Những ‘cầu vồng’ tự nhiên kỳ vĩ nhất thế giới
Mảng màu sắc rực rỡ ở những điểm du lịch này khiến du khách tưởng như lạc vào hành tinh khác.
Núi cầu vồng – Trung Quốc: Bạn hãy tưởng tượng về những ngọn núi được trang trí bằng những sọc kẻ màu sắc như những viên kẹo và mọi người chìm đắm vào cảnh quan bao la của thiên nhiên. Trên thế giới có một nơi tồn tại như vậy ở tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc. Những ngọn núi này là kết quả của quá trình kiến tạo đồ đá và quặng khoáng sản trong 24 triệu năm.
Các đỉnh núi màu đã được nâng lên từ thời kỳ kiến tạo của trái đất – được hình thành cùng với các bộ phận của dãy Himalaya do ảnh hưởng của mưa, gió và sự xói mòn tạo thành các lớp đá lởm chởm như ngày nay. Nằm xung quanh thành phố Zhangye, khu vực này rộng hơn 10km và ngọn núi rực rỡ nhất sau những trận mưa, các màu sắc sẽ phát sáng thậm chí còn sáng hơn bình thường.
Những ngọn đồi được sơn màu ( Painted Hills) – Oregon: Những ngọn đồi ấn tượng này thuộc Công viên quốc gia John Day Fossil Beds, thị trấn Portland, được coi là một bảo tàng tự nhiên của thời đại địa chất. Cảnh quan ngoạn mục nơi đây được hình thành bởi nhiều núi lửa phun trào và sự biến đổi khí hậu cực đoan khoảng 35 triệu năm trước.
Sau một thời gian, khí hậu thực vật tươi tốt trở nên khô cằn hơn. Tro, đất sét, khoáng chất và thực vật mục nát, tất cả trộn lẫn vào đất, tạo thành những vệt màu như vàng, đen, đỏ, thậm chí có cả màu tím và màu xanh. Ở đây, màu sắc thay đổi theo độ ẩm của không khí, và cảnh tượng trở nên sống động nhất vào chiều muộn.
Miệng núi lửa Dallol – Ethiopia: Trong ngôn ngữ của người Afar, Dallol có nghĩa là bị phân hủy. Bởi vậy, nó làm mọi người có cảm giác rằng miệng núi Dallol của Ethiopia vẫn đang hoạt động hơn là đã tắt thực sự. Nguyên nhân là do sự pha trộn của nước ngầm – mắc ma, lưu huỳnh, oxit sắt, muối và các khoáng sản khác đã tạo ra màu xanh sống động và màu vàng neon, hình thành một trong những cầu vồng tự nhiên xa xôi, hoang sơ nhất trên thế giới.
Dallol nằm gần biên giới Eritrea ở một khu vực đã bị đóng cửa với người nước ngoài đến năm 2001. Thậm chí, ngày nay mọi người phải thật sự cẩn thận khi đi du lịch tới địa điểm này bởi sự căng thẳng biên giới và nạn bắt cóc có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại đây. Bởi vậy, mỗi năm chỉ có vài trăm du khách đến chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ này. Bên cạnh đó, sự nguy hiểm của địa hình mong manh, các loại khí độc hại cộng với nhiệt độ trung bình ở đây lên tới trên 30C cũng làm giảm sức hút của địa điểm này.
Video đang HOT
“Mùa xuân cuối cùng” ở Wyoming: Grand Prismatic, là cái tên được đặt theo màu sắc rực rỡ của nó, là suối nước nóng lớn nhất tại Mỹ – với đường kính lên tới 113m. Những dải quang phổ màu dao động từ màu xanh sang màu đỏ trầm là sản phẩm của hàng nghìn đá ưa nhiệt, hoặc vi sinh vật vi khuẩn, đặc biệt phát triển mạnh trong nước nóng. Nhiệt độ khác nhau đã xác định màu sắc, và màu xanh ở giữa là kết quả của nhiệt độ cực đoan mà lá vi khẩn vô trùng. Bởi vây, Grand Prismatic là một trong những suối màu ở Yellowstone và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
“Ánh sáng trong đêm” – Iceland: Hiện tượng cực quang, hay còn gọi là Aurora Borealis là một dải quang phổ đầy đủ màu sắc, từ hồng sáng, đỏ, xanh lá cây, tới màu vàng, xanh nước biển và màu tím, xuất hiện tại bán đảo Reykjanes ở Iceland. Các chùm tia sáng nhảy múa trên bầu trời đêm là kết quả của hoạt động va chạm của các hạt, tạo thành các dòng suối, gợn sóng, hay các vòng cung trên đường chân trời. Mặc dù một loạt các nghiên cứu khoa học về sự xuất hiện của các chùm ánh sáng này, tuy nhiên đến nay, nó vẫn được coi là một hiện tượng bí ẩn chưa thể giải thích được.
Theo ngôi sao
Thế giới đa sắc màu của núi lửa ở Ethiopia
Nằm trong sa mạc Danokil, ở phía đông bắc Ethiopia là miệng núi lửa Dallol được xem là một khu vực khá bất thường, ít được biết đến và hiếm người viếng thăm.
Dallol là một trong những nơi xa xôi nhất trên trái đất có rất ít người sống. Thêm vào đó, Dallol là một nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất cho một khu vực dân cư. Nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 trung bình là 41,1 độ C. Với một khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh như vậy, đương nhiên không có bất cứ ai muốn chôn chân trong ở đây.
Thậm chí cả cái tên Dallol cũng mang màu sắc tan hoang, nó được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt". Màu sắc tươi sáng và rực rỡ xuất hiện xung quanh khu vực miệng núi lửa như màu trắng, vàng, đất son, xanh lá cây và đỏ là do có sự kết hợp của những con suối nước nóng, núi lưu huỳnh, hồ axit, hồ oxit sắt, lớp muối ẩn bên dưới sa mạc Danakil cùng với một số khoáng chất khác tạo nên một địa hình độc đáo như ngày nay, được xem là một trong những địa hình kì lạ nhất trên thế giới.
Bảng màu độc đáo tại miệng núi lửa Dallol
Thực tế Dallol là một miệng núi lửa. Khu vực được hình thành khi dung nham bazan xâm nhập vào mỏ muối và con suối nước nóng ở gần đó, gây ra một vụ phun trào nước ngầm rất lớn khiến mắc ma dâng lên liên tục và hòa với mạch nước ngầm. Vì mắc ma rất nóng nên nước bốc hơi ngay lập tức. Kết quả là một vụ nổ lớn của đá, tro, nước và hơi nước chưa kể là những quả bom núi lửa (đá nóng chảy làm lạnh và cứng lại trước khi chúng rơi xuống đất).
Khi Dallol phun trào lần cuối cùng vào năm 1926, núi lửa đã gây nên một sự chú ý lớn đến giới nghiên cứu ở châu Âu. Địa điểm này thu hút bởi bản chất thù địch giữa môi trường và nhiệt độ, khiến hầu như không ai có thể chịu nổi và cũng như nguy cơ nhiễm khí độc do khói tỏa ra cao.
Khu vực Dallol từng không mở cửa cho người nước ngoài mãi cho đến năm 2001 trở lại đây thì đã dỡ bỏ quy định này.
Được xem là một khu vực có địa chất kì lạ, nhưng Dallol chưa được nhà nước công nhận là công viên quốc gia hay khu vực đặc biệt quan tâm của giới khoa học, nhưng vấn đề này vẫn đang được chính phủ xem xét. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị giữa Ethiopia và Eritrea cùng với nạn cướp bóc hoành hành ở địa phương khiến cho khu vực địa chất đặc biệt này chỉ có một vài trăm người viếng thăm mỗi năm.
Núi lửa được bao quanh bởi một vùng nước mặn rất lớn, các mép rìa được tô điểm với những ụ hình nón và các khí của hóa chất tích tụ trong đó đến một đỉnh điểm nào đó chúng sẽ vỡ và thoát ra ngoài, mà nhìn vào giống như vô vàn ống khói xinh đẹp. Chất sulfuric trong con suối nước nóng nổi bong bóng sùng sụt khi đạt đến độ sôi nhất định.
Lớp muối tích trữ bên dưới sa mạc Danokil, ở độ cao 136,8 m dưới mực nước biển, kết hợp với những chất có trong núi lửa như lưu huỳnh cho ra một hỗn hợp độc đáo, tạo hình ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Mạch nước phun và những ụ hình nón xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực núi lửa.
Tạo hình độc đáo tại khu vực núi lửa
Những ụ hình nón như tổ mối được hình thành khi biển Đỏ ngập vào sa mạc Danokil. Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng ngàn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió mà cho ra đời những ụ hình nón tuyệt đẹp như ngày nay.
Người muốn đến thăm Dallol có hai lựa chọn về phương tiện giao thông. Lựa chọn đầu tiên là ngồi trên một cái thang được buộc trên mình một con lạc đà, thường người ta tổ chức thành một đoàn lữ hành đến miệng núi lửa. Nếu không, người ta có thể thuê một chiếc xe 4 bánh từ thị trấn Mekele gần đó. Không xa những công ty du lịch Ethiopia, có nghĩa là chỉ mất một ngày lái xe để tiếp cận khu vực núi lửa.
Chỉ có đam mê mà nhà nghiên cứu núi lửa và những vị khách phiêu lưu mới tìm đến một nơi đẹp kì lạ như thế này. Tuy nhiên, một số người viếng thăm khu vực này đã vô tình làm hỏng một vài cấu trúc tinh tế, đáng chú ý nhất ở đây.
Việc tham quan khu vực này hiện đã an toàn và dễ dàng hơn trước đây, nhưng có lẽ do núi lửa Dallol nằm ở một khu vực xa xôi hẻo lánh nhất thế giới nên du khách vẫn còn lo ngại.
Bảng màu độc đáo của khu vực núi lửa Dallol:
Theo 24h