Những câu trả lời phỏng vấn bất hủ của Tướng Giáp trên CNN
Kênh truyền hình CNN (Mỹ) vừa có một loạt bài đặc biệt về vị “Đại tướng huyền thoại” Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, CNN còn quyết định khai thác lại kho tư liệu của mình là những bài phỏng vấn ông kể từ năm 1996 đến nay.
Mở đầu bài tổng hợp đặc biệt chuyên trích dẫn những câu trả lời đặc sắc và bất hủ của Đại tướng qua các bài phỏng vấn, Ban biên tập của CNN viết: “Tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20 sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào cuối Thế chiến II (năm 1948), ông Giáp được thăng hàm Đại tướng ở tuổi 37 và được giao chức vụ Tổng Tư lệnh các lực lượng Việt Minh chống thực dân Pháp. Ông là vị chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ và là Bộ trưởng Quốc phòng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông tiếp tục là nhà chỉ đạo chiến lược của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tiếp theo chống lại Mỹ. Chính vì lẽ đó mà Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993) viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao… Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.
Dưới đây là những phần trả lời phỏng vấn của Đại tướng với đài CNN. Đặc biệt, những câu trả lời của ông đã khiến Ban biên tập CNN “vô cùng thích thú và ngạc nhiên bởi sự thẳng thắn, khôn khéo và uyên bác của vị tướng đã từng &’một tay đánh bại 2 đội quân mạnh nhất thế giới’ trong thế kỷ 20″.
Về trận chiến Điện Biên Phủ:
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại và đầu tiên của một quốc gia thuộc địa phong kiến, có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chống lại chủ nghĩa tư bản đế quốc lớn trong đó có một ngành công nghiệp hiện đại và một đội quân lớn. Vì vậy, nó rất có ý nghĩa đối với chúng tôi, với người dân trên khắp thế giới. Đây cũng chính là những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi nhìn thấy từ trước đó.
Đại tướng đi thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên
Chúng tôi cho rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng quân đội Pháp và cả sự can thiệp của người Mỹ – vì trong chiến dịch Điện Biên Phủ, 80% chi phí chiến tranh là do người Mỹ viện trợ. Người Mỹ đã có tay trong trận chiến đó. Vì vậy, thất bại ở Điện Biên Phủ là một thất bại cho cả người Pháp và người Mỹ. Nhưng tôi không nghĩ là người Mỹ đã rút ra những bài học từ đó. Đó là lý do tại sao người Mỹ tiếp tục ở Nam Việt Nam….
Khi chúng tôi nhận được tin tức về chiến thắng Điện Biên Phủ, tất cả mọi người đã nhảy lên reo hò vì hạnh phúc. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tôi rằng, đây chỉ là chiến thắng bước đầu tiên: Chúng tôi sẽ còn phải chiến đấu chống lại người Mỹ.
Về sự tham gia của Mỹ vào Việt Nam:
Trong năm 1945, một số người Mỹ nhảy dù xuống lãnh thổ của chúng tôi và họ đã gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh…. Sau đó, thái độ của Tổng thống Roosevelt là Mỹ không muốn can thiệp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, nhưng thái độ này đã bị thay đổi. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ có thể đã tốt hơn và chúng tôi cũng đã từng mong muốn rằng nó phải tốt hơn.
Sau đó, chỉ có những người thông minh hoặc những người có tầm nhìn và trí tuệ, chẳng hạn như Eisenhower… mới nhìn thấy tính phi thực tế của “học thuyết domino”. Người Mỹ nghĩ rằng nếu học thuyết này được thực hiện ở đây, nó sẽ trở thành vị trí then chốt ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Đây là điều mà Tổng thống Kennedy tin tưởng, và ông ta đã sai lầm….
Trước năm 1965, Mỹ chỉ gửi cố vấn cho quân đội miền Nam Việt Nam nhưng từ 1965, họ bắt đầu đưa quân ồ ạt. Chúng tôi thảo luận trong Bộ Chính trị là Mỹ sẽ mang một lực lượng khổng lồ để thực hiện một kiểu chiến tranh mới… Cuộc chiến sẽ rất khốc liệt nhưng chúng tôi đã kết luận rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng….
Về chiến thuật chống lại quân đội hiện đại của Hoa Kỳ:
Chúng tôi thừa nhận quân đội Mỹ khi đó rất mạnh bởi họ được hỗ trợ bởi những hệ thống vũ khí rất hiện đại…. Nhưng chúng tôi vẫn sống vì sự dũng cảm và quyết tâm cùng với sự khôn ngoan, chiến thuật và trí thông minh. Trong các cuộc tấn công của B-52, chúng tôi đã bắn hạ hàng loạt B-52 và bắt sống phi công. Khi không lực Mỹ được lệnh đánh bom các mục tiêu trong và xung quanh Hà Nội, vào các vị trí của đóng quân của chúng tôi, họ chỉ đánh trúng một số ít và đa số là sai vì bị chúng tôi đánh lừa (bằng mục tiêu giả). Tuy nhiên, kết luận của chúng tôi là B-52 là một mục tiêu rất khó bị bắn hạ…
Video đang HOT
Chúng tôi đã phải nhờ đến các biện pháp khác nhau, một số trong số đó là khá đơn giản. Và chúng tôi đã chiến đấu với tất cả các lực lượng và với tất cả các loại vũ khí. Một cô gái 18 tuổi đã từng nói rằng cô theo dõi tuyến đường bay mỗi ngày và nghiên cứu các mô hình tấn công của máy bay Mỹ. Sau đó, cô sử dụng súng trường để bắn hạ một chiếc máy bay từ một sườn núi. Đó là một ví dụ về lực lượng quân sự của những người dân thường…. Chúng tôi đã có sự khéo léo và quyết tâm chiến đấu đến cùng.
Tôi đánh giá cao thực tế là người Mỹ có những hệ thống vũ khí tinh vi nhưng tôi phải nói rằng con người mới là nhân tố là nên sự khác biệt chứ không phải là vũ khí… Trong chiến tranh, chúng tôi cũng nhận thức được khả năng Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân và chúng tôi đã chuẩn bị cho nó. Nhưng chúng tôi biết rằng người Mỹ khó có thể sử dụng vũ khí hạt nhân bởi đó là một vấn đề chính trị quốc tế và nó cũng phụ thuộc vào các đồng minh của Mỹ. Nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng trên những nơi mà quân đội Việt Nam tập trung, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quân đội Mỹ.
Về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968:
Tết Mậu Thân là một câu chuyện dài…. Đó là chiến lược của chúng tôi, được soạn thảo bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục tiêu là để người Mỹ phải từ bỏ chiến tranh. Chúng tôi không nhắm đến việc tiêu diệt người Mỹ ở Việt Nam mà là để đánh bại họ.
Có thể nói Mậu Thân là một cuộc chiến dịch bất ngờ và chúng tôi đã thắng lớn. Với một trận đánh lớn chúng tôi luôn luôn tìm ra các mục tiêu, chỉ tiêu và mục tiêu chính của chiến dịch này là để phá hủy những điều kiện mở rộng chiến tranh Việt Nam của người Mỹ hay nói cách khác, điều quan trọng hơn là để người Mỹ không thể leo thang chiến tranh. Vì vậy, đó là mục tiêu chính của chiến dịch đó. Nhưng tất nhiên, nếu chúng tôi đã đạt được nhiều hơn thế sẽ tốt hơn.
Sau chiến dịch Mậu Thân, người Mỹ đã phải lùi bước và trở lại bàn đàm phán, bởi vì chiến tranh đã không chỉ lan vào thành phố, với hàng chục thành phố và thị trấn ở miền Nam Việt Nam, mà còn xâm nhập vào phòng khách của người Mỹ. Và đó là lý do tại sao chúng tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đã đạt được các mục tiêu của chiến dịch.
Về người Mỹ trong chiến tranh:
Nói chung, tôi phải nói rằng họ là những người thông minh, với một số tài năng như kỹ năng chính trị và ngoại giao quân sự. Đó là điểm đầu tiên mà tôi muốn nói. Điểm thứ hai tôi muốn nói là họ biết rất ít về đất nước và con người Việt Nam. Họ không hiểu nguyện vọng của chúng tôi là duy trì độc lập và bình đẳng giữa các quốc gia, mặc dù những điều đó đã thể hiện trong diễn văn của Tổng thống Jefferson. Và vì vậy họ đã sai lầm. Họ không biết giới hạn của quyền lực…. Bất cứ một quyền lực nào dù mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ có những giới hạn nhất định, và đó là cái mà họ không hiểu….
Những người trong Nhà Trắng tin rằng người Mỹ chắc chắn sẽ giành chiến thắng và không thể thất bại. Có một câu nói: ” Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tuy nhiên, người Mỹ đã chiến đấu với Việt Nam, nhưng họ không biết nhiều về Việt Nam hay bất cứ điều gì về người Việt Nam. Người Mỹ không biết gì về đất nước và con người chúng tôi. Tướng lãnh Hoa Kỳ biết rất ít về lý thuyết chiến tranh của chúng tôi, về chiến thuật và mô hình hoạt động….
Trong chiến tranh, mọi người dân Việt Nam sẽ đứng lên cầm súng chiến đấu và đó là triết lý chiến tranh của Việt Nam. Triết lý của chúng tôi khác với người Nga và người Mỹ. Người Mỹ không hiểu điều đó. Họ không thể giành chiến thắng. Làm sao mà họ thắng được? Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã nói không có gì quý hơn độc lập và tự do. Chúng tôi đã có tinh thần đó, chúng tôi sẽ phải là người làm chủ đất nước của mình và chúng tôi thà hy sinh chứ nhất định không làm nô lệ.
Bây giờ, khi 2 nước đã bình thường hóa quan hệ, chúng tôi hy vọng quan hệ tốt hơn, nhưng nó phải được dựa trên sự bình đẳng. Ngược lại, nếu người Mỹ cho rằng họ lợi thế hơn Việt Nam đơn giản chỉ vì họ giàu có hơn, đó sẽ là điều chúng tôi không thể chấp nhận. Bây giờ chúng tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Mỹ có thể hiểu được Việt Nam và nhân dân Việt Nam tốt hơn.
Lê Trí
Theo infonet
Thế giới nghiêng mình
Hàng loạt hãng thông tấn và báo chí trên thế giới đồng loạt đăng tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tất cả đều viết về cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng huyền thoại của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi với nữ nhà báo Mỹ Catherine Larnow - người có cha là một nhà báo nổi tiếng từng được đích thân Đại tướng mời tháp tùng tới Điện Biên Phủ
New York Times (Thời báo New York) - Mỹ: "Một nhà quân sự uyên bác"
Với đầu đề "Vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua đời ở tuổi 102", hãng tin AP mô tả Đại tướng là một nhà chỉ huy quân sự tài ba, một người anh hùng dân tộc, một "Napoleon Đỏ" đã từng đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời báo New York mô tả Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "một người rất lôi cuốn và hoạt bát, một nhà quân sự uyên bác và một người theo chủ nghĩa dân tộc quyết liệt. Ông có thể dùng sức hút của bản thân để lên tinh thần cho quân sỹ, làm bùng cháy trong họ sự sẵn sàng cống hiến cho đất nước".
Prensa Latina - Cuba: Mất mát lớn lao
Hãng tin Prensa Latina của Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, đã chỉ huy quân đội Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, sau đó ông tiếp tục áp dụng một cách tài tình chiến lược chiến tranh toàn dân để đánh đuổi đế quốc Mỹ. Prensa Latina cũng nhấn mạnh nghệ thuật chiến tranh du kích của Tướng Giáp là nguồn cảm hứng cho các chiến sỹ đấu tranh vì độc lập dân tộc trên cả thế giới, và các cuốn sách của ông về chiến lược quân sự vẫn là những tài liệu quý giá mà các chuyên gia quân sự trên thế giới vẫn tìm đọc.
Trang điện tử cubadebate khẳng định sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao không chỉ đối với nhân dân Việt Nam, mà cả với hàng triệu triệu người ngưỡng mộ ông trên thế giới.
"Financial Times" (Thời báo Tài chính) - Anh: Hội tụ tầm nhìn chiến lược sâu sắc
Báo này bình luận Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất của thế kỷ 20, đồng thời trích hồi ký của Peter Mac Donald, một thiếu tướng Anh đã nghỉ hưu nhận xét rằng: "Tướng Giáp hội tụ một tầm nhìn chiến lược sâu sắc, với sự tinh thông nghệ thuật chiến tranh du kích cũng như công tác hậu cần mà kịch tính nhất là việc tạo ra tuyến đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp viện cho miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ".
Báo La Stampa - Italia: Thế giới nghiên cứu "kiệt tác" Điện Biên Phủ
Trang điện tử của tờ La Stampa ca ngợi Tướng Giáp là người anh hùng của toàn bộ các nước thuộc Phong trào không liên kết. Nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giúp Việt Nam giành thắng lợi trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tờ La Stampa cho rằng giờ đây các học viện trên thế giới đều đang nghiên cứu "kiệt tác" của ông - trận Điện Biên Phủ.
Còn theo trang điện tử của tờ La Repubblica, Đại tướng là một nhân vật huyền thoại và danh tiếng của ông đã vượt ra ngoài đường biên giới của Việt Nam. Tướng Giáp là tác giả của cuốn "Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân" và tác phẩm này đã có phiên bản tiếng Italia.
Báo Le Monde (Thế giới) - Pháp: Vị tướng vĩ đại nhất thế kỷ 20
Báo Le Monde số ra ngày 4-10 của Pháp đã đăng bài viết ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng của nền độc lập Việt Nam: "Tên tuổi của ông sẽ đi vào lịch sử như một trong những vị tướng vĩ đại nhất của thế kỷ 20, vị tướng duy nhất đã liên tiếp đánh bại quân đội Pháp và dám đương đầu với nước Mỹ".
Hãng tin AFP - Pháp: "Tượng đài trong lòng nhân dân
Hãng tin Pháp AFP gọi ông là "kiến trúc sư của các thắng lợi của Việt Nam trước quân đội Pháp và Mỹ" và bình luận những chiến công đó đã đưa ông trở thành một "tượng đài trong lòng nhân dân".
Báo L'Humanité (Nhân đạo) - Pháp: "Vị tướng của hòa bình"
Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp thì gọi ông là "nhà chiến lược cho nền độc lập của Việt Nam", đồng thời nhắc lại câu trả lời khiêm tốn và dung dị của ông với báo chí nước ngoài khi được hỏi về nguyên nhân của những chiến thắng: "Chiến lược của tôi là chiến lược của hòa bình, tôi là vị tướng của hòa bình chứ không phải vị tướng của chiến tranh".
Báo điện tử Rue 89 (Phố 89) - Pháp: "Một núi lửa dưới lớp tuyết trắng
Báo điện tử Rue 89 trích dẫn các cảm xúc của cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Claude Blanchemaison tại buổi gặp Đại tướng lần đầu tiên tại Hà Nội với tư cách là Đại sứ Pháp. Ông đã bị ấn tượng mạnh bởi một "nhân vật xuất chúng" với tầm vóc nhỏ bé, đôi mắt tinh nhanh, vầng trán cao và mái tóc bạc, và dùng hình ảnh "một núi lửa dưới lớp tuyết trắng" để mô tả tính cách mạnh mẽ và quyết đoán của Đại tướng.
Báo Le Parisien (Người Paris) - Pháp: "Nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất" của Lịch sử
Báo Le Parisien (Người Paris) đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những "nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất" của Lịch sử với từ "Lịch sử" được viết hoa, một trong những "gương mặt nổi bật nhất" của Việt Nam sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Tên tuổi và ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt qua biên giới của lãnh thổ Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt là tại Algeria".
Báo "Thời đại" - Đức: "Người thắng cuộc ở Điện Biên Phủ đã qua đời"
Tờ báo đã đăng bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bộ quân phục trắng tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004) cùng bài viết dài điểm lại những chiến thắng lẫy lừng của Đại tướng. Bài báo trích lời cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki: "Trong cuộc đấu tranh của chúng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị anh hùng dân tộc".
Báo "Làn sóng Đức": "Ước mơ của vị thống lĩnh quân đội
Báo "Làn sóng Đức" cũng đăng bài viết về nhà giáo, nhà báo, vị thống lĩnh quân đội tự học, tự rèn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài báo nhắc lại lời phỏng vấn báo chí nước ngoài của Đại tướng nói: "Khi còn bé, tôi từng mơ một ngày được thấy nước tôi tự do, thống nhất. Và giấc mơ của tôi ngày đó đã trở thành sự thật".
Nhiều tờ báo khác của Đức như báo "Tấm gương hàng ngày", "Nước Đức mới", hãng tin DPA... cũng đã có bài viết đánh giá cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Báo "Hoàn cầu" - Trung Quốc: "Ông là Hùm xám Điện Biên"
Trang quân sự của mạng Hoàn Cầu nêu bốn điểm nổi bật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: ông là một trong những nhà sáng lập của quân đội Việt Nam trực tiếp tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chỉ huy hàng loạt chiến dịch chống Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, dư luận phương Tây mệnh danh ông là "Hùm xám Điện Biên".
Giáo sư Carl Thayer - Australia: "Nhân vật anh hùng huyền thoại
Với tiêu đề "Danh tướng chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam Võ Nguyên Giáp, người mà kẻ địch cũng phải kính trọng đã từ trần, hưởng thọ 102 tuổi", bài báo của tờ Thương báo (Hồng Kông) nhắc đến việc tạp chí "Thời đại" của Mỹ từng dẫn đánh giá của người Pháp, gọi ông Võ Nguyên Giáp là "núi lửa phủ tuyết trắng", miêu tả ông là một kỳ tài quân sự, bên ngoài phẳng lặng nhưng nội tâm sục sôi. Tờ báo dẫn lời Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "nhân vật anh hùng huyền thoại của Việt Nam".
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: "Tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự tài ba, ông từng nói với tôi rằng: chúng ta là những kẻ thù danh dự".
Ông Angelo Tomaselli Vladi (Chủ tịch Hội hữu nghị Italia-Việt Nam vùng Veneto): "Tướng Giáp là tấm gương sáng để nhân dân Việt Nam và toàn thế giới noi theo. Ông là một người con trung thành của dân tộc Việt Nam, suốt đời đi theo con đường của Đảng Cộng sản để góp phần đưa Việt Nam tiến tới tự do và độc lập".
Ông Saman Vinhakek (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Lào): "Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần là một mất mát quá lớn không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà đối với cả nhân dân Lào. Đất nước Lào không bao giờ quên công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc sáng lập Đảng NDCM Lào, Mặt trận Lào Yêu nước và Quốc hội Lào. Đất nước và nhân dân Lào luôn nhớ mãi hình ảnh của Đại tướng".
Theo ANTD
Máy bay đắt nhất thế giới có thể tham chiến Syria Các máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 có thể cất cánh từ Mỹ để tham gia tấn công Syria một khi mênh lệnh được ban hành, nhưng chúng sẽ không làm thay đổi quy mô ở mức giới hạn của chiến dịch Phi cơ ném bom chiến lược B-2. Ảnh: USAF CNN hôm nay dẫn một quan chức cho biết...