “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”. Loan không cần đánh roi, đi quyền, cô đến với Guillaume Graechen bằng tình yêu chân thành và… đánh gục anh.
Ngày ra mắt nhà vợ, Guillaume Graechen không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng. Thế nhưng “cái bản mặt” hiền lành, cộng với chút vốn tiếng Việt đã giúp anh chiếm trọn tình cảm của nhà gái.
Sau mấy năm lấy nhau, Guillaume Graechen và Loan đã có hai mặt con. Họ sống hạnh phúc ở phố Núi, ít nhất là một thời gian dài nữa.
Nhưng liệu Guillaume Graechen có nên “thu mình” ở cái học viện của bầu Đức? Khả năng của anh đã được kiểm chứng. Khi U19 thành công, đã có ý kiến muốn đưa đội bóng này đi SEA Games thay cho U23. Với giới chuyên môn, chuyện này là hoang đường và không phù hợp. Ở đội U19 ấy, duy nhất một người xứng đáng nhất, có khả năng lên tuyển nhất, đó chính là Guillaume Graechen.
Tại sao không thể trở thành HLV U23 hay HLV trưởng ĐTQG? Khả năng của Guillaume Graechen, sự hỗ trợ của bầu Đức và điều quan trọng là Guillaume Graechen đã hiểu phần nào tính cách, khả năng của những cầu thủ trẻ Việt Nam.
Guillaume Graechen lên tuyển, có lẽ đó mới là “mảnh đất” tốt để anh gieo những ý tưởng, gieo thứ triết lý bóng đá đẹp lên U23, lên tuyển cũng là để “báo hiếu” với quê ngoại Việt Nam.
Cô hoa khôi và anh chàng vua phá lưới
Video đang HOT
Những người yêu bóng đá TP.HCM hẳn chưa thể quên được anh chàng có tên David Serene. Cầu thủ này từng là Vua phá lưới trong màu áo CLB Công an TP.HCM nhưng Serene còn đặc biệt ở chỗ, anh vừa là một doanh nhân, vừa là một cầu thủ. Ngoài thời gian chơi bóng, Serene còn đảm trách vai trò là CEO hãng cám Con cò nổi tiếng khắp mấy tỉnh phía Nam.
Người Pháp rất dễ bị con gái Việt cuốn hút. Với cả Guillaume Graechen lẫn Serene đều rất đúng.
Khi tập trung cùng đội Công an TP.HCM tại Trung tâm HLTTQG 1 (Nhổn), Serene bị tiếng sét ái tình từ người trợ lý ngôn ngữ của ông thầy đội tuyển nữ Darby.
Bùi Thùy Linh, tên của cô gái trợ lý cho Darby ấy, từng là hoa khôi đoạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp tại Hà Nội. Thùy Linh đẹp, cái đép quý phái thừa hưởng từ mẹ và bố cô, võ sư Phi Lân nức tiếng đất Hà Thành.
Ngày Linh đưa Serene về ra mắt bố mẹ ở căn nhà nhỏ trên phố Nguyễn Thái Học. Bổ mẹ cô cũng hơi e ngại. Thế nhưng gần như lập tức sự e ngại ấy biến mất. Serene là một người lịch lãm, đúng chất Pháp. Ngày cưới Linh, Serene trong bộ áo dài của nam giới theo đúng truyền thống Việt.
Sau đó, CLB Công an TP.HCM chuyển giao. Gia đình Serene – Thùy Linh chuyển theo hướng phát triển kinh doanh của ông ty mà Serene nắm giữ. Lúc thì ở Singapore, lúc ở Nam Phi và gây giờ họ đang ở Thái Lan. Gia đình nhỏ này bây giờ đã là… gia đình lớn khi họ đã có tới… 3 cậu con trai đẹp như thiên thần.
Serene vẫn là một doanh nhân thành đạt và anh vẫn chưa từ bỏ tình yêu bóng đá. Hàng tuần anh vẫn cùng các đồng đội là những doanh nhân nước ngoài ở Bangkok thi đấu giao hữu, lúc thì quyên góp, làm từ thiện.
Dạo này thấy Thùy Linh về Hà Nội suốt, hỏi ra mới biết cô về Việt Nam cùng em gái mở quán cà phê Happy Coffee Bean ở 80 Hàng Buồm, Hà Nội.
Nữ VĐV điền kinh và ông thầy vàng
Nếu Serene “cưa đổ” cô hoa khôi Hà Nội là trợ lý của ông Darby thì thật trùng hợp, chính ông Darby cũng “phải lòng” một cô gái Việt.
Cũng là mảnh đất Nhổn nhiều tình duyên. Darby khi ấy dẫn dắt ĐT bóng đá nữ Việt Nam chuẩn bị SEA Games 21 năm 2001. Ông đã “ngỡ ngàng” trước vẻ đẹp của VĐV điền kinh Vân Anh. Họ đến với nhau cũng không dễ dàng nhất là khi bên ngoại rất e dè ông tây cao to lừng lững.
Thực tế Darby là một người đàn ông hiền lành và rất tử tế. Ông biết rất ít tiếng Việt nhưng những gì ông làm đã thuyết phục được nhà Vân Anh. Sau này khi không còn ở Việt Nam nữa, Darby đã từng sang Thái làm HLV cho đội U23 Thái Lan, HLV tạm quyền tuyển Thái Lan rồi làm BLV cho kênh thể thao ESPN…
Bây giờ, gia đình Vân Anh – Darby gần như ở hẳn Việt Nam. Darby có “nhiệm vụ chính” là chăm cô con gái nhỏ mang tên Ngân Thương – giống với tên nữ hoàng TDDC Việt Nam – còn Vân Anh “cai quản” một khách sạn khá hoành tráng trên Sapa – Lào Cai.
Cách đây không lâu, Vân Anh đã cùng các bạn bè có một chuyến đi ý nghĩa là chung tay góp phần xoa dịu nỗi đau ở Bản Khoang – Sa Pa khi nơi này bị lũ quét cuốn trôi 11 người và phá hủy gần như toàn bộ ngôi bản.
Daby hiện giờ chưa chính thức nhận lời làm HLV cho đội bóng nào, thế nhưng khả năng của “chàng rể quý” Darby đang được không ít đội bóng để ý nhất là thành tích từng dẫn dắt ĐTThái Lan cũng đủ để Darby có một sự nể trọng nhất định ở V-League.
Theo VNE
Gặp người làm fan Việt sững sờ về U19 Việt Nam
Đã có rất nhiều những lời cảm ơn được người hâm mộ cả nước gửi đến chàng phóng viên nghiệp dư có tên Nguyễn Ngọc Hoài Ân sau hành trình chinh phục tấm vé dự vòng chung kết U19 Châu Á 2014 của thầy trò HLV Guillaume Graechen tại Malaysia.
Khi toàn đội U19 Việt Nam về đến sân bay Tân Sơn Nhất chiều 8/10, không phải HLV Guillaume Graechen, cũng không phải bất cứ một học trò nào của ông thầy người Pháp được hàng trăm người hâm mộ tung hô một cách không thể đặc biệt hơn mà đó cũng chỉ là một cổ động viên nhiệt thành của U19 Việt Nam, người bước ra sau cùng ở cửa A1 sân bay Tân Sơn Nhất. Anh tên là Nguyễn Ngọc Hoài Ân.
Nguyễn Ngọc Hoài Ân
Cái tên Nguyễn Ngọc Hoài Ân chắc chắn còn rất xa lạ với nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói chung và U19 Việt Nam nói riêng. Nhưng khi nhắc đến admin của Hội hâm mộ các em HAGL JMG, hay admin Paul Aan thì ai cũng biết đó chính là "phóng viên" đã "một mình, một ngựa" sang Malaysia để truyền tải trực tiếp những hình ảnh thầy trò HLV Guillaume Graechen mà hàng triệu người hâm mộ trong nước đang ngóng chờ.
Hoài Ân được các cầu thủ và CĐV tung hô sau khi trở về
Ở vòng loại U19 Châu Á 2014 vừa qua, vì nhiều lý do mà các đài truyền hình của Việt Nam không thể có được bản quyền phát sóng các trận đấu của U19 Việt Nam. Trong khi đó, khao khát được xem trực tiếp các trận đấu của thầy trò HLV Guillaume Graechen ở hành trình chinh phục đấu trường châu lục của người hâm mộ thì cực lớn sau những thành công nhất định tại giải vô địch U19 Đông Nam Á 2013.
Cùng tình yêu đặc biệt của mình với U19 Việt Nam và chút vốn kinh nghiệm của một "cameraman" khi đã tường thuật trực tiếp các trận đấu giao hữu của U19 Việt Nam trong thời gian thầy trò HLV Guillaume Graechen tập tại Pleiku hồi cuối tháng 8, Hoài Ân quyết định mò sang Malaysia làm cái công việc mà người ta gọi là "vác tù và hàng tổng". Hành trang sang đất Mã của Hoài Ân là một chiếc máy quay với cục pin "khủng" tự chế, một chiếc máy tính xách tay, thiết bị truyền dẫn 4G, cùng một chiếc máy ảnh và một số ống kính được một công ty tài trợ.
Hoài Ân chụp ảnh kỷ niệm ở Malaysia
"Tôi là một người đam mê bóng đá từ lâu. Trong suốt thời gian theo dõi U19 Việt Nam vừa qua thì tôi nhận thấy rằng đây là lứa cầu thủ rất tiềm năng của bóng đá Việt Nam. Những cầu thủ tài năng, được đào tạo bài bản này đã cho tôi một niềm tin rất lớn vào tương lai của bóng đá Việt Nam. Và tôi cũng tin lứa cầu thủ này sẽ giúp bóng đá Việt Nam sánh ngang cùng những ông lớn ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... Chính những niềm tin ấy đã thôi thúc tôi phải đồng hành cùng các cầu thủ U19 Việt Nam trên con đường chinh phục những đỉnh cao đầu tiên như giải U19 Đông Nam Á 2013 và vòng loại U19 Châu Á 2014.
Nhưng rất tiếc rằng vì nhiều lý do mà tôi đã không thể sang Indonesia để truyền tải những hình ảnh của thầy trò HLV Guillaume Graechen tham dự giải vô địch U19 Đông Nam Á 2013 về với người hâm mộ. Bởi vậy, tôi lại càng quyết tâm sang Malaysia để "tiếp lửa" cho U19 Việt Nam cũng như "giải cơn khát" được xem những Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh...thi đấu của hàng triệu người hâm mộ" - Nguyễn Ngọc Hoài Ân chia sẻ.
Hoài Ân chụp ảnh lưu niệm cùng fan hâm mộ
Khi nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt của Hội cổ động viên bóng đá Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất cùng những lời cảm ơn chân thành, Hoài Ân chỉ nói: "Thành công của U19 Việt Nam ở vòng loại U19 Châu Á 2014 vừa qua khiến chuyến đi của tôi trở nên trọn vẹn hơn rất nhiều. Và niềm vui lớn nhất đối với tôi là khi tất cả mọi người ở quê nhà được chứng kiến những hình ảnh chiến thắng của U19 Việt Nam cùng cờ đỏ sao vàng tung bay nơi đất khách..."
Dù vậy, Hoài Ân cũng tỏ ra khá tiếc nuối khi không thể truyền về những hình ảnh của U19 Việt Nam với chất lượng tốt hơn do tốc độ đường truyền Internet tại sân vận động Cheras, Kuala Lumpur quá yếu: "Mạng internet tại Malaysia thì rất tốt, nhưng tôi không hiểu vì sao tốc độ đường truyền tại sân vận động lại rất chậm nên không thể truyền hình trực tiếp các trận đấu của U19 Việt Nam với chất lượng HD để người hâm mộ quê nhà có thể thưởng thức một cách trọn vẹn hơn."
Cũng theo Hoài Ân chia sẻ, ngoài những khó khăn về đường truyền internet kể trên thì phóng viên nghiệp dư này đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía anh Trần Song Hải - một CĐV nhiệt thành khác cũng theo sát hành trình của U19 Việt Nam ở giải vô địch U19 Đông Nam Á 2013 và vòng loại U19 Châu Á 2014. Sau thành công của U19 Việt Nam với tấm vé dự vòng chung kết U19 Châu Á vào tháng 10 năm sau, đã có rất nhiều những lời cảm ơn từ phía người hâm mộ được gửi tới "thầy trò" Song Hải và Hoài Ân.
Trận đấu ra quân của U19 Việt Nam tại vòng loại U19 Châu Á 2014 trước U19 Đài Loan được Hoài Ân trực tiếp qua USTREAM nên hình ảnh chất lượng khá thấp và bị gián đoạn. Dù vậy, vẫn có đến hơn 40.000 lượt xem trận đại thắng 6-1 của U19 Việt Nam trước U19 Đài Loan. Đến trận thầy trò HLV Guillaume Graechen đối đầu với U19 Hong Kong, Hoài Ân quyết định trực tiếp kênh Youtube và mọi việc diễn ra khá suôn sẻ với hình ảnh chất lượng tốt, ổn định hơn rất nhiều. Đặc biệt, ở trận "đại chiến" giữa U19 Việt Nam và U19 Australia, lượng người xem trực tiếp qua kênh Youtube của Hội hâm mộ các em HAGL JMG đã vượt ngưỡng 100.000.
Theo VNE