Những câu nói thấm thía và sâu sắc nhất ‘30 chưa phải là hết’, đọc câu nào gật gù đồng ý câu đó!
Đây là bộ phim truyền hình đang rất nổi tiếng tại Trung Quốc, chủ yếu xoay quanh cuộc sống và số phận khác nhau của nhóm bạn thân Cố Giai – Vương Mạn Ni – Chung Hiểu Cần.
Cố Giai.
Cố Giai (Đồng Dao) là người vợ đảm đam, người mẹ hiền từ. Cô có tính cách cứng cỏi, thậm chí trên thương trường kinh doanh cũng không hề thua kém đấng nam nhi nào. Tuy nhiên, vì chồng và gia đình mà Cố Giai chấp nhận lui về phía sau.
Vương Mạn Ni (Giang Sơ Ảnh) là cô gái 30 tuổi. Một mình khăn gói đến Thượng Hải khi còn trẻ, Vương Mạn Ni đã lăn lộn suốt bao năm để từ một nhân viên sale bình thường lên đến ghế quản lý. Tuy nhiên, Mạn Ni cũng có lúc vì yêu mà bất chấp. Cô hy vọng có một người ở bên vỗ về, an ủi và sưởi ấm giữa thế giới đầy cô đơn.
Vương Mạn Ni.
Chung Hiểu Cần (Mao Hiểu Đồng) lại là cô gái lương thiện nhưng cũng ngây thơ, vụng về, lắm lúc lại bị đồng nghiệp lợi dụng mà không hay. Có thể nói, Chung Hiểu Cần là hình mẫu con gái rất dễ nhìn thấy ngoài đời.
Chung Hiểu Cần.
Cả 3 cô gái, 3 tính cách khác nhau phải đối diện với những sóng gió khác nhau khi bước sang độ tuổi 30, từ đó tạo nên những tình tiết hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi với đời thường trong 30 chưa phải là hết. Bộ phim không có những tình yêu ngôn tình hay những suy tưởng viễn vông, mà phản ánh chính những suy nghĩ, lối sống của chúng ta ngoài đời. Bất cứ ai, cũng có thể nhìn thấy hình bóng bản thân trong Cố Giai, Mạn Ni hay Hiểu Cần.
Cũng vì vậy, những câu nói của các nhân vật đã khiến người xem rất tâm đắc. Dưới đây chính là những câu nói đang ‘gây sốt’ trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây:
‘Dù là người hay là mèo, đều chỉ muốn biếng nhác mà sống qua ngày. Nhưng con người, chung quy cũng chẳng bằng loài mèo, bởi chúng ta chẳng được ai ôm trong lòng, thay mình chắn mọi sóng gió’.
‘Ngày đầu tiên ra ở cữ, tôi đột nhiên cảm giác Cố Giai đã chết. Người tiếp tục sống chỉ là mẹ của Hứa Tử Ngôn mà thôi’.
‘Tôi từng gặp vài cô gái năng lực nghề nghiệp thì không chú trọng, lại dồn hết tâm tư cho lãnh đạo, nghiên cứu sở thích của họ, coi việc giành được thiện cảm của họ là phần thưởng cho mình. Tôi thì không cho rằng mấy cô gái như vậy có tham vọng quá lớn, cũng chẳng có bao nhiêu khả năng để thể hiện mình. Chẳng qua họ chỉ muốn lợi dụng ưu thế giới tính để giành được sự chú ý và thiên vị, làm việc lười biếng nhưng thăng tiến nhanh hơn đồng nghiệp cùng thời. Trong môi trường công sở, những cô gái chọn cách này sinh tồn cũng phải trả giá đắt’.
‘30 tuổi, đây là lần đầu tiên tôi chủ động đánh ai đó, bởi vì so với mặt mũi thì tôi càng muốn bảo hộ những người mình trân quý hơn’.
‘Tiêu chí quan trọng của trưởng thành chính là nói với người ngoài những lời nói dễ nghe, còn những lời nói khó nghe, tổn thương, hay im lặng đến đáng sợ, đều chỉ là dành cho những người thân thiết nhất của chúng ta’.
‘Tiểu thuyết chỉ viết: phụ nữ sau 30 độc lập tài chính, độc lập nhân cách, biết làm đẹp, hiểu chuyện yêu đương. Nghĩ thôi cũng đã thấy hay ho. Nhưng mà, tiểu thuyết khi mở đầu luôn có một câu: Mọi sự giống nhau chỉ là trùng hợp, câu chuyện sau đây hoàn toàn là hư cấu. Bản chất cuộc sống chính là như vậy, sau ngàn lần gian khó chính là muôn vạn gian lao’.
‘Trở nên tối tăm và thảm đạm không phải hôn nhân, mà là lòng người’.
‘Không phải cứ nỗ lực thì sẽ thành công. Rất nhiều chuyện đều không thể như mong muốn của chúng ta được. Tôi khuyên cô, nên sớm hiểu rõ được đạo lý đó, không phải cứ có tiền thì chuyện gì cũng có thể làm’.
‘Có những người, họ chán ghét quyền lực và quy tắc ngầm, nhưng khi chính mình là người được lợi thì lại không thể chống cự trước sự cám dỗ của những thứ đó. Nếu tôi không thể thay đổi quy tắc, thà rằng tôi không ngồi lên vị trí đó’.
‘Gia đình giống như cảng tránh gió, nhưng ai cũng muốn tránh gió thì người nào sẽ làm cảng đây?’
‘Không thể tùy ý tự do như tuổi 20, cũng không có cuộc sống sóng yên biển lặng như tuổi 40, tuổi 30 chỉ mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi’.
‘Tụi mình chỉ mới 30, còn chưa đi được hết nửa chặng đường đời, có gì không dám liều chứ!’.
‘Tuổi 30, tôi chỉ dám tin những người và những chuyện mình tận mắt nhìn thấy, tận tay chạm được’.
‘Sự nhẫn nhịn của phụ nữ 30 nằm ở chỗ, chịu được đả kích, cũng buông được thể diện’.
‘Người ta không phải gánh không nổi giá cả của mấy món đồ này, mà là giá trị mỗi lần mang theo chúng chuyển nhà. Giá thuê nhà tăng cao mỗi ngày, nhưng thứ thật sự làm người ta sợ hãi chính là phải liên tục chuyển chỗ ở. Điều đó có nghĩa là, bạn mãi mãi chẳng thể có một nơi để ‘cắm rễ’ và đứng yên ở thành phố này’.
‘Trong hoàn cảnh nào đi nữa, phụ nữ cũng có quyền được mơ ước’.
‘Với người không biết từ chối, mọi sự giúp đỡ đều thành rẻ mạt’.
‘Phải sống cuộc sống một mình thật rõ ràng, bạn mới hiểu được bản thân đang cần người như thế nào’.
‘Tôi thà làm con mèo ngủ bờ ngủ bụi, cúi đầu kiếm ăn, còn hơn làm con chó người khác nuôi’.
‘So với sự lo lắng về mặt tình cảm thì thiếu thốn về vật chất mới chính là thứ luôn bóp nghẹt cổ bạn’.
‘30 năm trước đó tôi chỉ sống vì những kỳ vọng của người khác đặt vào mình. Về sau tôi muốn làm chút chuyện mà bản thân tôi yêu thích’.
‘Giữ lấy thứ không thuộc về mình thì sẽ phải trả giá bằng một cách khác’.
Mao Hiểu Đồng trong '30 chưa phải là hết': Có người chồng tốt như vậy, cớ sao lại phải chia tay?
Không phải tính toán móc nối quan hệ để cuộc sống của chồng con thuận buồm xuôi gió như Cố Giai (Đồng Dao), lại càng không phải thật sự trải qua những 'gió tanh mưa máu' nơi công sở như Vương Mạn Ni (Giang Sơ Ảnh), những tưởng cuộc sống của Chung Hiểu Cần trong 30 chưa phải là hết sẽ dễ thở nhất.
Nhưng không, Chung Hiểu Cần lại có một cuộc hôn nhân không mặn chẳng nhạt, rốt cuộc đi đến bước đường chia tay.
Cuộc hôn nhân không mặn không nhạt cuối cùng lại kết thúc trong căng thẳng
Thậm chí là thách thức từ Trần Dữ
Chồng cũ của Chung Hiểu Cần - Trần Dữ, được xem là người đàn ông thành thị tiêu chuẩn: ít nói ít cười, tập trung cho công việc, không đi vãng lai, làm việc xong lại về nhà. Tuy nhiên, những cách biệt về suy nghĩ, tính cách, đặc biệt là quan điểm về hôn nhân, con cái đã đẩy cả hai xa nhau.
Cách biệt quá lớn giữa cả hai
Chung Hiểu Cần và Trần Dữ kết hôn theo cách khá 'cổ điển': thông qua xem mắt. Hai người kết hôn, trở thành vợ chồng, sống chung như một lẽ tự nhiên. Song, Chung Hiểu Cần và Trần Dữ như hai mảnh ghép rời rạc, gần như chẳng có bất cứ điểm tương đồng nào.
Một người có thể rơi nước mắt khi xem Cửu châu phiêu miểu lục của Lưu Hạo Nhiên
Một người bỏ hàng giờ đồng hồ chỉ để say mê với mấy bể cá
Một người nghiêm túc, già dặn, một người trẻ con, nhiệt huyết. Một người ngăn nắp, một người bừa bộn. Một người yên lặng để tâm, một người hay nói mà hời hợt. Một người yêu cá, một người thích mèo. Một người sống cứng rắn, một người thiên về tình cảm. Một người làm mọi thứ theo kế hoạch, một người thuận theo cuộc sống. Cuộc sống của cặp vợ chồng chẳng khác nào hai người thuê chung một căn nhà trọ.
Hôn nhân cũng cần lãng mạn
Đã không ít lần Chung Hiểu Cần đặt ra những 'đề bài' khiến Trần Dữ nhói lòng. Ngày hai người cãi nhau, cô hỏi anh vì sao không còn nắm tay mình dưới gầm bàn như thuở hẹn hò nữa. Vào ngày nói chuyện chia tay trước mặt bố mẹ, Hiểu Cần thắc mắc liệu anh chỉ kết hôn vì 'phải kết hôn' hay không.
Khi nói chuyện ly hôn trước mặt bố mẹ, Chung Hiểu Cần đã hỏi Trần Dữ như vậy
Khi đã đi đến bước đường phải nói ra miệng câu hỏi khiến mình xót xa đến vậy, có lẽ Chung Hiểu Cần đã không còn tin vào tình yêu của Trần Dữ. Hiểu Cần nhìn anh cần mẫn nhặt từng bộ quần áo của mình ra giặt riêng, cáu gắt khi thấy cơm mẹ vợ chuẩn bị sẵn trên bàn, không thể bỏ một giờ để chơi đùa hay nói chuyện cùng cô trong khi bỏ tới cả hơn bốn tiếng đồng hồ cho mấy bể cá, cô không rõ các gia đình khác có 'hài hước' như mái nhà nhỏ của mình không.
Hiểu Cần từng cố gắng có những giây phút lãng mạn với chồng
Nhưng đây là tất cả những gì cô nhận được
Chung Hiểu Cần vừa rơi nước mắt vừa chia sẻ rằng cô ngưỡng mộ gia đình Cố Giai, vì họ giặt quần áo cùng nhau
Có lẽ, với nhiều khán giả, Trần Dữ là người đàn ông thực tế. Nhưng với một bộ phận người xem khác, Trần Dữ lại là ông chồng tồi. Thay vì đi đón vợ, anh gửi tiền cho cô gọi xe, khi Hiểu Cần cần thì lại chẳng thấy anh đâu. Thậm chí, ngay cả khi đi khám cùng vợ, anh còn ngần ngại không dám vào trong, đùn đẩy cho mẹ vợ.
Đừng biến mái nhà trở thành một chiến trường lạnh
Một trong số những lý do khiến Chung Hiểu Cần khăng khăng giữ lại đứa bé là bởi cô muốn gia đình mình có thêm tiếng nói. Dù nhiệt tình đến đâu, Chung Hiểu Cần cũng chẳng thể nào tự nói và tự cười cả ngày, cô cần có người hưởng ứng, có người đáp lời mình, và Trần Dữ thì không phải đáp án hoàn hảo.
Hiểu Cần luôn cảm thấy gia đình của mình quá quạnh quẽ
Trần Dữ luôn yên lặng, dẫu có bị hiểu nhầm. Trần Dữ giặt quần áo riêng vì từng nghe Hiểu Cần phàn nàn rằng anh đã làm hỏng mấy chiếc áo lụa đắt tiền của cô. Mỗi lần gửi tiền cho vợ đón xe, nào phải Trần Dữ không muốn đi đón, mà vì anh bận công việc. Hiểu Cần cũng chẳng bao giờ biết rằng chồng mình đã vui đến thế nào khi biết tới sự hiện diện của đứa con. Anh thậm chí còn dự định dẹp mấy bể cá đi để đặt cũi cho con.
Hóa ra việc Trần Dữ giặt quần áo riêng là có lý do cả
Tuy bất ngờ và từng chưa sẵn sàng, nhưng anh vẫn hạnh phúc khi trở thành cha
Nhưng anh lại giấu đi niềm hạnh phúc đấy
Khiến cho Trần Dữ trở thành 'tội đồ' trong mắt vợ
Người chồng họ Trần cất giữ quá nhiều điều trong lòng, những gì chia sẻ cùng vợ chỉ là khoảng không gian tĩnh mịch cùng vài câu trao đổi vô thưởng, vô phạt. Đáng nhẽ, gia đình là nơi mang lại cho con người hơi ấm, nhưng rốt cuộc, mái nhà Trần Dữ - Chung Hiểu Cần đang sống chỉ là một chiến trường lạnh ngắt, là nơi tránh gió, hoặc tệ hơn, là một mục tiêu mà con người ta phải hoàn thành vào độ tuổi ấy.
Hôn nhân 'sản xuất' ra trẻ con, nhưng không có chỗ cho sự trẻ con
Nếu phần đa mọi người trách Trần Dữ vì những lý do trên, thì cũng có người chẳng vừa mắt với hành xử của Chung Hiểu Cần. Hiểu Cần luôn ngưỡng mộ bạn thân - Cố Giai và mơ ước mình sẽ là thành viên của ngôi nhà có con ngoan, chồng tốt. Nhưng Hiểu Cần đã bỏ qua một điều hết sức quan trọng - cô không can trường, quyết đoán và toàn tâm toàn ý cho gia đình được như Cố Giai.
Hiểu Cần không thể chịu nổi cảm giác cô quạnh, khi Trần Dữ đi công tác, cô luôn 'chuồn' về nhà bố mẹ để hưởng những 'đặc ân' như thời còn là thiếu nữ chưa có gia đình. Cô hạnh phúc với việc mẹ sang nhà nấu cơm cho mình ăn một tuần vài lần. Mỗi lần phân vân chuyện gì đấy, ngay lập tức Cố Giai sẽ đến cứu cánh cho cô bằng bộ não học sinh giỏi ưu việt và kinh nghiệm sống phong phú. Việc duy nhất Hiểu Cần 'tạm' làm tốt, tự xoay sở được, có lẽ là nuôi mèo.
Trần Hiểu chỉ làm 'tạm' tốt việc nuôi mèo
Vậy sẽ ra sao nếu Hiểu Cần làm mẹ? Trần Dữ phải quan tâm đến hai đứa trẻ một lúc? Bố mẹ Hiểu Cần lo lắng gấp đôi?
Rất có thể, mối quan hệ giữa Trần Dữ và Chung Hiểu Cần đã không đi tới bước sóng gió nếu cô trưởng thành hơn, bớt quan tâm đến cảm xúc của riêng mình và thử có những quan tâm đơn giản tới chồng, hỏi han Trần Dữ một vài câu, thay cho việc hờn trách anh hết lần này đến lần khác.
'Ngày còn yêu sao không lo lắng cho nhau, chia tay rồi quan tâm làm gì?'
Điều khiến công chúng nuối tiếc với mối tình giữa cả hai chính là khi mất con, khi Trần Dữ nhìn thấy những giọt nước mắt tức tưởi của Hiểu Cần, thì anh mới nhận ra mình đã thiếu tinh tế xiết bao trong thời gian qua. Anh cố gắng nói chuyện với cô nhiều hơn, bày mưu để cô phải nhờ tới sự giúp đỡ của mình, dùng chiếc xe 'nửa của hồi môn' đưa đón cô, tìm tòi rồi vào bếp nấu món ngon.
Chắc hẳn trước đây, Trần Dữ chưa bao giờ nghĩ mình phải 'tính kế' để yêu vợ lại từ đầu
Và đương nhiên, Trần Húc là 'quân sư quạt mo' giúp anh trai
Còn với Hiểu Cần, sau khoảng thời gian 'tung bay' với đồng nghiệp cũ kém mình nhiều tuổi, mặc kệ việc bị gia đình phản đối hay con mắt người đời, thì nghe được những chuyện mà Trần Dữ đã giấu kín suốt thời gian qua. Biết chị dâu cũ đang qua lại với 'phi công', Trần Húc - em trai Trần Dữ rất phẫn nộ, anh tìm cô nói chuyện suốt hồi lâu. Và đương nhiên, những gì còn lại trong lòng Hiểu Cần chỉ là nỗi dằn vặt vì sự ngây thơ, đòi hỏi của mình dành cho chồng.
Ngay từ những tập đầu tiên của 30 chưa phải hết, một vài người đã dự liệu được rằng, lời chia tay giữa Hiểu Cần và Trần Dữ chỉ là sớm hay muộn. Nhưng rồi, tờ đơn ly hôn sẽ chấm dứt tất cả quan hệ giữa hai người, hay chỉ là cánh cửa đóng vào, để mở ra một cánh cửa mới hơn, khi cả hai đã trưởng thành, tinh tế và bao dung hơn? Câu trả lời có lẽ sẽ nằm ở thời gian, và cả những biến cố xảy đến trong những tập tiếp theo của 30 chưa phải là hết, phát sóng trên Keeng Movies với phụ đề tiếng Việt.
'30 Chưa Phải Là Hết': Nếu được chọn lại Mao Hiểu Đồng vẫn đóng Chung Hiểu Cần, nhưng nếu lớn tuổi hơn sẽ khiêu chiến vai Cố Giai Muốn nói phim truyền hình đang nổi tiếng nhất gần đây thì chắc chắn phải là 30 Chưa Phải Là Hết. Trong phim, Cố Giai, Vương Mạn Ni, Chung Hiểu Cần đại diện cho những người phụ nữ bước vào tuổi 30 phải đối mặt với nhiều sự bấp bênh trong sinh hoạt, bên cạnh đó còn có những thất vọng, suy sụp...