Những câu nói để đời của huyền thoại Nelson Mandela
Tháng 11.2009, Liên Hiệp Quốc tuyên bố lấy ngày 18.7 hằng năm là Ngày Quốc tế Nelson Mandela (Nelson Mandela International Day) để ghi nhận những cống hiến của cố Tổng thống Nam Phi cho nhân loại, tự do và chính nghĩa.
Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, Nelson Mandela – Ảnh: AFP
Cuộc đời của cố Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela là một câu chuyện vĩ đại, như một nguồn cảm hứng bất tận để động viên con người sống tốt và vượt qua mọi nghịch cảnh.
Sau đây là 17 câu nói để đời của huyền thoại Nelson Mandela, theo Forbes.
1. Tôi cơ bản là một người lạc quan. Tôi không biết điều đó là tự nhiên hay đến từ sự giáo dục. Biểu hiện của lạc quan trong tôi là luôn ngẩng cao đầu và bước đi về phía trước. Đã có rất nhiều thời khắc đen tối khi đức tin vào con người của tôi bị thử thách, nhưng tôi quyết rằng không, và sẽ không bao giờ thả mình vào những nỗi tuyệt vọng đó. Điều đó sẽ dẫn đến cái chết.
2. Tôi nhận ra rằng, lòng can đảm không phải là không sợ hãi mà là vượt qua được nỗi sợ đó. Một người đàn ông dũng cảm không phải là người không biết sợ mà là người chế ngự được nỗi sợ hãi.
3. Những khó khăn có thể đánh gục một vài người nhưng lại là động lực cho những người khác. Không chiếc rìu nào đủ sắc để có thể phá hủy tâm hồn của một người phạm lỗi muốn chuộc tội, một người mang bên mình niềm hy vọng sẽ thành công, thậm chí khi họ ở trong bước đường cùng.
4. Có những điều tưởng như không thể, cho đến khi nó được hoàn thành.
Video đang HOT
5. Tôi thích những người bạn biết suy nghĩ độc lập, bởi vì họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh.
“Giáo dục là vũ khí tối thượng nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới”, Nelson Mandela – Ảnh: AFP
6. Giáo dục là vũ khí tối thượng nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.
7. Khi một người đã hoàn thành được những sứ mệnh của anh ta cho con người, cho đất nước, thì người đó mới được yên nghỉ thật sự.
8. Những nhà lãnh đạo đích thực phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho sự tự do của những người dân của họ.
9. Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi vẫn sẽ ở trong tù.
10. Mọi người có thế đạt được thành công nếu họ đam mê và tận tâm với những gì mình đang làm.
11. Sự căm giận như uống một liều thuốc độc rồi hy vọng điều đó có thể giết chết kẻ thù của mình.
12. Lòng tốt của con người có thể như một ngọn lửa cháy âm ỉ chứ không bao giờ bị dập tắt đi.
13. Đừng phán xét tôi qua thành công của tôi, mà hãy phán xét bằng số lần tôi gục ngã và đứng dậy trở lại.
14. Một cái đầu tốt và một trái tim tốt luôn là một sự kết hợp có sức mạnh to lớn.
15. Sự quan tâm dành cho những người xung quanh, trong cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, sẽ giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, như chúng ta luôn hằng ao ước.
16. Lãnh đạo từ phía sau – và để những người khác tin rằng họ đang ở phía trước.
17. Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ và Iran được đề cử giải Nobel Hòa bình?
Với những đóng góp vào cuộc đàm phán hạt nhân Iran, hai ngoại trưởng John Kerry của Mỹ và Mohammad Javad Zarif của Iran đang có cơ hội nhận giải Nobel Hòa bình, International Business Times cho biét hôm 15.7.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif sẽ được đề cử giải Nobel Hòa bình? - Ảnh: Reuters
Cả ông Kerry lẫn ông Zarif đều là những người đã góp phần thúc đẩy sự thành công của cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran giữa đại diện các nước 5P 1 (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nga, Trung Quốc) và Iran
kéo dài 18 ngày qua, cũng như giải quyết bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran với phương Tây suốt 12 năm trời.
Ông Tariq Rauf, giám đốc Chương trình Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), cho biết ông Kerry và ông Zarif xứng đáng với giải Nobel vì những đóng góp của họ tại các cuộc đàm phán ở Vienna vừa qua, theo International Business Times.
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Hassan Rohani của Iran cũng đã ca ngợi vai trò của những đại biểu Iran trong việc hoàn tất "thỏa thuận lịch sử" vừa qua.
Tại Mỹ, Tổng thống Barack Obama ngày 14.7 cũng ca ngợi Ngoại trưởng John Kerry về những cống hiến lâu dài của ông, đặc biệt là thành quả đạt được trong việc đại diện cho Mỹ tại cuộc đàm phán hạt nhân ở Iran, theo Breibart.
Giải Nobel Hòa bình là một trong 5 nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel do nhà sáng lập Alfred Nobel đề xướng. Nobel Hòa bình được trao cho những người có công giúp đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các nước, giải trừ hoặc hạn chế sự lớn mạnh của các lực lượng vũ trang cũng như xúc tiến các hội nghị hòa bình...
Với việc trực tiếp tham gia cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran năm nay và góp phần để cuộc đàm phán đạt kết quả tích cực, ông Kerry và ông Zarif đang là những ứng viên cho giải thưởng Nobel Hòa bình lần này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung tâm Nobel Hòa bình dừng hợp tác với FIFA vì vụ tham nhũng Ngày 15/6, Trung tâm Nobel Hòa bình đặt trụ sở tại Oslo (Na Uy) tuyên bố sẽ dừng hợp tác với Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) trong dự án "Bắt tay vì Hòa bình" được triển khai từ năm 2012. Hành động bắt tay giữa hai đội trưởng trong trận đấu có thể sẽ chấm dứt. (Nguồn: Getty) Tuyên bố của...