Những “cây phong ba” thầm lặng
Trước khi đi Trường Sa, tôi được nhiều người nhắc đến cây phong ba, cây bàng vuông… loài cây sừng sững hiên ngang trước bão táp mưa sa nơi đầu sóng, ngọn gió thiêng liêng của Tổ quốc.
Thế nhưng, những ngày có mặt ở đây, mắt thấy tai nghe tôi phải khẳng định rằng ở Trường Sa còn những “cây phong ba” di động, những “cây phong ba” ngày đêm âm thầm canh giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Mỗi người dân là một… “cây phong ba”
Con tàu KN-491, cập cảng Trường Sa ( thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trong buổi chiều đầy nắng. Thời điểm này, người dân đang tất bật đón chào năm mới, không khí rộn ràng khắp đảo, đâu đâu cũng vang lên tiếng cười, nói vui tươi.
Lễ chào cờ của quân và dân Trường Sa tại cột mốc chủ quyền. Thành An
“Ở đây, gia đình nào cũng thờ di ảnh Bác Hồ. Với tâm niệm sống và làm việc theo tấm gương của Người, dù khó khăn đến đâu, chúng tôi luôn hứa với Người sẽ nguyện cùng cán bộ, chiến sĩ giữ đảo, xây dựng đảo ngày càng vững chắc và tươi đẹp hơn…”.
Anh Lê Xuân Việt
Ngôi nhà cấp bốn của vợ chồng anh Lê Xuân Việt xây khang trang trên nền đất bằng phẳng ở đầu cổng chào thị trấn. Tôi đến thăm đúng lúc vợ chồng anh đang chuẩn bị bữa cơm tất niên tiễn năm cũ 2018. Trên ban thờ bày biện đầy đủ mứt tết, bánh kẹo, mâm ngũ quả… Phía trên tường là đôi câu đối, chính diện là hình ảnh Bác Hồ được treo cao, phía dưới là nơi hương khói.
Dù đời sống của người dân trên đảo phải đối mặt với nhiều khó khăn, đất đai, nguồn nước chăn nuôi khan hiếm, phải vận chuyển từ đất liền ra nhưng với ý chí và sự thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó của người dân Việt Nam, gia đình anh Xuân, chị Hà, chị Dung hay anh Chung và những người dân trên đảo đã “vượt qua số phận”, tạo ra nhiều “kỳ tích”.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn rau của gia đình, chị Nguyễn Thị Phương Dung (tổ dân phố số 1, thị trấn Trường Sa) đưa tay chỉ vào những luống rau xanh mướt giới thiệu: Đây là rau muống nước, tía tô, kia là cải canh, mùng tơi… Ở đây nhà nào cũng thi đua tăng gia sản xuất. Ngoài việc trồng rau bà con còn chăn nuôi gà, vịt để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Việc trồng rau và chăn nuôi trên đảo rất khó và điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng và sương muối có độ mặn cao luôn là mối đe dọa thường trực hàng ngày, chỉ cần không tưới rau, bắt sâu hay để nước biển dính vào là rau bị cháy lá, thân cây khô héo.
Ông Phan Văn Thanh – Tổ trưởng Tổ dân phố thị trấn Trường Sa cho hay, trải qua bao đời sinh sống trên đảo Trường Sa, người dân luôn yêu thương, đùm bọc và thể hiện tinh thần đoàn kết rất cao. Mọi công việc lớn nhỏ như dọn dẹp vệ sinh khu vực nhà ở, trường học, đường sá công cộng cho đến tăng gia sản xuất hay tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đều có sự tham gia của nhân dân. “Mỗi người dân chúng tôi luôn coi mình là một chiến sĩ trên đảo. Mọi công việc, nhiệm vụ được chính quyền giao phó chúng tôi đều nghiêm chỉnh thực hiện đúng pháp luật, không quản khó khăn” – ông Thanh khẳng định.
Những “cây phong ba” đặc biệt
Video đang HOT
Quân và dân thị trấn Trường Sa luôn đồng sức, đồng lòng quyết tâm giữ vững chủ quyền biên giới hải đảo. Ảnh: Thành An
Tiết trời vào xuân, Trường Sa vẫn đầy nắng và gió. Tại cột mốc chủ quyền thiêng liêng ngày đầu năm, quân và dân huyện đảo nghiêm trang tổ chức lễ chào cờ. Tiếng quân nhạc vang vọng khắp nơi, sau những tiếng hô “nghiêm”, “chào cờ”… Dáng người mảnh khảnh, nước da bánh mật, khuôn mặt hình chữ điền, bước đi dứt khoát toát lên vẻ cương trực của tướng lĩnh quân đội, Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa Trần Văn Quyển bước đều ba bước tiến về phía trước, dõng dạc đọc 10 lời thể danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trung tá Trần Văn Quyển được các cán bộ, chiến sĩ nhận xét là một người nói ít, làm nhiều, với tất cả tài trí, cách đối nhân, xử thế anh luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người. Với quân và dân trên đảo Trường Sa anh như một người “anh cả”, trụ cột, “cây phong ba” lớn của đảo. Từ khi nhậm chức Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa – Trung tá Trần Văn Quyển đã cùng tập thể cán bộ, chiến sĩ triển khai nhiều phong trào, triển khai nhiệm vụ một các khoa học, sáng tạo nhằm khích lệ, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Điển hình như các phong trào như thi đua xây dựng đảo xanh – sạch – đẹp; xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ Trường Sa bảo vệ dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân.
Ngoài ra, anh còn lập tổ tâm lý tình cảm ở tất cả các phân đội, sinh hoạt ngoại khóa… Nhờ đó, đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, chiến sĩ và người dân được nâng lên, ai đó cũng tin tưởng vào sự lãnh đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước… góp phần vào Trường Sa đầy sức sống như ngày hôm nay.
Ở Trường Sa còn có một “cây phong ba” đặc biệt khác. Đó là “bác sĩ quân dân” Lê Phước Cường – bác sĩ chuyên khoa I của Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (người dân thường gọi là Bệnh xá Trường Sa) người đã có nhiều đóng góp thầm lặng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cho quân dân trên đảo. Đặc biệt, trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị hiện đại nhưng bác sĩ Cường đã phẫu thuật thành công nhiều ca bệnh nặng cho không chỉ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo mà cả ngư dân, quân nhân hoạt động trên các đảo lân cận.
Cũng không thể không kể đến anh Phạm Hùng Dũng – Cán bộ điểm Bưu điện – Văn hóa đảo Trường Sa. Anh là người chuyên chở những lá thư của các cán bộ chiến sĩ, các đoàn khách. Hàng ngày, anh tận tay đóng gói chuyển những cánh thư, những bưu phẩm mà các chiến sĩ, người dân gửi về đất liền. Ngoài công tác ở điểm bưu điện anh còn tham gia công tác Đoàn Thanh niên thị trấn Trường Sa, thường xuyên cùng cán bộ, chiến sĩ giao lưu với người dân trên đảo góp phần gắn kết tình quân dân.
Hay câu chuyện về anh Hoàng Văn Xuân – Trạm trưởng Trạm khí tượng Thủy văn Trường Sa. Hàng ngày anh cùng bốn đồng nghiệp phải thu thập dữ liệu khí tượng, thời tiết, hải văn 24/24 giờ, cứ 3 tiếng lại gửi về đất liền.
Ngoài những “cây phong ba” kể trên, tôi còn được gặp và nghe kể các câu chuyện về những tấm gương cán bộ, chiến sĩ công tác và sinh sống ở Trường Sa như Thiếu tá Phạm Văn Tâm – chuyên gia tâm lý, tình cảm của chiến sĩ; Binh nhất Cao Võ Thưởng – cao thủ nuôi lợn; Trung úy Trần Văn Tình – đội trưởng săn bắt sâu hay câu chuyện về Trung sĩ Hồ Mai – dân tộc Khùa phải nén nỗi đau mất mẹ và vợ bị ốm nặng để hoàn thành nhiệm vụ tại đảo.
Chia tay Trường Sa, tôi bỗng nhớ đến câu nói của Thiếu tá Phạm Văn Tâm – Chính trị viên Cụm chiến đấu số 1, đảo Trường Sa “Đất liền ơi đừng lo! Vì đã có chúng tôi. Cứ yên tâm vì Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng tôi quyết tâm giữ vững chủ quyền để mang lại những mùa xuân tươi thắm cho Tổ quốc”.
Theo Danviet
Đảm bảo cho quân dân trên đảo đón Tết đủ đầy
Trong chuyến công tác tại đảo Trường Sa, thuộc thị trấn Trường Sa, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Quyển - Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, về đời sống của quân dân trên đảo và không khí đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nơi đầu sóng ngọn gió.
Ông Trần Văn Quyển - Chủ tịch thị trấn Trường Sa
- PV: Xin ông cho biết, đời sống vật chất, tinh thần của quân dân trên đảo Trường Sa thời gian qua?
- Ông Trần Văn Quyển:
Thị trấn Trường Sa cũng giống như các thị trấn, xã trong đất liền, đời sống tinh thần, vật chất của quân dân trên đảo được đảm bảo. Trước tiên, về phát triển kinh tế xã hội, địa phương thực hiện tăng gia sản xuất, chăn nuôi để đảm bảo tối thiểu đời sống của mình.
Cùng đó, cũng có những chính sách của chính quyền theo chế độ chung để đảm bảo tốt đời sống, sức khỏe của bà con trên đảo. Hiện tại, trên đảo có các bác sĩ quân y có trình độ tay nghề rất cao, không những đảm bảo khám chữa bệnh theo định kỳ, còn tham gia cứu hộ cứu nạn khi ngư dân gặp nạn trên biển hay quân nhân ở các đảo khác gặp rủi ro.
Trước khi đưa vào đất liền điều trị, đội ngũ y bác sĩ của bệnh xá đảo Trường Sa phải khám chữa, nếu ngoài khả năng thì chuyển ra ngoài. Bà con rất yên tâm về tình hình khám chữa bệnh, tin tưởng vào lực lượng y bác sĩ. Hệ thống trường học có trường tiểu học đảm bảo các cháu học sinh sinh sống ở trên đảo được học hành chu đáo theo quy định.
Thị trấn cũng đảm bảo đời sống cho bà con, nhất là nhu cầu về rau xanh cũng như thực phẩm cho nhân dân trên đảo. Đối với các hộ dân trong khuôn viên của mình đều có những diện tích trồng rau xanh và nuôi gia cầm gà vịt ngan ngỗng... đảm bảo cải thiện đời sống, bà con đã nuôi được gà, ngan để lấy trứng.
Ngoài khuôn viên đảm bảo cho từng hộ dân, các đơn vị trên đảo Trường Sa các khu vực tăng gia tập trung đều bố trí khu đất cho cán bộ ủy ban, trường học, trạm xá, lực lượng quân đội để cải thiện đời sống.
- PV: Việc áp dụng khoa học công nghệ để đảm bảo đời sống sinh hoạt hàng ngày của quân dân trên đảo hiện thay được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Văn Quyển:
Về áp dụng khoa học công nghệ, hiện tại có 2 điểm nổi bật nhất là việc sử dụng năng lượng gió và mặt trời đáp ứng nhu cầu về điện, quạt và tiện nghi về sinh hoạt.
Việc sử dụng năng lượng gió và mặt trời đáp ứng nhu cầu về điện của quân dân Trường Sa
Hiện nay, hộ dân nào trên đảo cũng đều có tivi, tủ lạnh, đảm bảo bảo đầy đủ sinh hoạt của nhân dân. Thứ hai, thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, quân đội đặc biệt là quân chủng của Vùng, trạm lọc nước biển thành nước ngọt đã đi vào hoạt động từ tháng 11, với công suất 11m3/ngày đảm bảo nước ngọt 100% cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo.
PV: Xin ông cho biết mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ chiến sỹ trên đảo?
Ông Trần Văn Quyền: Trên đảo có nhiều lực lượng, ngoài Ủy ban, trường học và các hộ dân còn có các đơn vị quân đội trên đảo. Để giải quyết tốt mối quan hệ này, UBND, HĐND thị trấn Trường Sa thành lập các tổ dân phố, hàng tuần tiến hành tổ chức giao ban, hàng tháng có tổng kết nội dung và triển khai những nội dung tiếp theo để rút kinh nghiệm và giữ được mối đoàn kết giữa nhân dân và cán bộ ủy ban, giữa nhân dân và cán bộ chiến sỹ đang công tác trên đảo.
Mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với các lực lượng đang công tác ở trên đảo rất tốt, không có vấn đề gì phải chấn chỉnh. Đây cũng là phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước trên đảo, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội tốt để bàn con nhân dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế, gia đình.
Tình quân dân bền chặt ở Trường Sa
- PV: Chính quyền thị trấn Trường Sa đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo cho người dân và cán bộ chiến sỹ trên đảo đón Tết đầm ấm, yên vui?
- Ông Trần Văn Quyển:
Việc đảm bảo cho nhân dân trong những ngày Tết là hết sức quan trọng. Thời gian qua các lực lượng sinh sống trên đảo phối hợp với nhau để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con và cán bộ chiến sỹ sinh sống trên đảo.
Toàn thể quân dân cùng nhau tham gia các hoạt động như tổng dọn vệ sinh khu vực, nhà cửa, tham gia các chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Quan điểm chung của chúng tôi là đảm bảo cho bà con đón một cái tết đầm ấm, vui tươi, tiết kiệm. Các lực lượng trên đảo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Ủy ban và cấp trên giao.
Quân dân cùng nhau gói bánh chưng trong ngày Tết
Đến thời điểm hiện tại, nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trên cả nước. Đặc biệt là sự quan tâm của UBND tỉnh Khánh Hòa và huyện đảo Trường Sa đảm bảo các nội dung. Tết cổ truyền của bà con trên bờ - đất liền như thế nào thì bà con ở đây được đảm bảo như thế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
H.Duy (thực hiện)
Theo LĐLĐ
Đêm giao thừa "đặc biệt" ở Trường Sa Đêm giao thừa, thị trấn Trường Sa trở nên rộn ràng, một không khí chộn rộn, ấm áp, sum vầy bao trùm lên toàn bộ thị trấn, tiếng nói cười râm ran hòa trong lời ca tiếng hát. Đêm giao thừa trên đảo Trường Sa Lớn, toàn đảo tập trung về hội trường để giao lưu văn nghệ, hái hoa dân chủ. Cây...