Những câu nói trong nước mắt của vợ khiến tôi giật mình tỉnh ngộ
Lần đầu tiên sau hai năm chung sống, Long thấy Liên khóc thảm thiết đến như vậy. Mà có lẽ Liên đã khóc nhiều rồi, chỉ là Long không để ý mà thôi.
Đàn ông ai chẳng sĩ diện, nhất là với một người có ngoại hình khá, công việc ổn định như Long. Cái miệng nói dẻo như kẹo kéo của Long đã khiến ối cô xin chết. Năm 27 tuổi, Long kết hôn. Liên, vợ Long là gái quê chính hiệu. Liên hiền lành, ngoan ngoãn, dịu dàng, nói gì nghe nấy, chẳng cãi bao giờ. Có lẽ điểm đó của Liên đã giúp cô vượt qua tất cả các đối thủ để có được tình cảm của Long.
Liên ít học nhưng lại khá nhanh nhẹn nên có mở của hàng bán hoa quả ở ngay nhà để thêm tiền đi chợ, điện nước. Việc nhà đều do một tay Liên làm hết. Long đi làm về chỉ có một việc duy nhất là tắm rửa rồi ngồi vào bàn ăn mà thôi. Cuộc sống của vợ chồng Long diễn ra vô cùng êm đềm bởi Liên là người biết nhường nhịn, Long cũng là người chồng biết cách sống. Rồi Liên mang thai, hạ sinh cho Long một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu. Cứ ngỡ rằng hạnh phúc gia đình như thế là quá ư viên mãn với Long rồi thì biến cố bất ngờ ập đến.
Con trai vừa tròn 5 tháng thì do mâu thuẫn với quản lý ở chỗ làm nên Long xin nghỉ việc. Ban đầu Liên phản đối dữ dội vì bây giờ xin việc rất khó, hơn nữa một phần sai cũng do Long chứ không phải do quản lý. Vậy mà Long vẫn quyết làm theo ý mình. Long còn vỗ ngực tự hào nói rằng Long mà nghỉ việc, ối công ty xin nhận, không phải lo thất nghiệp. Nhưng rồi Long nghỉ việc cũng đã hơn hai tháng, nộp đơn cũng đã khắp mọi nơi nhưng chẳng nơi nào gọi. Ai bảo Long mang cái thái độ kiêu ngạo, tự phụ mình tài giỏi, hơn người đi phỏng vấn cơ chứ. Chán nản, Long chẳng đi xin việc nữa.
Lần đầu tiên sau hai năm chung sống, Long thấy Liên khóc thảm thiết đến như vậy. (Ảnh minh họa)
Ở nhà rãnh rỗi, Long bắt đầu sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Cả ngày chỉ la cà quán xa, rượu chè, chiều chiều thì ngồi đợi lô đề, số má. Trong khi đó Liên thì tất bật việc chợ, việc nhà, việc con cái. Đã không giúp được Liên việc gì thì thôi, đắng này Long còn hạch sách, trịnh thượng, quát nạt vợ con mỗi khi Liên làm gì đó khiến Long không hài lòng. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai nhưng Liên không hề than vãn lấy nửa lời. Ngay cả khi bị Long mắng nhiếc, đối xử tệ, Liên vẫn nín nhịn, chịu đựng cho ấm êm nhà cửa. Hơn nữa, Liên nghĩ chắc cũng vì Long bị mất việc, sinh ra ức chế mới như vậy. Thế mà Long đâu có hiểu được tấm lòng ấy của Liên.
Cơm nấu chậm, Long cũng mắng. Quần áo giặt xong chưa kịp ủi Long cũng chửi. Tiền bạc không còn làm ra lấy một đồng nhưng thứ gì Long cũng đòi hỏi phải là đồ tốt nhất. Long muốn người ta thấy rằng, ngay cả khi Long mất việc, ở nhà vẫn có một cuộc sống nhà hạ, sung sướng, được cung phụng đầy đủ. Long lấy tiền của Liên đi bao bạn bè ăn nhậu. Con ốm, Liên gọi Long về chăm sóc con thì Long nói đó là trách nhiệm của Liên, Long chỉ có trách nhiệm dạy con chứ không có trách nhiệm chăm sóc nó. Liên càng nín nhịn, Long càng lấn tới. Nhưng chuyện gì cũng chỉ có giới hạn của nó mà thôi.
Video đang HOT
Những câu nói trong nước mắt của Liên khiến lòng Long ngập đầy hối hận. (Ảnh minh họa)
Đã trót mạnh miệng hứa sẽ khao mấy ông bạn nhậu sau vụ thua lô đề, tiền trong túi không còn nhiều nên Long đã lấy luôn tiền hàng của Liên mang đi. Tối hôm đó, Long về nhà trong tình trạng chân nam đá chân xiêu. Đã thế, Long còn đá tung cả thùng hàng mà Liên vừa xếp gọn vào ở cửa và mắng nhiếc Liên lười biếng, không chịu dọn dẹp chỉ lê la, ăn chơi. Như không thể chịu thêm được nữa, Liên lộ vẻ giận dữ, hét lớn:
- Anh thử nhìn lại mình đi, anh đã làm được những gì cho mẹ con tôi nào. Nếu tôi cũng như anh, cũng chơi bời, bỏ việc thì ai lo cho con, ai kiếm tiền duy trì cái nhà này. Vì muốn giữ sĩ diện cho anh mà tôi đã nhận nhịn, đã chịu đựng nhưng anh đâu coi tôi ra gì. Tôi là vợ anh chứ đâu phải là con ở. Nếu anh không muốn thấy mẹ con tôi nữa thì chúng tôi sẽ đi, để anh được tự do với cái tính sĩ diện của mình.
Lần đầu tiên sau hai năm chung sống, Long thấy Liên khóc thảm thiết đến như vậy. Mà có lẽ Liên đã khóc nhiều rồi, chỉ là Long không để ý mà thôi. Những câu nói trong nước mắt của Liên khiến lòng Long ngập đầy hối hận, giật mình tỉnh ngộ. Vì chút sĩ diện của mình, Long chỉ biết sống bám vào Liên, đã vậy mà còn lớn lối, ngày nào cũng làm cho Liên buồn. Bỗng Long thấy sợ, sợ nhỡ Liên ôm con bỏ đi mất thì Long sẽ sống thế nào đây?
Ngày hôm sau Long dậy sớm giúp Liên dọn hàng, sau đó mua đồ ăn sáng. Chuẩn bị một bộ quần áo tử tế, Long muốn đi xin việc, Long muốn sống khác. Hạnh phúc này, Long thật lòng muốn níu giữ nó.
Theo Một Thế Giới
Bức thư trước khi ra đi của vợ đã khiến tôi chua xót tỉnh ngộ
Đọc bức thư của vợ, tôi mới biết mình đã mất đi những gì. Hóa ra, nếu thiếu vợ, tôi sẽ chẳng thể tồn tại được như bây giờ.
Tôi là một người đàn ông 36 tuổi, tôi lấy cô ấy cách đây 12 năm, khi tôi còn là một anh nhân viên giao hàng. 12 năm tôi làm ngày làm đêm, vươn lên từ tay trắng, trở thành quản lý của một siêu thị và giờ là giám đốc phụ trách bán hàng của hệ thống siêu thị đó. 12 năm cay đắng, có khoảng thời gian mệt mỏi, đói khổ tới mức cả ngày tôi chỉ ăn một chiếc bánh mỳ trứng mà vợ làm cho vào buổi sáng. Trưa chưa kịp ăn đã bị khách hàng giục, làm tới 9 giờ tối mới tan ca.
Hồi đó chúng tôi sống trong một căn phòng nhỏ chật hẹp đi thuê với giá rẻ mạt, thiếu thốn đủ thứ. Vợ tôi làm nhân viên ở một xí nghiệp nhỏ. Cô ấy nhận rất nhiều việc khác về làm thêm buổi tối nhưng chỉ kiếm được một chút gọi là đủ tiền rau dưa. Hai chúng tôi thường ôm nhau, động viên nhau cố gắng mỗi khi áp lực và gánh nặng đổ lên đầu.
Rồi 2 đứa con chúng tôi lần lượt ra đời, kéo theo là sự vất vả của vợ. Cô ấy phải nghỉ việc để trông con. Tôi thăng tiến dần, và vì ý chí phải kiếm bằng được tiền nên tôi tập trung hết vào công việc. Mọi việc ở nhà, con cái đều là vợ tôi chăm lo. Sau từng đó năm cố gắng, tôi cũng được các sếp tin tưởng, giao cho công việc giám đốc bán hàng của hệ thống. Công việc rẽ sang hướng khác, tôi không còn loanh quanh ở siêu thị nữa, mà phải đi công tác, đi xã giao để ký được những hợp đồng lớn.
Cũng từ đó mà tôi sinh ra chệch đường. Những buổi tiếp khách, những lần đi nhà hàng, quán bar, rượu vào rồi gái đẹp ngồi bên nhiệt tình đong đưa. Tôi phản bội vợ lúc nào chính tôi cũng chẳng nhớ. Tôi thừa nhận mình rất ích kỷ. Đi ra bên ngoài, tôi thích con gái trẻ đẹp vây quanh. Nhưng tôi muốn khi về nhà, vẫn có người chờ đèn tôi, vẫn có người hỏi tôi: "Anh ăn gì chưa? Nay em nấu canh sườn, anh có muốn ăn thêm chút không?". Những lúc đó, vui thì tôi ngồi ăn chút, buồn bực thì tôi quát nạt rằng: "Nửa đêm rồi ăn uống gì nữa".
Sau dần, công việc ngày càng tốt đẹp, tôi được đối tác mời đi đây đi đó. Tôi quen biết những cô gái đẹp hơn, khéo chiều chuộng hơn. Ở với họ, tôi cảm thấy rất thảnh thơi vui sướng. Vì thế tôi chán về nhà. Bởi mỗi khi về, nhìn thấy người vợ già, khuôn mặt đầy dấu vết thời gian, tôi lại nhớ tới quãng thời gian nhọc nhằn, khổ cực khi xưa của mình.
Cuộc sống hôn nhân của tôi dần đi vào bế tắc. Tôi như tách khỏi gia đình. Tôi chỉ về nhà khi đêm khuya, và nhà cũng chỉ là nơi tôi ngủ mà thôi. Sáng ra, các con tôi chỉ chào tôi một tiếng rồi đi học, không đứa nào hỏi hôm qua bố về mấy giờ, dạo này công việc của bố thế nào. Chúng chỉ giúp mẹ rửa đĩa hoa quả, lau cái bàn, mà không hề ngó ngàng tới người bố đang ngồi một bên là tôi.
Những lúc đó tôi cảm thấy rất tủi thân, tôi muốn gọi con gái lớn tới hỏi han tình hình học tập, muốn xoa đầu cậu con trai nhỏ. Nhưng tay đưa lên rồi lại ngượng ngùng đặt xuống, miệng muốn mở ra gọi con, nhưng chẳng biết phải nói thế nào. Cảm thấy chán nản, tôi muốn giải thoát khỏi cảnh này. Vì vậy, vào một sáng se lạnh cuối tháng 11, tôi nói với vợ: "Mình ly hôn đi, giải thoát cho nhau".
Vợ tôi không nói gì, cô ấy vẫn bình thản ăn nốt miếng bánh mỳ buổi sáng rồi đứng lên dọn dẹp như thể cô ấy không hề nghe thấy. Còn tôi không nuốt trôi bữa sáng ấy, tôi mở cửa ô tô, rời khỏi nhà như chạy trốn.
Tối hôm ấy tôi về sớm, đưa ra trước mặt vợ tôi một túi tiền mặt, bên trong là 300 triệu và một tờ đơn ly hôn. Tôi nói với vợ, tôi sẽ cho cô ấy căn nhà này, 300 triệu này cũng đưa để cô ấy chi tiêu thêm. Rồi sau tôi sẽ gửi tiền nuôi con đều đặn vào tài khoản của vợ.
Vợ tôi vẫn không nói gì. Cô ấy chỉ ngồi lỳ một chỗ, tôi không chịu được không khí trầm lắng ấy nên lại lấy xe vội vã bỏ đi. Đêm ấy tôi ngồi uống rượu một mình ở một quán vỉa hè. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, tôi mới lại ngồi ở một nơi rẻ tiền, bàn ghế bẩn thỉu như vậy.
Tôi say mèm, nằm lên ô tô ngủ một đêm trong khó chịu. Hôm sau đi làm mà người vô cùng uể oải. Tôi ngồi ở văn phòng, tới 8 giờ tối mới về vì không biết phải đối mặt với vợ thế nào. Thực sự là chân nặng như đeo chì, vào nhà, tôi đi thẳng tới tủ lạnh, tìm chai nước uống một hơi hết. Khi quay ra nhìn, tôi giật mình khi thấy tủ lạnh đầy ắp đồ ăn, thức uống.
Bước ra phòng khách, không nhìn thấy vợ ngồi đó như mọi lần. Nhưng trên bàn là một chùm chìa khóa, túi tiền ngày hôm qua, một bức thư và một tờ đơn ly hôn đã ký tên. Tôi cầm tờ đơn lên, nhìn kỹ lưỡng chữ ký của vợ, không hiểu sao trong lòng tôi như mất mát một cái gì đó rất lớn mà không hiểu được. Tôi đặt tờ đơn xuống, cầm bức thư kia lên. Bên trong bức thư là những dòng chữ nhỏ nhắn của vợ xen lẫn những chỗ mực nhòe như bị nước mắt rơi ướt.
"Anh à, em về nhà mẹ đây. Em cũng sớm đoán được rồi mình sẽ phải ra đi. Các con em đã nhờ bố em đến đón từ sáng. Em nghĩ chúng ở với em sẽ tiện cho anh làm việc và công tác hơn. Lúc nào anh muốn về thăm con cũng được. Sáng nay em đã nấu sẵn rất nhiều đồ ăn để trong tủ lạnh, lúc nào anh đói thì nhớ mang ra hâm nóng bằng lò vi sóng rồi ăn nhé! Chăn em cũng đã mua thêm 2 cái, đem giặt và cất trong tủ tầng 3, anh có thể dùng dần, khi nào bẩn thì đem ra tiệm giặt là đầu ngõ. Buổi đêm anh nhớ đắp chăn, trời càng ngày càng lạnh, anh lại hay uống rượu nên đừng để bị cảm. Quần áo em đã sắp theo bộ cho anh rồi, anh chỉ việc lấy ra mặc, giày em cũng đã đánh xi, lau chùi hết một lượt, anh không phải bận tâm trong 1 tuần đầu tiên. Nếu nhà cửa bẩn, anh có thể nhờ chị Hường hàng xóm dọn dẹp giúp rồi trả chị 100 ngàn, em đã nói trước với chị rồi.
Sau anh cũng uống ít rượu thôi, uống say quá trở về nhà lủi thủi một mình, không ai chăm sóc lại khổ. Thuốc giải rượu và thuốc đau đầu em để ở ngăn kéo tủ cạnh giường, anh chỉ cần với tay là lấy được. Khi nào gần hết, anh nhớ bổ sung kẻo đêm khuya cần dùng lại không có.
Thôi, em cũng chỉ dặn dò anh thêm được như vậy, nếu tìm không thấy quần lót và cà vạt, hay đồ dùng gì thì anh cứ gọi điện cho em. Vậy nhé, em dừng bút đây. Tạm biệt anh, vợ cũ của anh".
Đến lúc này thì tôi biết mình đã mất mát đi cái gì. Hóa ra, nếu thiếu vợ, tôi sẽ chẳng thể tồn tại được như bây giờ. Sực nhớ ra, 12 năm chung sống có biết bao kỷ niệm, nhờ cái quá khứ khốn khổ nhưng dào dạt tình cảm đó tôi mới có ngày hôm nay. Tôi hoảng loạn lấy điện thoại gọi cho cô ấy, nhưng tổng đài báo không liên lạc được. Quê cô ấy ở xa, đi xe khách cũng phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Tôi lại không biết vợ đi lúc nào, đã về tới nhà chưa? Có phải vợ tôi từng ngồi trên một chiếc xe nào đó và ôm mặt khóc không? Rồi nghĩ tới cảnh từ nay, căn nhà trống vắng như vậy, chỉ một mình tôi đi sớm về tối không ai quan tâm, tôi thấy lòng nặng trĩu và chua xót. Giờ tôi muốn chuộc lại lỗi lầm, muốn đón vợ con trở về, nhưng biết nói sao với cô ấy? Nói như thế nào với bố mẹ vợ và các con đây?
Theo Trí Thức Trẻ
Tỉnh ngộ vì câu nói của mẹ chồng Mặc dù đã ngoài 50 tuổi nhưng bà Bắc đi đâu vẫn phải ngửa tay xin chồng từng đồng. Sở dĩ bà Bắc không được giữ "tay hòm chìa khóa" là do bà có máu cờ bạc. Trước kia, khi mới sinh đứa con trai út, bà vẫn giấu chồng đánh đề, lô và nợ mấy chục triệu bạc khiến chồng bà phải...