Những cây cổ thụ ‘khủng khiếp’ nhất thế giới
Với tư cách là một thành viên ‘vĩ đại’ trong vương quốc cây, cây cổ thụ đã có những đóng góp xuất sắc trong suốt quá trình phát triển của nhân loại. Nhưng cũng có lúc hình hài của chúng làm mọi người phải khiếp sợ bởi sự lạnh lùng đến kiêu ngạo và ‘gớm ghiếc’ nữa…
Bạn nhìn xem, trông có giống “mụ phù thủy” đang gầm gừ đe dạo không??? Hixxx!
Cây cổ thụ khô trong công viên quốc gia Hither Hills của New York (Bên trái), nhìn giống như khuôn mặt đang kêu gào vì tức giận vậy.
Cây cổ thụ nằm trên đường cao tốc của Ontario, với vẻ mặt như một ông già khắc khổ.
Cây cổ thụ ở Quebec, Canada, đã tồn tại hơn 200 năm và gần như “nuốt” luôn cả bia mộ.
Video đang HOT
Cuộc chiến giữa ngôi đền và cây cổ thụ, nhìn là biết ngay cây cổ thụ đang chiếm ưu thế. Mặc dù đã tồn tại với hơn 1000 năm lịch sử, nhưng ngôi đền Angkor Wat ở Campuchia không thể chiến thắng nổi cây cổ thụ mới chỉ hơn 400 năm tuổi, cây đã chính thức dập tắt ngôi đền hoàn toàn.
Đôi khi, cây không cần phải nói gì cả mà vẫn có thể biểu đạt được vẻ uy nghi đáng sợ của mình. Ví dụ như những cây cổ thụ trong khu rừng Vale Royal của Anh chẳng hạn, chúng có thể biểu đạt đủ mọi tâm trạng khác nhau như: Già cả, bệnh tật, tính khí thậm chí trông cả như “mụ phù thủy” nữa…
Theo Datviet
Bí ẩn cây gạo "báo" gái chửa hoang và câu chuyện "thằng Ngô" nhập hồn
Câu chuyện về cây gạo thiêng "báo" gái chửa hoang và "thằng Ngô" nhập hồn tồn tại từ mấy trăm năm nay trong đời sống của cư dân làng Hương Nha.
Cây gạo báo gái chửa hoang
Câu chuyện về cây gạo thiêng "báo" gái chửa hoang và "thằng Ngô" nhập hồn tồn tại từ mấy trăm năm nay trong đời sống của cư dân làng Hương Nha (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Cứ người này truyền miệng cho người khác, đời này kể lại đời sau, câu chuyện ngày càng được kể ly kỳ hơn, và đứa trẻ con mới lên hai, lên ba cũng đã được nghe chuyện thằng Ngô đến mức cứ ai nhắc tới 2 từ đấy, chúng lại sợ xanh mặt...
Từ cây gạo trồng ngược, "báo" gái chửa hoang...
Không ai nhớ cái tên "thằng Ngô" và cây gạo có từ bao giờ, chỉ biết rằng tuổi của hiện tượng liêu trai này lên tới hàng trăm năm. Dân Hương Nha kể rằng, từ rất lâu (có ý kiến cho rằng vào thời Pháp thuộc, khoảng những năm 1850-1858), đất đai Hương Nha trù phú, nhiều khoáng sản nằm ẩn sâu dưới lòng đất. Người Trung Quốc biết được nên kéo nhau sang làm ăn, buôn bán và ngày càng trở nên giàu có. Đến khi có chiến sự, buộc họ phải về nước nhưng của cải không được mang theo nên họ tìm cách chôn giấu dưới một cái hố tại làng. Đồng thời họ còn chôn theo 3 cô gái còn trinh và trồng một cây gạo bên trên. Điều đặc biệt là cây gạo lại được trồng ngược, ngọn được vùi xuống đất, để rễ cây hướng lên trời.
Người ta đồn đại cây gạo này có "thần" vì bình thường các cây gạo khác rất khẳng khiu, ít cành lá nhưng cây gạo được trồng ngược, gắn liền với điềm báo gái chửa hoang này lại xanh tươi và xum xuê một cách lạ lùng. Thú vị hơn nữa là cây gạo này rất tốt tươi nhưng không ra hoa. Tuy nhiên, hễ cứ năm nào cây gạo có hoa là có gái làng chửa hoang, và khi hoa cây gạo trổ về phía nào thì phía ấy có gái chửa hoang.
Bà Trần Thị Tự (khu 6 xã Hương Nha) đặt nghi vấn: "Liệu có phải do ngày xưa dưới cây gạo được chôn theo 3 cô gái đồng trinh nên nếu nơi nào có gái chửa hoang là các cô gái đồng trinh ấy tố cáo bằng cách để cây gạo ra hoa?". Vì nhiều người dân cũng tin vào giả thiết này nên dân làng ngày càng tin vào việc cây gạo có thần và rất thiêng.
Cụ Lương Định, 80 tuổi, nguyên là thầy giáo dạy Lịch sử và Triết học tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, một người con của làng Hương Nha cho biết: "Vì cây gạo ấy được trồng ngược mà vẫn mọc lên tốt tươi nên nó phải có cái gì đấy đặc biệt. Tôi vẫn được nghe các cụ kể lại rằng năm nào cây gạo có hoa là năm ấy có gái làng chửa hoang và hoa gạo ấy chĩa về hướng nào thì gái chửa hoang sẽ ở khu vực ấy".
Thế nhưng cũng có một giả thiết khác xung quanh vị thần thiêng của cây gạo này. Đấy là câu chuyện của cụ Lương Công Khanh, 70 tuổi (khu 2 xã Hương Nha). Cụ Khanh cho biết, ngày xưa, các cụ có kể lại chuyện người Trung Quóc sang Việt Nam, làm ra rất nhiều của cải nhưng không được mang về nên chôn dưới gốc cây gạo. Chúng chôn theo một người (người này được cho ngậm sâm 100 ngày thì chết) làm "thần giữ của" cho chúng. Sau này, khi người Trung Quốc quay trở lại làng, lấy được của cải mang về nhưng không cho thần giữ của về cùng nên thành hồn ma. Hồn ma đó ngự tại cây gạo và nhập vào bất kỳ người nào yếu bóng vía để hành hạ người ta cho đến ốm và đòi ăn, bất kể ngày hay tối, đêm khuya hay giữa trưa vắng.
... Đến chuyện "thằng Ngô" nhập hồn
Người dân làng Hương Nha vẫn gọi như vậy mỗi khi thấy một biểu hiện lạ nơi người thân của họ. Họ kể rằng, mỗi khi thấy có người bắt đầu nói lảm nhảm hoặc cứ giả vờ ốm, ko chịu làm việc, thích ăn trứng gà, thịt gà thì dân làng biết chắc người này bị "thằng Ngô" nhập. Chỉ cần mời thầy đến đánh bằng bùa chú, ngay lập tức thằng Ngô ra khỏi và người này lại trở lại bình thường.
Nghe sự lạ, chúng tôi hỏi tại sao lại là "thằng Ngô" thì bà Trần Thị Tự (khu 6 xã Hương Nha) cho biết: Vì mỗi khi có ai đó trong làng bị nhập thì đều nói lảm nhảm "Ta là Ngô Văn Điền" nên từ bấy giờ dân làng thuận miệng cứ gọi hiện tưởng bị nhập ấy là "thằng Ngô" nhập hồn. Và số lượng người bị thằng Ngô nhập hồn ấy cứ dài mãi bởi không ai có cách nào đuổi thằng Ngô đi, cứ đuổi ra khỏi người này thì nó sẽ lại nhập vào một người khác, dân làng chịu "chung sống với lũ" với một thái độ sợ sệt. Bà Lương Thị Hiền (nhà ở khu 5) bảo rằng: "Lúc nào cũng có thằng Ngô lang thang trên làng dưới xóm, không kể ngày giờ, nó cứ chực chờ để nhập vào bất kỳ một người nào đó mà nó gặp nên dân làng cũng hạn chế đi lại, nhất là đi qua cây gạo, nơi vẫn đồn là hồn thằng Ngô neo ở đấy".
Ông Lương Định
Bà Hoàng Thị Thủy (nhà gần ngay cây gạo) cho biết, chính mắt bà đã trông thấy thằng Ngô nhập vào người thật. Chuyện xảy ra với con gái của bà, chị Cao Thị Tầm. Bà kể, có một lần, vào giữa đêm bà nhận được cuộc điện thoại từ con rể (chồng chị Tầm) báo rằng, chị Tầm đang lên cơn sốt rét, người cứ run bần bật, miệng thì rên rẩm "con đau lắm". Bà vội xuống nhà để đưa con đi trạm xã cấp cứu. Nhưng đến nơi thì chị Tầm lại tỉnh như sáo nói rằng: "Con có bị làm sao đâu, con khỏi rồi", cả gia đình lại rồng rắn về nhà. Sáng hôm sau chị Tầm nhất định không đi làm, cứ ở nhà, lên giường nằm như ốm thật. Nằm một chỗ nhưng chuyện gì chị cũng biết, cứ nói chuyện vanh vách với những người đến thăm như thể mình được chứng kiến mọi chuyện của làng xã. Nhưng đến nửa đêm chị lại lên cơn sốt, tưởng như sắp chết, người nhà đưa lên trạm xá thì chị kêu "không cần tiêm đâu, con khỏi rồi, con có bị làm sao đâu mà tiêm", đưa về đến nhà chị lại sốt sầm sập.
Được chồng chăm sóc chu đáo nhưng vẫn chị vẫn giận dỗi vì chị bảo "Nhà đầy tiền mà tao thèm trứng gà không cho tao ăn". Lúc đấy mọi người mới biết chị bị thằng Ngô nhập. Người nhà lại mời thầy đến, đánh bằng roi dâu thì thằng Ngô sợ mà phải chạy ra. Lần khác, chị bị thằng Ngô nhập. Bà Thủy giả vờ nói to "Chắc thằng Ngô nhập rồi, để tao sang nhà bên cạnh xin phân gà khắm về cho vào miệng nó" thì thấy chị Tầm lạy lục van xin, miệng liên tục nói: "Cho tao xin, lần sau tao không dám vào nữa",sau đó chị lăn ra đất và tỉnh lại.
Bà Thủy cho biết, lúc bị nhập, con gái bà vẫn biết mình là con Tầm nhưng không nói ra được, lại cứ bảo "Tao là Ngô văn Điền". Hỏi ở đâu thì cứ bảo tao ở cây gạo, tao nhập vào lâu rồi nhưng nó không cho tao ăn. Chị Tầm đã bị nhập nhiều lần, chị sợ đến nỗi bây giờ có đám, có giỗ ở đâu chị cũng không dám đến, mọi sự đối nội đối ngoại chị đều để chồng đi, đi đêm không dám đi, ngày cũng không dám lân la làng xóm láng giềng vì sợ bị thằng Ngô nhập.
Một chuyện lạ nữa mà dân làng Hương Nha vẫn kể cho nhau nghe là chuyện một nam thanh niên của làng không tin thằng Ngô nhập vào con gái bà Thủy nên khẳng khái nói: "Tao không tin, sao không nhập vào tao đây này lại nhập vào mụ đàn bà? Vì mụ ấy hàng tháng bẩn thỉu, đêm lại nuôi con nhỏ, có khi lại bị con cái tè dầm vào, ma dốt mới nhập vào con mụ ấy". Thế là ngay buổi tối, nam thanh niên lăn ra ốm thật, cứ đòi người nhà đốt rơm dưới gầm giường như hun chuột, rồi cứ lăm lăm đòi mổ con gà ăn dù đêm đã khuya. Ban đầu người nhà cũng không hiểu ra sao, cũng phải đi mổ gà cho ăn. Sáng hôm sau người này cứ giả vờ ốm, ai đến là rên rẩm, người ta đi khỏi là tự bắt gà, tự thịt gà để ăn. Lúc ấy người nhà mới chột dạ, lại gọi thầy đến để cúng bái thì khỏi ngay.
Sự thực hay lời đồn?
Cụ Lương Định, 80 tuổi, tác giả cuốn Hương Nha tự chuyện cho biết: "Từ năm tôi lên 6 tuổi đã được nghe những câu chuyện tương tự rồi, những câu chuyện về cây gạo và thằng Ngô này cứ như huyền thoại ấy. Dân làng cứ truyền miệng cho nhau nghe chứ không có một bút tích lịch sử nào ghi lại nên không ai có thể lý giải được thực hư. Bây giờ chỉ còn cách nhờ các nhà ngoại cảm vào cuộc tìm hiểu giúp thôi chứ dân làng chúng tôi ai cũng sợ gặp phải hiện tượng "thằng Ngô" này lắm".
Ông Cao Thành Đức, Chủ tịch UBND xã Hương Nha: "Theo tôi, câu chuyện thằng Ngô thực chất có nhiều người lên đồng lên cốt nói rằng là do bị chôn từ thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần đánh nó là nó bảo nó chỉ ở cây gạo, thi thoảng thấy người đi qua thì nhập, chứ cũng không có căn cứ nào để xác tín chuyện này có thật hay không. Đôi khi dân làng mình cứ vun đắp thành một nhân vật hư cấu để dọa cho trẻ con cho nó sợ thôi".
Theo Xahoi
Huyền bí bảo tháp Ponagar Ponagar là một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 trụ tháp mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar cũng là khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này. Quần thể tháp Ponagar. Ảnh: wikipedia.org Nha Trang (Khánh Hoà) thơ mộng...