Những câu thoại trong phim Disney có ý nghĩa với mọi thời
Phim hoạt hình Disney thu hút khán giả nhiều lứa tuổi không chỉ bởi nội dung hấp dẫn mà còn chứa nhiều bài học sâu sắc.
1. Dẫu trái tim tổn thương đến nhường nào, chỉ cần bạn giữ vững niềm tin, giấc mơ sẽ trở thành hiện thực.
2. Giấc mơ là điều ước trái tim bạn mách bảo.
3. Phép màu cũng cần có thời gian.
Vua sư tử
4. Hãy nhìn lên những vì sao. Các vị vua đang dõi theo và sẽ luôn chỉ lối cho con. Cha cũng vậy.
5. Hãy luôn nhớ mình là ai.
6. Chúng ta kết nối với nhau bởi Vòng Đời.
7. Tất cả mọi thứ đều tồn tại ở trạng thái cân bằng mong manh.
8. Hakuna Matata (Đừng lo lắng). Hai từ này sẽ giải quyết mọi vấn đề.
9. Quá khứ có thể đau buồn. Nhưng ta được lựa chọn trốn chạy hoặc đối mặt với nó.
Video đang HOT
10. Các linh hồn tồn tại quanh ta. Họ sống trong đất, nước, bầu trời và hướng dẫn bạn nếu bạn lắng nghe.
11. Tôi thà chết ngay ngày mai còn hơn sống 100 năm mà không quen biết em.
12. Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông.
13. Nếu bạn dám bước chân trên con đường chưa từng đi, bạn sẽ học được những điều bạn chưa từng biết.
14. Lắng nghe trái tim bạn mách bảo.
15. Đôi khi, điều đúng đắn không phải điều dễ dàng nhất.
16. Gió có mạnh bao nhiêu, núi cũng không cúi đầu.
17. Bông hoa nở trong gian khó là bông hoa hiếm và đẹp nhất.
18. Bạn có thể chọn chiến thắng hoặc thất bại.
19. Món quà hãnh diện và tuyệt vời nhất của cha chính là con.
20. Hãy làm những điều khiến bạn trở nên khác biệt.
21. Thứ níu bạn xuống rồi sẽ khiến bạn bay cao.
22. Đừng chỉ bay, hãy giang cánh thật rộng.
23. Nếu không nói được lời tốt đẹp thì tốt nhất đừng nói gì hết.
24. Một thứ ngã xuống sẽ có thứ khác mọc lên. Có thể nó không được như cũ nhưng sẽ vẫn tuyệt vời.
25. Nếu bạn sợ, hãy tỏ ra đáng sợ hơn nỗi sợ của bạn.
26. Tình yêu là bản nhạc không có hồi kết.
27. Cuộc đời là một giấc mơ
28. Đôi khi “xấu xa” một chút cũng rất vui.
29. Hãy làm theo lương tâm mách bảo.
30. Không thể quá cẩn trọng, bạn hiểu không?
Theo 2sao
Chi tiết bạo lực, phản cảm gây tranh cãi ở các phim hoạt hình kinh điển
Các tác phẩm như "Vua sư tử", "Nàng tiên cá", "Tom và Jerry" dù rất nổi tiếng và được lòng khán giả nhiều lứa tuổi vẫn không tránh khỏi những tranh cãi trong nhiều phân cảnh.
Pinocchio: Đây là bộ phim hoạt hình sản xuất vào năm 1940 của Disney, dựa trên tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio của nhà văn Carlo Collodi. Trong tác phẩm này, chi tiết cậu bé người gỗ Pinocchio và một số cậu bé khác bị biến thành lừa, sau đó bị bán thành nô lệ làm việc trong mỏ muối gây nhiều tranh cãi với khán giả vì có phần không phù hợp để chiếu cho thiếu nhi.
The Hunchback of Notre Dame (Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà): Khi gã thẩm phán bệnh hoạn trong The Hunchback of Notre Dame đến tụ thú với Đức Mẹ Maria, hắn đã hát một bài hát với lời lẽ tục tĩu, nhuốm màu ham muốn xác thịt với nàng Esmeralda. Sau đó hình ảnh một cô gái nhỏ không mặc đồ đã xuất hiện, nhảy múa thông qua ngọn lửa trong lò sưởi.Chi tiết bị nhiều người đánh giá là thô tục, không hợp với bối cảnh linh thiêng của Nhà thờ Đức Bà.
The Lion King (Vua sư tử): Là bộ phim hoạt hình xuất sắc của Disney, tuy nhiên tác phẩm cũng gây ra nhiều tranh cãi trong những cảnh phim. Một trong số đó là hình ảnh Vua sư tử đứng phía trên cao nhìn xuống binh lính của mình, mang lại cảm giác tương đồng với cách thống trị quân đội độc tài của Hitler.
Dumbo: Khoảnh khắc gây tranh cãi nhất trong phim hoạt hình Dumbo của Disney là phân cảnh chú voi Dumbo say xỉn và nhìn thấy nhiều ảo giác kỳ lạ. Nhiều phụ huynh cho rằng đoạn phim này mang nội dung cổ vũ trẻ em dùng chất kích thích. Việc cảnh phim này được sử dụng trong một tác phẩm hoạt hinh được yêu thích là điều không nên.
Peter Pan: Hình ảnh tiên nữ Tinker Bell bị mắc kẹt trong lỗ khóa của phim Peter Pan khá nhạy cảm. Khuôn mặt nhăn nhó của nàng tiên nhỏ thể hiện sự đau đớn còn phía sau thì bị mắc kẹt phần thân sau và để lộ quần trong. Cảnh phim được quay trực diện làm nổ ra nhiều ý kiến tranh cãi.
The Little Mermaid (Nàng tiên cá): Khuôn mặt của mụ phù thủy Ursula trong Nàng tiên cá mang những đặc điểm của người đồng tính hay người chuyển giới. Ngoài ra, Disney từng nhiều lần khiến khán giả bất bình khi xây dựng ngoại hình nhân vật theo hướng tương tự, có thể kể đến như Governor Ratcliffe trong Pocahontas, Hades trong Herculesvà Jafar trong Aladdin.
Snow White and the Seven Dwarfs ( Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn): Trong phiên bản hoạt hình của Disney, hoàng hậu muốn người thợ săn cắt lấy quả tim đang đập của Bạch Tuyết. Chi tiết này khiến nhiều khán giả bị sốc vì nó khá khủng khiếp đối với một bộ phim hoạt hình. Ngoài ra, hình ảnh ghê rợn với những cái cây có cánh tay dài và móng vuốt muốn túm lấy nàng Bạch Tuyết thực sự gây nhiều ám ảnh đối với trẻ nhỏ.
Tom và Jerry: Bộ phim hoạt hình kinh điển từng bị cấm chiếu trên toàn thế giới do có những cảnh quay hút thuốc, nhậu nhẹt, lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực. Thêm vào đó, bộ phim không hề trừng phạt kẻ đã phá rối. Trong khi Tom phải trả giá cho sự ngu dốt của mình thì Jerry vẫn cứ thoải mái gây chuyện mà không phải chịu bất cứ hậu quả nào.
Theo zing.vn
Hoàng tử của Nàng Tiên Cá: Cậu ấm nhà giàu đi làm diễn viên, hát hay không thua tình cũ Taylor Swift Jonah Hauer-King quá phù hợp với vai Hoàng tử Eric trong bản live-action The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá). Jonah Hauer-King - chàng trai sinh năm 1995 vừa được Disney lựa chọn làm Hoàng tử Eric trong bản live-action The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá). Với nhiều cư dân mạng, Jonah Hauer-King là một cái tên khá xa lạ. Tuy nhiên, nếu tìm...