Những chặng đường cùng nhau
Tôi luôn cho rằng tình bạn của đám con trai đơn giản lắm. Tình cờ gặp nhau trên đường liền có thể khoác vai làm bạn như đã quen biết từ lâu.
Đó là câu chuyện của tôi và Đạt – cậu bạn khá thú vị và đáng quý.
Buổi tối hôm đó tôi thật sự rất buồn bởi vừa bị mất trộm đồ đạc ở phòng trọ. Thành phố trở nên ngột ngạt đối với một sinh viên tỉnh lẻ. Tôi chạy xe máy dạo một vòng hóng gió, bỗng nhiên xe bị thủng lốp giữa đường. Một mình tôi hì hục dắt xe lên cây cầu dài vì loay hoay mãi không tìm được chỗ vá. Dòng người ngược xuôi mải mê với những bận rộn riêng, chẳng ai quan tâm tới khó khăn tôi đang gặp phải. Đạt xuất hiện như vị cứu tinh, giúp tôi đẩy xe đến tiệm sửa gần nhất. Qua vài câu hỏi thăm tên tuổi, quê quán, chúng tôi vui vẻ kết bạn với nhau.
Sau những tháng năm rong ruổi ngoài xã hội giúp tôi nhận ra, chúng ta quen biết xã giao hàng trăm người, được mấy ai gọi là bạn bè, tri kỷ. Phải “hợp cạ”, hiểu nhau, có điểm tương đồng, cùng chung sở thích hoặc giống nhau về quan điểm sống, lý tưởng… thì tình bạn mới bền vững.
Tôi và Đạt nói chuyện rất hợp nhau. Đạt thích uống trà, tôi ghiền cà phê, điều đặc biệt là cả hai đều không ưa nhậu nhẹt hay thuốc lá. Biết tôi thiếu tiền đóng phòng trọ, Đạt dẫn đi tìm việc làm thêm. Hai đứa cùng làm phục vụ nhà hàng tiệc cưới, quán cà phê, giữ xe, phát tờ rơi quảng cáo… Có ngày đi làm tới khuya đói lả, hai đứa tấp vào quán cơm tấm hay xe hủ tíu gõ bên lề đường ăn lót dạ rồi vội về… Những khi mỏi mệt giữa thành phố lớn, có một đứa bạn thân kề cận đồng hành, điều đó với tôi quý giá vô cùng.
Thời sinh viên chúng tôi hay đi phượt bằng xe máy, khám phá những cung đường mới. Khi ra trường, tài chính dư dả, mỗi cuối tuần chúng tôi lại rủ nhau ngồi tàu hỏa ngắm cảnh hoặc đặt vé máy bay đi khắp các tỉnh, thành từ Nam ra Bắc. Chúng tôi đã cùng nhau rong ruổi biết bao chặng đường. Trèo đèo, lội suối, leo núi, lướt sóng, chui hang động, nhảy dù, cắm trại, chạy bộ… hoạt động nào cũng thử qua. Tuổi trẻ với chúng tôi phải sống hết mình vì đam mê, sở thích, miễn sao mọi thứ trong giới hạn cho phép của bản thân, gia đình và xã hội.
Vì hoàn cảnh cha mẹ già yếu, Đạt quyết định rời thành phố về quê lập nghiệp. Chúng tôi dần ít trò chuyện, bởi mỗi người đều bị cuốn vào những mối lo toan khác. Tuy thế, không có nghĩa chúng tôi dừng quan tâm nhau. Đạt khởi nghiệp thất bại đôi lần, tôi đều hùn thêm vốn để vực cậu đứng dậy làm tiếp. Khi thành phố bị cách ly bởi dịch, Đạt đã gửi trái cây, rau, củ, thịt, trứng từ quê vào “tiếp tế” cho tôi… Bạn bè thật sự sẽ không bỏ rơi nhau lúc khốn khó. Ngày Đạt thành hôn, tôi làm phù rể đến chúc mừng cậu ấy.
Video đang HOT
Là bạn bè chí cốt, nhưng bọn con trai chúng tôi ít khi nào nói mấy lời sến sẩm. Đôi khi nửa năm mới liên lạc một lần, hỏi thăm dăm ba câu về cuộc sống hiện tại của đối phương. Nhưng chắc chắn đứa này gọi thì đứa kia trả lời, người kia cần thì người này giúp, luôn có mặt trong những dịp quan trọng của nhau.
Thật sự tôi cảm ơn Đạt khi “tuổi trẻ này mình cùng nhau”. Chặng đường về sau dù như thế nào đi nữa, tôi và Đạt vẫn luôn là bạn trong cuộc đời này.
Biếu bố mẹ đẻ 200 triệu để sửa nhà, con dâu bất ngờ trước phản ứng của mẹ chồng
Nghe mẹ chồng nói, tôi xúc động vô cùng. Tôi không nghĩ một người luôn tiết kiệm hết mức như bà lại có phản ứng như thế.
Tôi lấy chồng cùng quê cũng là bạn học chung từ thời cấp 2. Nhà chồng tôi không có điều kiện do bố anh mất sớm, mình mẹ anh bươn chải nuôi anh khôn lớn. Dù hoàn cảnh là vậy nhưng chồng tôi là người có chí cầu tiến, luôn vượt khó vươn lên nên cũng đạt được những thành công nhất định.
Sau tốt nghiệp đại học, chồng tôi được nhận vào làm trong một tập đoàn lớn về công nghệ. Anh phát huy được hết sở trường của mình nên được sếp trọng dụng, thăng tiến cũng rất nhanh. Sau 6 năm đi làm, anh đã được cất nhắc lên cấp trưởng, thu nhập cũng vào diện nhiều người mơ ước.
Còn về phía tôi, bố mẹ tôi có hai người con, tôi là cả, bên dưới còn một em gái kém 4 tuổi. Nhà tôi cũng không khá hơn nhà chồng là mấy, mẹ tôi lại hay đau bệnh nên cũng tốn khá nhiều tiền viện phí, thuốc men mỗi năm.
Vì vậy, khi vợ chồng tôi đến với nhau, hai gia đình cũng có nhiều điểm tương đồng nên dễ bề nói chuyện.
Biếu bố mẹ đẻ tiền để sửa nhà, con dâu bất ngờ trước phản ứng của mẹ chồng. Ảnh minh họa.
Lúc mới về làm dâu, thấy mẹ chồng sức khỏe không tốt, tôi cũng hay mua nhiều thực phẩm chức năng bồi bổ cho bà. Rồi mỗi lần đi đâu thấy quần áo đẹp, tôi cũng mua về biếu bà.
Nhưng lần nào cũng vậy, mẹ chồng luôn xua tay gạt đi nói bà ở quê, không cần cầu kỳ như vậy. Hơn nữa, khi biết giá trị của những món đồ đó, mẹ chồng lại trách tôi mua đồ đắt tiền tốn kém, thậm chí còn bắt tôi mang trả để lấy tiền, chứ bà không dùng.
Ngay cả chuyện tôi mua đồ nội thất, gia dụng về trong gia đình, mẹ chồng cũng hay kêu ca, phàn nàn chuyện phải tiết kiệm, không nên hoang phí. Suốt gần 5 năm về làm dâu mẹ chồng, lúc nào bà cũng gieo vào đầu tôi chuyện phải biết tiết kiệm để lo cho tương lai.
Thấy mẹ chồng như vậy, dần dần, tôi cũng hạn chế mua đồ tặng bà hay nói đúng ra là tôi xuề xòa hơn, mỗi lần về quê, tôi chỉ ghé qua chợ mua đại ít trái cây bình dân mang về là xong.
Hơn nữa, do phải nghe mẹ chồng giáo huấn quá nhiều về chuyện tiền bạc, tôi đâm ra khó chịu. Vì vậy, càng ngày tôi càng ít chia sẻ với bà cuộc sống của gia đình tôi trên thành phố, thậm chí nhiều lúc trong các cuộc vui với bạn bè, tôi nói về mẹ chồng mình với sự dè bỉu khi bà là một người cả đời kham khổ vì tiết kiệm quá mức.
Nhưng chuyện vừa xảy ra cách đây ít hôm đã khiến tôi phải suy nghĩ lại.
Đợt vừa rồi, bố mẹ đẻ tôi nói muốn sửa nhà nên tôi có bàn với chồng rút 200 triệu trong khoản tiết kiệm của gia đình để biếu ông bà. Chồng tôi ban đầu tỏ ý lưỡng lự nhưng trước sự cương quyết của tôi, anh cũng đồng ý.
Thống nhất là vậy nên tuần trước về quê, chúng tôi đã mang tiền qua biếu bố mẹ. Dĩ nhiên tôi không nói cho mẹ chồng biết chuyện này. Vì tôi nghĩ rằng, với tính tiết kiệm của bà, nếu biết chuyện con dâu mang tiền biếu nhà ngoại, bà sẽ không vui, thậm chí còn mắng nhiếc tôi đủ điều.
Tuy nhiên, dù có muốn giấu thì với đặc thù cùng một xã, nhiều người lại hay buôn chuyện nên chẳng mấy chốc mẹ chồng tôi đã biết chuyện tôi biếu tiền bố mẹ đẻ để sửa nhà.
Thú thực, khi nghe mẹ chồng gọi điện và nhắc đến chuyện đó, trong thâm tâm tôi đã nghĩ đến viễn cảnh không mấy tươi đẹp. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của tôi, mẹ chồng lại có phản ứng khiến tôi vô cùng bất ngờ.
" Mẹ nghe nói 2 vợ chồng hỗ trợ ông bà thông gia sửa nhà. Mẹ thấy 2 đứa làm thế là đúng đấy. Đợt Tết sang thấy nhà ông bà bên đó cũng bong tróc, mưa ngấm hết cả, làm lại cho sạch sẽ mà ở cũng yên tâm hơn.
Ông bà bên đó cũng vất vả, bươn chải lo cho các con, giờ già cả mới lo sửa sang được gian cửa gian nhà. Ông bà không có con trai, 2 vợ chồng sắp xếp công việc, cuối tuần tranh thủ về xem giúp bố mẹ một tay. Nhất là anh Hoàng, về mà đôn đốc thợ làm cẩn thận không họ lại làm nhàng nhàng tính ngày công lấy tiền thì mệt lắm".
Nghe mẹ chồng nói, tôi xúc động vô cùng. Tôi không nghĩ là bà lại quan tâm đến bố mẹ tôi như thế, còn nhắc con trai về giúp bố mẹ vợ. Vậy mà trước đó tôi lại luôn nghĩ không tốt về bà. Thực sự tôi thấy rất hổ thẹn, không biết sắp tới phải chuộc lỗi như thế nào với mẹ chồng cho đúng?
Chiến sự Nga - Ukraine "vỗ béo" nhà sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ? Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến Nga-Ukraine, máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ được ca ngợi là vị cứu tinh cho Ukraine và là tương lai của chiến tranh. Việc Ukraine phá hủy các hệ thống pháo và xe bọc thép của Nga bằng UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến "cả thế...