Những câu thoại lãng mạn như ngôn tình trong phim Kim Dung
Phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng không chỉ là “kiếm”, tình huynh đệ, tình yêu đất nước mà còn là những câu chuyện tình đôi lứa cảm động.
Trong Anh hùng xạ điêu, Hoàng Dung là cô gái nghịch ngợm, nhanh trí nhưng lại đem lòng yêu Quách Tĩnh, một anh chàng thật thà đến độ ngớ ngẩn. Chuyện tình của họ không nhiều nước mắt mà chỉ có nụ cười. Nhưng đến giờ, khán giả vẫn khắc cốt ghi tâm câu nói của Hoàng Dung dành cho Quách Tĩnh. “Tĩnh ca ca, sau khi ta chết, huynh phải đáp ứng ta 3 điều. Thứ nhất là ta đồng ý để huynh đau khổ vì ta một lần, nhưng không cho phép huynh mãi mãi đau khổ vì ta. Hai là ta cho phép huynh cưới thê tử khác, nhưng nàng phải là Hoa Tranh, bởi nàng ấy thật lòng yêu huynh. Ba là ta cho phép huynh đến mộ ta, nhưng không thể đưa Hoa Tranh tới, vì ta là kẻ cố chấp”.
Trong cả bộ Thần điêu đại hiệp, Dương Quá mãi chỉ giữ bóng hình “Cô Cô”. Đây có thể coi là bộ tiểu thuyết lãng mạn nhất của Kim Dung. Dương Quá có những câu nói khiến người xem phải rơi nước mắt. “Cô cô, Quá Nhi chỉ cần gặp người, có thể vĩnh viễn ở bên cạnh người, mất đi một cánh tay này có là gì. Quá Nhi còn cánh tay trái, vẫn có thể ôm người vào lòng”, “Nếu như không nhớ đến Cô Cô, ta sống để làm gì nữa”, “Ở trên đời này, trừ Cô Cô, ta chẳng cần nhớ chuyện gì nữa”.
Lý Mạc Sầu có lẽ là nhân vật đáng thương nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Cô là đệ tử phái Cổ Mộ, từng yêu một người đàn ông để rồi bị phụ bạc. Cả đời Lý Mạc Sầu là chuỗi ngày hận tình và chết cũng vì tình khi gieo mình vào biển lửa của Tuyệt tình cốc. Trong phim, nhân vật này có một bài thơ đau khổ vì tình. “Hỏi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết. Nam bắc hai nơi rồi ly biệt, mưa dầm dãi nắng hai ngả quan san. Thiếp nhớ chàng muôn vàn đau khổ. Chung quy một kiếp tình sầu, ngày vui gang tấc, ngàn sầu biệt ly”.
Trong Thiên long bát bộ, không phải Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự, càng không phải mối tình của Hư Trúc, câu chuyện tình ngắn ngủi của Kiều Phong – A Châu mới khiến người xem rơi lệ. Cả cuộc đời A Châu, tình yêu dành cho vị đại hiệp của Cái Bang là điều cô trân trọng nhất cho đến lúc chết. “Luôn có một người kính trọng đại ca, khâm phục đại hiệp, thương yêu đại hiệp, nguyện ý cả đời ở bên đại hiệp, dù có đắng cay, hay gian khổ”.
Video đang HOT
Mối tình đơn phương của A Tử dành cho Kiều Phong khiến người xem vừa giận vừa thương. A Tử ngỗ nghịch, độc ác nhưng chỉ si tình với anh rể. Khi Kiều Phong tự tử ở cuối phim, A Tử đã ôm lấy anh và khóc: “Tỷ phu, cuối cùng chúng ta không ai nợ ai nữa. Xưa, muội dùng độc châm bắn huynh, cũng chỉ vì muốn ở bên huynh mãi mãi. Giờ huynh chết rồi, sẽ không còn ai giằng lấy huynh từ muội nữa. Muội hoàn thành tâm nguyện rồi”. Sau câu nói này, cô ôm Kiều Phong cùng nhảy vực.
Với Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung yêu Nhạc Linh San nhưng không được đáp lại. Sau những khó khăn, anh và Nhậm Doanh Doanh sống bên nhau hạnh phúc. Đôi khi, khán giả chợt quên đi ni cô Nghi Lâm – người mang mối tình đơn phương không được phép với Lệnh Hồ Xung. Nghi Lâm từng van nài Á bà bà: “Bà bà không hiểu lòng tiểu ni, các vị sư tỷ cũng không hiểu lòng tiểu ni. Đời này, kiếp này chỉ cần Lệnh Hồ đại ca hạnh phúc, tiểu ni cũng cảm thấy hạnh phúc”.
Đông Phương Bất Bại trong bản phim của Vu Chính si tình Lệnh Hồ Xung. Trước khi bị đẩy xuống vực, Bất Bại chỉ thốt lên: “Lệnh Hồ Xung, ta chỉ muốn hỏi, cuối cùng trong lòng người có hình bóng Đông Phương Bất Bại ta hay không”. Khi Lệnh Hồ Xung trả lời có, Giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo bình thản: “Thế là đủ rồi”.
Theo Zing
Kiếm hiệp Kim Dung và những cơn địa chấn màn ảnh
Từ thập niên 80, phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn 92 tuổi đã làm mưa làm gió trên màn ảnh. Có thể khẳng định, trong những năm tới, vẫn chưa ai có thể vượt qua ông.
Thần điêu đại hiệp: Đây là bộ phim được tái hiện 8 lần trong hơn 40 năm xuất bản. Câu chuyện tình yêu pha chất kiếm hiệp giữa Tiểu Long Nữ và Dương Quá cho đến giờ vẫn là bản tình ca đẹp đầy bi tráng. Lần đầu được tái hiện trên màn ảnh vào năm 1960, phim đã làm nên danh tiếng cho Tạ Hiền và Nam Hồng. Năm 1983, TVB tạo nên cơn địa chấn khi dựng lại phim qua sự đóng chính của Trần Ngọc Liên và Lưu Đức Hoa. Lúc này, các nhà làm phim hiểu rõ tiểu thuyết Kim Dung là nguồn cảm hứng bất tận. Họ có thể thoải mái dựng lại, không sợ sự nhàm chán. Năm 1995, TVB dựng lại Thần điêu đại hiệp, Lý Nhược Đồng và Cổ Thiên Lạc đóng chính. Đây được coi là bản phim kinh điển, tạo cơn địa chấn trên màn ảnh nhỏ. (Ảnh trái là bản phim 1995, ảnh phải là bản năm 1983).
Thần điêu đại hiệp 2006 (ảnh trái) là một trong những bộ phim Kim Dung thành công nhất về mặt truyền thông và hình ảnh. Ngoại cảnh đẹp, kỹ thuật quay tốt, đặc biệt diễn xuất chân thực của nam chính Huỳnh Hiểu Minh khiến bộ phim gây sốt ở nhiều nước châu Á. Thời điểm này, khác với sự trung thành nguyên tác trong những năm đầu, các nhà làm phim tìm đến sự mới lạ. Điều này tạo ra không ít tranh cãi. Bản phim năm 2014 của Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy (phải) bị cho "phá nát" tác phẩm. Nhưng điều đó không có nghĩa phim thất bại. Thậm chí, Trần Hiểu - Nghiên Hy còn tỏa sáng toàn châu Á.
Thiên long bát bộ: Tiểu thuyết gốc gồm 50 chương, xuất bản lần đầu trên trang Minh Báo từ năm 1963. Với Kim Dung, đây là tác phẩm được viết trong thời gian lâu nhất. Sau ngần ấy năm, khán giả mọi thế hệ như thuộc lòng những nhân vật Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, A Châu, Vương Ngữ Yên...Đây cũng là dự án phim làm nên thành công cho nhiều nghệ sĩ như Trần Hạo Dân, Lâm Chí Dĩnh, Lưu Đào, Trần Hảo...(Ảnh là bản của TVB).
Từ khi ra đời đến nay, Thiên long bát bộ được dựng thành phim gần 10 lần. Khán giả đánh giá cao bản phim do TVB thực hiện năm 1997. Bản ăn khách nhất được thực hiện năm 2003 do Lâm Chí Dĩnh, Hồ Quân, Lưu Đào, Lưu Diệc Phi đóng.
Tiếu ngạo giang hồ: Nhắc đến Kim Dung là nói đến Tiếu ngạo giang hồ. Tác phẩm được ông viết từ năm 1967 và hoàn thành sau 2 năm. Dự án được đánh giá kinh điển không chỉ vì kịch bản hay mà còn tạo ra sự khác biệt so với các tiểu thuyết khác. Đây là dự án duy nhất, nhân vật phụ nổi tiếng chẳng kém vai chính. Đông Phương Bất Bại trở thành nhân vật ái nam ái nữ võ công thượng thừa và bí ẩn nhất. Lâm Thanh Hà và Trần Kiều Ân (ảnh) là hai diễn viên nổi đình đám nhờ Đông Phương Bất Bại. Ngoài ra, phim còn nâng đỡ nhiều nghệ sĩ lên hàng sao như Lữ Tụng Hiền, Lương Bội Linh, Hoắc Kiến Hoa, Lý Á Bằng, Hứa Tịnh.
Ỷ thiên đồ long ký: Cũng đã 6 lần được dựng thành phim, câu chuyện về Ỷ thiên kiếm và Đồ Long đao đã mở ra thế cục mới trong võ lâm. Bản phim năm 2001 do Ngô Khải Hoa, Lê Tư, Xa Thi Mạn đóng từng nắm giữ vị trí cao nhất về rating. Sau đó, bản phim do Trương Kỷ Trung thực hiện có sự tham gia của Tô Hữu Bằng, Cao Viên Viên, Giả Tịnh Văn cũng làm nên "địa chấn" về tỷ lệ người xem.
Anh hùng xạ điêu: Tác phẩm là minh chứng cho thấy, truyện của Kim Dung là vùng đất màu mỡ với các nhà làm phim. Họ có thể tự do sáng tạo, tái hiện và không sợ bị thất bại về doanh thu. Từ bản phim năm 1983 do Ông Mỹ Linh, Huỳnh Nhật Hoa đến bản Trương Trí Lâm, Chu Ân hay Lý Á Bằng và Châu Tấn, Hồ Ca - Lâm Y Thần, khán giả khẳng định mỗi lần tái hiện, Anh hùng xạ điêu của Kim Dung lại có cách khai thác mới. Phim đã có tới 5 lần dựng thành phim trên màn ảnh nhỏ kể từ năm 1983.
Lộc đỉnh ký: Đây là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp Kim Dung, được ông thai nghén trong 4 năm. Đây cũng là tác phẩm khác biệt nhất của Kim Dung. Nhân vật chính không phải là quân tử, cao thủ võ hiệp mà chỉ là kẻ đầu óc lanh lợi thực dụng. Về đời tư, người đàn ông này quá đào hoa khi có tới 7 bà vợ. Từ năm 1984 đến nay, các nhà làm phim đã 6 lần dựng thành phim. Với khán giả bản phim họ yêu thích nhất là bản của Lương Triều Vỹ (ảnh). Nhưng không vì thế các bản phim còn lại bị lạnh nhạt. Trong ngày sinh nhật 92 tuổi của Kim Dung, Huỳnh Hiểu Minh thừa nhận anh "tu 3 kiếp" mới được đóng Vi Tiểu Bảo. Điều đó đủ cho thấy, Lộc đỉnh ký hot như thế nào.
Tuyết sơn phi hổ: Bộ tiểu thuyết gây tranh cãi nhất khi ra mắt bởi cái kết lửng lơ. Tiểu thuyết là câu chuyện ân oán của 4 dòng tộc. Nhờ Tuyết sơn phi hổ, Lữ Lương Vỹ, Chu Ân, Nhiếp Viễn từng tạo nên hiệu ứng truyền hình. Dù phim không được nhắc đến nhiều như các dự án khác nhưng có thể nói, Tuyết sơn phi hổ là kiệt tác không có nhiều đối thủ với 5 lần được dựng thành phim.
Theo Zing
Tuổi già an nhàn của nhà văn Kim Dung Trải qua 3 lần đò, tác giả 91 tuổi hài lòng với cuộc sống hiện tại. Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn nổi tiếng với hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ... Ông được xếp thứ 27 trong danh sách 50...