Những cây cầu bỏ hoang trên tuyến đường “treo” 12 năm
Khởi công từ hơn 10 năm qua, đến nay tuyến đường huyết mạch Giá Rai – Phó Sinh (Bạc Liêu) vẫn chưa hoàn thành, trong đó có những cây cầu xây dang dở rôi bỏ hoang gây khó khăn cho việc đi lại và gây bât bình trong nhân dân.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, tuyến đường Giá Rai – Phó Sinh dài khoảng 17km, nối huyện Giá Rai và Phước Long của tỉnh Bạc Liêu. Đây cũng là tuyến đường huyết mạch đi qua các huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), Vĩnh Thuận (Kiên Giang)… được khởi công đến nay đã hơn 12 năm. Trong đó, đoạn cuối từ xã Phong Thạnh (huyện Giá Rai) đi Phó Sinh (huyện Phước Long) đang là nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi đi qua.
Qua quan sát của PV, hiện trên tuyến đường này còn 4 cây cầu đang làm dang dở rôi bỏ hoang. Đó là cầu Bà Tiết, cầu Lẫm Cháy, cầu Ranh Hạt (huyện Giá Rai) và cầu Một Ngàn (huyện Phước Long). Tân mắt nhìn 4 cây cầu này mới thấy được thảm cảnh của dự án. Bât cứ người dân nào khi nhắc đên cũng lắc đầu ngao ngán.
Cầu Bà Tiết nằm trước mặt điểm trường TH Phong Thạnh B dù đã bắc qua cống Bà Tiết nhưng chưa có đường dân lên câu, mố cầu bị nước xoáy mòn tạo hố sâu; hai bên lan can chỉ mới là những thanh sắt chỉa tua tủa.
“Cây cầu chỉ làm được một cách qua loa rồi bỏ đó cho đến nay chứ không thấy quan tâm làm tiếp nữa khiến chúng tôi rất lo lắng cho các em nhỏ đi học ở điểm trường này”, một người dân có nhà sống gần đó cho biết.
Cầu Bà Tiết hiện trạng chỉ là đường dẫn tạm bợ cát và đá vụn. Nhiều chỗ bị xói mòn tạo hố sâu rất nguy hiểm.
Cách cầu Bà Tiết chừng vài trăm mét là cầu Lẫm Cháy. Nhìn từ xa, đường dẫn hai bên cầu như một rừng cây, chỉ thấp thoáng vài thanh sắt và một mảng bê tông chứng tỏ đây là môt công trình xây dựng. Từ khi khởi công vào khoảng năm 2008 đến nay đã 5 năm, cây cầu này chưa bắc được qua sông; một bên chỉ mới làm được chừng 10m mặt nền, còn một bên chỉ mới làm được hai trụ cầu.
Cầu Lẫm Cháy một bên là những khối bêtông rêu phong, sắt hoen rỉ…
…và một bên là hai trụ cầu với những thanh sắt chưa được bắc qua sông….
…rồi bị bỏ nửa chừng, cỏ mọc um tùm.
Video đang HOT
Trong khi đó, để qua sông, người dân phải bắc một cây cầu tạm nhỏ gần đó, đi lại rât vât vả và nguy hiêm.
Để qua sông, người dân phải bắc một cây cầu tạm bợ…
…với những con đường đi sình lấy, nhiều hố nước…
…thật sự là nỗi á m ảnh kinh hoàng cho người đi lại.
Tiếp xúc với PV Dân trí, người dân cho biết, trước đây chưa có cầu tạm, muốn qua sông phải đi đò nhưng việc này cũng không được sự đồng tình vì tốn kém. Thay vào đó, họ làm cầu tạm bằng cây ngay dưới chân cây cầu ximăng bị bỏ hoang cỏ mọc um tùm. “Nhìn mấy khối ximăng to tướng phơi nắng phơi sương ai cũng bức xúc và cảm thấy xót cho tiền của của dân bị bỏ phí như thế”, một người dân ngao ngán nói.
Gân câu Lâm Cháy là câu Ranh Hạt. Cây cầu này đã bắc được qua sông nhưng hai bên đường dẫn vẫn chưa có, lan can cầu cũng mới chỉ là những thanh sắt, nhiều trụ bêtông còn nằm ngôn ngang. Một bên đường dẫn cỏ mọc như đám rừng và chỉ có một con đường nhỏ vừa đủ một chiếc xe máy đi lại. Ngay dưới cây cầu này, một cây cầu tạm được bắc qua sông cho người dân đi lại.
Cầu Ranh Hạt ngôn ngang…
Muốn qua sông cũng phải bắc cầu tạm vì cầu lớn chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Cách không xa cầu Lẫm Cháy là cầu Một Ngàn (thuộc huyện Phước Long). Cây cầu này chỉ mới đô được một mố cầu dài chưa tới 2m rồi bỏ đó không thấy ai làm nữa. Người dân cũng phải bắc cầu tạm để đi qua.
Cầu Một Ngàn sau nhiều năm chỉ mới làm được mố cầu chưa tới 2m.
Người dân cho biết, đây là những cây cầu được khởi công từ cách đây 4- 5 năm nhưng cho đến nay có thể nói vẫn chưa làm được đến đâu dù quy mô của các cây cầu này không phải là lớn. Việc đi lại hàng ngày đang là nỗi ám ảnh của người dân sống trên tuyến đường này nhiều năm qua.
Tiếp xúc với PV, người dân địa phương cho rằng, họ đã có phản ánh rất nhiều lên ngành chức năng nhưng hầu như đều bặt vô âm tín. “Khi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều có ý kiến nhưng chỉ thấy đại biêu ậm ờ rồi chẳng thấy làm gì cả”, một người dân chuyên mua bán heo qua lại tuyến đường cho biết.
Anh B. (ngụ ấp 21, xã Phong Thạnh) cho biết, gặp trời nắng thì đỡ hơn chứ trời mưa thì coi như khổ chưa từng được khổ. “Chợ Phó Sinh cách nhà chỉ chừng 3km nhưng không dám đi vì đường đi quá khó, chúng tôi phải đi chợ 19 cách nhà đến 7, 8km. Những người làm ăn buôn bán đành chịu thiệt vì đường đi lại không thuận tiện, chở hàng hóa mà té một cái bị hư hại thì coi như đứt vốn”, anh B. nói.
Một người dân sống ở gần cầu Lẫm Cháy cũng cho rằng, công trình khởi công đã lâu nhưng làm được một thời gian rồi bỏ đó nên cỏ mọc tùm lum, rắn rít trú ngụ hết sức nguy hiểm cho mấy em nhỏ khi qua lại khu vực này. “Người dân chúng tôi bức xúc lắm, có ai đời nào cầu lớn nằm chình ình ở đó mà không đi được, phải đi cây cầu nhỏ cũng chẳng an toàn gì”, một người dân bức xúc.
Trước những bức xúc của người dân, ông Nguyễn Ngọc Thông – Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh (huyện Giá Rai) – nhìn nhận: “Bản thân tôi cũng rất bức xúc dự án này”. Ông Thông cho biết, tuyến đường Giá Rai – Phó Sinh là một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bạc Liêu. Tuyến đường được khởi công từ năm 2001, còn cầu trên tuyến được khởi công từ năm 2008. Dù đã hơn 10 năm nhưng tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.
Theo ông Thông, trên địa bàn xã Phong Thạnh hầu như tuyến đường đã hoàn chỉnh, chỉ còn 3 cây cầu Bà Tiết, Lẫm Cháy và Ranh Hạt là chưa xong và đang bị dở dang. “Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân nhưng đây là tuyến đường do tỉnh làm chủ đầu tư nên chính quyền xã không thể giải quyết cho dân được. Chúng tôi cũng chỉ phản ánh lên huyện, tỉnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả gì”, ông Thông cho biết.
Cũng theo ông Thông, khi ông liên lạc với đơn vị thi công các công trình, họ chỉ cho biết là hết vốn nên không thể làm tiếp được nữa.
Được biết, huyện Giá Rai đang trong tiến trình phát triển xây dựng lên thị xã vào năm 2015.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Cậu học trò nghèo miền Tây với nỗi lo tiền đóng phí nhập học
"Cầm giấy báo trúng tuyển đại học của con, tôi mừng hết biết, nhưng khi nhìn con số học phí phải đóng đến hơn 2 triệu đồng, tôi như chết đứng...", ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ huyện Giá Rai, Bạc Liêu) chia sẻ về tình cảnh cậu con trai vừa đậu đại học.
Hơn 6h tối ngày 23/8, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Sơn (61 tuổi, ngụ ấp 22, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) khi biết tin con trai út của ông là em Nguyễn Văn Nghi vừa trúng tuyển vào Trường ĐH Cần Thơ đang làm vui cả ấp.
Sau khi đọc bài viết này, nhiều bạn đọc ngỏ ý muốn xin số điện thoại của em Nguyễn Văn Nghi để chia sẻ, động viên em. Đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của em Nghi: 01243 939 702 (địa chỉ: ấp 22, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu)
Khi đến nhà, chúng tôi chỉ thấy bà Nguyễn Thị Kết (59 tuổi, mẹ em Nghi) lui cui dưới bếp chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Còn hai cha con ông Sơn, bà Kết cho biết vẫn còn đang lặn ngụp dưới con sông trước nhà để giăng lưới kiếm con cá, con tôm bán lấy tiền đong gạo.
Nghe chúng tôi hỏi chuyện con trai bà trúng tuyển đại học, bà Kết mừng trong tiếng thở dài: "Nuôi nó ăn học chỉ mong nó học đến nơi đến chốn, nay đậu đại học rồi coi như cũng phần nào là kết quả cả chục năm đèn sách, ai mà không mừng. Nhưng nói đến ăn học đại học tôi thấy lo quá, lo vì không biết lấy tiền đầu mà cho nó học tiếp".
Em Nguyễn Văn Nghi cầm giấy báo trúng tuyển đại học trong tâm trạng ngậm ngùi.
Bà Kết cho biết, bà có đông con nhưng hầu như chỉ mới học vài lớp là nghỉ vì nhà nghèo. Chỉ có duy nhất cậu con trai út là em Nghi được "ưu tiên" lo ăn học đến giờ. Nhưng với 12 năm đèn sách cũng đã đủ "vắt kiệt" sức hai vợ chồng với công việc làm thuê làm mướn, chưa kể nay người ốm, mai kẻ đau. Do đó, để nuôi tiếp cho con học đại học, bà Kết cho biết là cả một vấn đề lớn.
Gần 7h tối, chúng tôi mới thấy hai cha con ông Sơn về đến nhà trong bộ quần áo ướt sũng vì trầm mình dưới nước để giăng lưới từ đầu giờ chiều. Chúng tôi thấy trên gương mặt em Nguyễn Văn Nghi lộ rõ tâm trạng mệt mỏi, buồn bả. Chia sẻ với PV Dân trí, em Nghi bộc bạch: "Em thi khối A được 14 điểm, trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật máy tính. Lúc coi trong danh sách trúng tuyển có tên mình, em mừng dữ lắm. Nhưng rồi vui chưa được bao lâu thì em lại sợ, em sợ không biết nhà có tiền để cho em nhập học hay không nữa".
Ngồi tiếp chuyện với PV, ông Nguyễn Văn Sơn cũng không giấu được sự khốn khó, nỗi lo lắng của mình. Nói đến việc nuôi con học đại học, ông lại thở dài, ngao ngán. Ông Sơn nghẹn ngào: "Cầm giấy báo trúng tuyển đại học của con, tôi mừng đến rơi nước mắt. Nhưng khi thấy số tiền học phí phải đóng hơn 2 triệu đồng, tôi như chết đứng vì đây không phải là con số nhỏ đối với gia đình tôi lúc này".
Ông Sơn, bà Kết chưa biết xoay sở ra sao để cho con bước vào giảng đường đại học.
Ông Sơn cho biết, để có tiền nuôi con ăn học, hai vợ chồng phải đi làm thuê, làm mướn ở tận tỉnh Đắc Nông. Trước đây, còn khỏe mạnh nên cũng làm được đồng vô, đồng ra. Giờ sức khỏe cũng đã yếu nên ông bà phải về lại quê nhà giăng lưới kiếm con cá, con tôm nhưng cũng chỉ đủ mua gạo sống qua ngày. "Thật sự là lúc này tôi không biết kiếm đâu ra 2 triệu đồng để cho con đi làm hồ sơ nhập học. Mà không chỉ tiền học phí, còn tiền thuê chỗ ở, tiền ăn, tiền sách vở nữa, chưa biết xoay sở ra sao", ông Sơn nói trong bế tắc.
Theo giấy báo trúng tuyển của trường gửi cho em Nguyễn Văn Nghi, ngày 28/8 này là trường hết hạn nhận hồ sơ nhập học nên gia đình em như "ngồi trên đóng lửa". Bà Kết bùi ngùi: "Trước mắt chắc phải chạy ngược chạy xuôi vay mượn để có tiền nhưng cũng chưa biết chạy ở đâu. Con nó ham học, giờ không tiền để con nó nghỉ học thì khổ cho nó nữa". Lời bộc bạch của bà Kết khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Qua Dân trí, chúng tôi mong bạn đọc sẽ cùng chung tay tiếp sức cho em Nguyễn Văn Nghi để em có điều kiện tiếp tục đến trường.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Đi bộ cũng phải đúng luật Tại TPHCM, trong số 873 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, làm 742 người chết trong năm 2012 thì TNGT liên quan đến người đi bộ chiếm 137 vụ (16%), làm chết 126 người (chiếm 17%). Người đi bộ cũng gây ra tai nạn Con số trên cho thấy tỷ lệ TNGT liên quan đến người đi bộ rất cao. Đặc...