Những cầu thủ lứa U23 châu Á 2018 sa sút sau kỳ tích
Hơn 3 năm sau kỳ tích Thường Châu, nhiều cựu tuyển thủ U23 Việt Nam đã chững lại, thậm chí thụt lùi trên con đường bóng đá chuyên nghiệp.
Bùi Tiến Dũng ( CLB TP.HCM): Thủ môn sinh năm 1997 là nhân vật sa sút tiêu biểu của lứa Thường Châu. Rời giải với tư cách người hùng, Tiến Dũng không khẳng định được chuyên môn tại CLB Thanh Hóa, Hà Nội và TP.HCM. Anh mắc nhiều sai lầm, dự bị tại CLB, mất tích ở các đội tuyển, được nhắc tới với nhiều câu chuyện bên ngoài sân cỏ và giờ chỉ còn là cái bóng mờ của chính mình tại đội TP.HCM.
Nguyễn Trọng Đại ( CLB Viettel): Từng là đội trưởng U19 Việt Nam giành vé dự World Cup trẻ và ngôi sao tiềm năng của lứa Thường Châu, Trọng Đại tiến bộ chậm chạp tại CLB Viettel vì sự thiếu quyết tâm trong tập luyện. Anh vắng mặt ở SEA Games 2019 và dần lạc nhịp trong một tập thể Viettel đang ngày càng tiến bộ trên tốp đầu bóng đá Việt Nam.
Video đang HOT
Châu Ngọc Quang (HAGL, trái): Cuộc cạnh tranh vị trí khốc liệt ở HAGL đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới Ngọc Quang. Từng được gọi lên tuyển và có mặt ở lứa Thường Châu, Ngọc Quang phải chấp nhận cảnh dự bị. Cơ hội của anh càng ít hơn khi HAGL đã bước lên một tầm cao mới dưới thời Kiatisuk Senamuang. 4 mùa gần nhất ở V.League, Ngọc Quang chỉ được đá 32 trận. Mùa này, anh chưa đá chính lần nào, tổng thời gian vào sân là 20 phút.
Lê Văn Đại (Thanh Hóa): Khác với 3 người ở trên, chấn thương là vấn đề lớn của Lê Văn Đại. Anh vừa phải chia tay đội bóng xứ Thanh vì không cạnh tranh được vị trí và chưa có bến đỗ mới. Trung vệ này là cái tên hiếm hoi của lứa Thường Châu phải chia tay CLB chủ quản vì không cạnh tranh được vị trí.
Trương Văn Thái Quý (CLB Hà Nội): Giống như Ngọc Quang, Thái Quý không thiếu năng lực. Nhưng anh đối diện cuộc cạnh tranh vị trí cực kỳ khốc liệt ở CLB Hà Nội. Vấn đề của Thái Quý và nhiều cầu thủ PVF là họ không được nâng đỡ bởi một CLB chủ quản V.League, luôn phải cạnh tranh với cầu thủ bản địa như tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh.
Đặng Ngọc Tuấn (CLB Sài Gòn): Khác với 5 người ở trên, thủ môn số 3 của lứa Thường Châu không phải một cái tên xuất sắc. Sau vinh quang trên đất Trung Quốc, anh vẫn vô danh ở đội Đà Nẵng, tiếp tục ngồi ngoài tại CLB mới Sài Gòn. Ngọc Tuấn không có đóng góp gì trong thành công của U23 Việt Nam năm 2018, anh là cái tên lặng lẽ nhất trong lứa cầu thủ này.
Phạm Đức Huy (CLB Hà Nội): Đức Huy là trường hợp khác hẳn 6 người ở trên. Anh đá chính tại U23 châu Á, đã có những bước tiến vượt bậc tại đội Hà Nội. Nhưng anh đang dần đuối sức trong cuộc cạnh tranh vị trí tại cả CLB và đội tuyển. Từ năm ngoái, Đức Huy mới đá chính 12 trận tại V.League. Vấn đề của Đức Huy là anh không cho thấy nhiều tiến bộ trong khi bạn bè cùng lứa đều đã phát triển vượt bậc.
HLV Lê Huỳnh Đức nộp đơn xin từ chức sau 13 năm dẫn dắt SHB Đà Nẵng
CLB SHB Đà Nẵng đã xác nhận chia tay HLV Lê Huỳnh Đức sau vòng 12 V-League, và nhiều khả năng sẽ tái hợp với HLV Phan Thanh Hùng.
Ở vòng 12 LS V-League 2021 diễn ra vào hôm qua (2/5), CLB Đà Nẵng bất ngờ để thua ngược Viettel với tỷ số 1-2. Đây là trận thua thứ 2 liên tiếp của thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức cùng với tỷ số 1-2 khiến SHB Đà Nẵng từ đội bóng đặt tham vọng đua tranh chức vô địch mùa này rớt xuống vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng.
Giai đoạn 1 của V-League hiện chỉ còn 1 vòng đấu, nên CLB Đà Nẵng bắt buộc phải giành chiến thắng ở vòng 13 để hi vọng lọt vào 6 đội dẫn đầu bảng để cạnh tranh chức vô địch. Trận thua ngược Viettel dường như khiến HLV Lê Huỳnh Đức cảm thấy thất vọng tột bậc, khi có những phát biểu đầy ẩn ý về ý định chia tay CLB ngay tại buổi họp báo.
Vẻ mặt đầy thất vọng của HLV Lê Huỳnh Đức sau những trận thua liên tiếp của đội nhà
" Là một HLV thì làm hay nghỉ cũng là việc bình thường. Nếu bạn làm tốt, cầu thủ hưng phấn thì thành công. Còn khi thất bại, tôi nhận trách nhiệm. Tôi nghĩ đó cũng là chuyện bình thường đối với tôi khi làm bóng đá chuyên nghiệp. Bóng đá là thời điểm. Tôi cũng đã nghĩ đến việc xin nghỉ rồi, nhưng hiện tại lãnh đạo chưa đồng ý ", HLV Lê Huỳnh Đức mở lời buổi họp báo sau trận đấu.
" Tôi tôn trọng một số công việc của mình, tôn trọng các cầu thủ, không muốn nói để các cầu thủ dao động. Tại vì ở đây các cầu thủ cũng cần tôi, yêu quý tôi thì tôi không có lý do gì để họ hoang mang cả. Khi cảm thấy không làm tốt, tôi sẽ đứng sang một bên để người khác may mắn hơn. Còn cách xây dựng lối chơi của tôi thì tôi nghĩ là không có vấn đề ", cựu tiền đạo đội tuyển Việt Nam nói thêm.
Theo thông tin mới nhất, đơn xin từ chức của HLV Lê Huỳnh Đức đã được bầu Hiển chấp thuận vào tối qua. HLV Phan Thanh Hùng sẽ tiếp quản đội bóng để mở ra trang sử mới cho bóng đá xứ Đà thành.
Thực tế, đây là ngày tái ngộ vì bản thân HLV Phan Thanh Hùng là một trong những biểu tượng, người con xuất sắc nhất của bóng đá Đà Nẵng từ khi còn chơi bóng và sau này theo nghiệp cầm quân.
HLV Lê Huỳnh Đức từng là người đã thay thế HLV Phan Thanh Hùng từ mùa giải 2008 và mở ra triều đại thành công với 2 chức vô địch V-League 2009, 2012, Cúp quốc gia 2009, Siêu Cúp quốc gia 2009, 2012. Cuối mùa giải 2017, HLV Lê Huỳnh Đức cũng từng chia tay Đà Nẵng nhưng rồi trở lại ngay sau đó khi đội bóng sa sút dưới thời HLV Nguyễn Minh Phương.
" Có lẽ tôi ở Đà Nẵng đã quá lâu, nên động lực làm việc cũng vơi dần. Đà Nẵng cần thay đổi, tôi cũng cần thay đổi. Khi tôi đi học, các thầy bảo HLV cũng chỉ nên làm mỗi đội 3 năm rồi nghỉ, bởi hết chu kỳ 3 năm, động lực của các HLV cũng như cầu thủ đều giảm sút. Nhưng tôi có tình cảm ở Đà Nẵng, nên ở đây hơi lâu ", HLV Lê Huỳnh Đức nói về việc quyết định chia tay đội bóng.
Thua trận thứ 3 liên tiếp, thầy của Lee Nguyễn vẫn không lo việc bị sa thải Thất bại 1-3 trước Bình Định là trận thua thứ 3 liên tiếp của CLB TPHCM, là thất bại thứ 5/7 trận kể từ đầu giải, nhưng HLV Mano Polking của đội bóng thành phố không quan tâm đến khả năng bị sa thải. Đáng nói hơn nữa, trong 3 trận thua gần nhất ở LS V-League 2021, trận nào CLB TPHCM cũng...