Những câu nói của cha mẹ làm tổn thương con trẻ
Bố mẹ cần biết rằng một số câu tưởng như vô hại lại cũng khiến trẻ giảm tự tin, hoặc gây ra những cảm xúc tiêu cực ở con trẻ.
Trong một phút nóng giận hay căng thẳng, bố mẹ có xu hướng dùng những lời lẽ không nên để nói với các con. Nhiều người nghĩ rằng những câu nói đó sẽ giúp con biết sai mà nhận, biết suy nghĩ một cách chín chắn hơn. Tuy nhiên, điều đó thì ngược lại, chỉ vài từ được nói ra đôi khi làm con sợ, khóc hay mất tự tin và tồi tệ hơn là có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
Bố mẹ cần biết rằng roi vọt có thể làm đau da thịt con trẻ nhưng lời nói của bố mẹ có thể làm chúng tổn thương tinh thần mãi mãi về sau. Dưới đây là một số câu nói mà bố mẹ nên tuyệt đối tránh nói với con cái mình.
1. “Đừng khóc nữa”
Sau khi trẻ bị bố mẹ mắng thường có xu hướng là khóc lóc. Bố mẹ đang bực mình cộng với việc nghe tiếng khóc của con nên càng thêm khó chịu và hạ lệnh cho con “không được khóc”. Tuy nhiên bố mẹ cần biết rằng trẻ nhỏ cần cảm thấy an toàn khi thể hiện cảm xúc.
Khi có chuyện gì đó không vui khiến con khóc hoặc buồn bực, đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bố mẹ không muốn nhìn thấy con mình vô cảm chứ? Nói với con không được khóc ngụ ý rằng việc khóc là không tốt trong khi đó hoàn toàn là điều bình thường.
2. “Tại sao con không được như….nhỉ?”
Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Không những vậy, trong lòng bé sẽ sinh ra nhiều thói ghen ghét, bé sẽ ghét những người mà bé bị so sánh hay thậm chí là ghét bỏ chính bố mẹ. Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn hơn bạn bè, anh chị em
Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì nói điều này, bạn nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.
Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu (Ảnh minh họa)
3. “Con chắc mình muốn ăn thứ đó không?”
Có nhiều cách tốt hơn để dạy con có thói quen ăn uống đúng cách và lành mạnh hơn là đưa ra những câu hỏi mang tính cảnh báo, phán xét. Mẹ có thể chọn cách biểu đạt với con bằng ngôn ngữ cơ thể hay những lời nói tích cự hơn.
Khi trẻ muốn ăn một món ăn gì đó, cha mẹ cũng không nên đồng ý ngay, hãy dành ít phút suy nghĩ xem liệu món đó có tốt cho con hay không. Trước mỗi đồ con muốn ăn, mẹ nên giải thích cho con biết về lợi ích hay tác hại khi ăn nó. Qua những lời lí giải đó, các mẹ hãy tự để bé tự quyết định xem mình có nên ăn hay không.
4. “Cứ chờ đó đến lúc bố/mẹ về…xử lý con”
Có hai điều sai trong câu nói trên. Một là, nó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ sẽ không bị trừng phạt ngay và điều đó có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.
Video đang HOT
5. “Con có làm sao đâu”Hơn nữa khi người lớn nói câu này không khác gì là một hình thức dọa trẻ. Trẻ nhỏ tâm lý còn yếu ớt, nếu thường xuyên phải nghe những câu dọa nạt kiểu này sẽ không tốt cho tinh thần và tâm trí của trẻ. Thay vì chờ đợi người khác “xử lý” bé, mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay tại thời điểm hiện tại, chớ đừng gieo nỗi sợ hãi lâu dài cho trẻ.
Với chúng ta, một vết xước nhỏ thì chẳng có gì to tát, nhưng với một đứa trẻ, đó có thể là cảm giác đau đớn nhất trên đời. Có trường hợp trẻ bị thương, bị đau mà không dám nói rõ với bố mẹ khiến cho vết thương ngày càng nguy hiểm. Chính vì vậy bố mẹ cẩn phải quan sát và để ý tới từng vết thương nhỏ nhất của con để tránh tình huống xấu xảy ra. Hãy giúp trẻ xoa dịu cảm giác đau, tỏ ra thông cảm nhưng cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
6. “Bố/mẹ hứa”
Một đứa trẻ luôn có một niềm tin vững chắc vào người lớn, do đó khi bố mẹ nói gì chúng sẽ coi đó là sự thật và mong mỏi chờ đợi nó. Tuy nhiên, khi bố mẹ hứa mà lại vô tình quên thì sẽ đem đến một nỗi thất vọng lớn cho trẻ, vô tình tạo ra một lỗ hổng lớn của sự tin tưởng. Bố mẹ chỉ nên hứa khi biết chắc chắn điều đó sẽ xảy ra, thay vì hứa một cách chắc chắn, hãy nói “Mẹ/ bố sẽ cố gắng”.
7. “Con là một….đứa ngốc/vô dụng”
Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bố mẹ vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng nói với con những lời lẽ mang tính chê bai. Tuy nhiên không ít bố mẹ buột miệng mà tuyên bố con là một đứa ngốc, một đứa vô dụng. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Dù mình có cố gắng thể nào thì trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.
Trẻ nhỏ không biết gì nên hay bắt chước bố mẹ, những ngôn từ bố mẹ nói được chúng sẽ mặc định là mình cũng được phép nói. Không những vậy, khi trẻ bị bố mẹ chê trách quá nhiều, chúng sẽ có xu hướng quay lại “soi” bố mẹ và bạn bè. Và điều rất có thẻ xảy ra là khi bố mẹ mắc lỗi thì trẻ cũng sẽ gọi bạn bè hay thậm chí bố mẹ là “ngốc”.
Chính vì vậy, nếu bạn không muốn con mình gọi bạn bè là lũ ngốc, thì có lẽ bạn cũng không nên dùng từ ấy với con. Không kể đến việc, lời nói này ngầm cho thấy rắc rối trong quan hệ giữa bạn và bạn đời.
8. “Không việc gì phải sợ”
Mỗi người đều có một nỗi sợ hãi, hám ảnh trong lòng khác nhau và trẻ nhỏ cũng vậy. Các bé thường sợ ma, sợ sâu bọ hay bất cứ một thứ gì có hình thù gớm ghiếc. Trước những nỗi sợ hãi của con mẹ nên an ủi và nói chuyện với con về nỗi sợ đó và giúp con vượt qua. Đừng vội nói câu “không việc gì phải sợ”, nói với con điều này chẳng giúp chúng bớt sợ đi được.
9. “Mẹ/ bố cũng ghét con”
Việc bố mẹ tuyên bố ghét con sẽ khiến trẻ cảm thấy tủi thân. Vì với các con, bố mẹ là những người gần gũi và quan trọng nhất, vậy khi nghe bố mẹ nói ghét mình, trẻ sẽ cảm thấy sao?
Nếu bố mẹ tuyên bố ghét con sẽ khiến trẻ cảm thấy tủi thân
Vào lúc nào đó, theo cách nào đó, con cái sẽ nói rằng chúng ghét bố mẹ mình. Nhưng thay vì hạ mình bằng vai phải vế với một đứa trẻ và nói rằng bạn cũng ghét chúng, hãy cho con biết rằng dẫu gì bạn vẫn cứ yêu chúng.
10. “Vì mẹ/ bố bảo thế”
Đây là một câu nói sai lầm kinh điển mà chúng ta cần phải vĩnh viễn bỏ qua. Khi yêu cầu con cái làm điều gì, bạn cần giải thích rõ ràng và hợp lý nếu không trẻ sẽ thấy có lý do gì phải dừng hành động hay thái độ được cho là sai trái của mình.
Trẻ nhỏ thường thích có nhiều hành động và thói quen mà bố mẹ không ngờ tới, chúng có thể thích nghịch bẩn, thích chạy nhảy lung tung khắp nhà. Tuy nhiên trước những hành động đó của con, bố mẹ không nên thẳng thắn ngăn cấm con mà hãy nhẹ nhàng nói lí do tại sao con không nên làm như vậy. Khi ép buộc trẻ làm theo điều mình nói mà không có lí do thì sẽ khiến trong lòng trẻ cảm thấy không thoải mái.
11. “Im ngay!”
Việc bố mẹ quát con “im ngay” là vô tình cướp đi những quyền cơ bản của một đứa trẻ. Trẻ nhỏ được sinh ra là để hỏi, để nói, để tranh luận và thắc mắc. Mẹ đã phải chờ bao ngày tháng rồi vỡ òa hạnh phúc khi con cất tiếng nói đầu tiên. Vậy tại sao lại nỡ cắt đứt cơ hội được tự do ngôn luận của trẻ.
Khi con mắc lỗi hãy cho con một cơ hội được giải thích, đừng vội phủi bay lời nói của con để rồi nhanh chóng đưa ra lời tuyên án. Điều quan trọng là khi con đang nói lại bị bố mẹ quát “im ngay”, chúng sẽ sinh ra tư tưởng là người lớn không muốn nghe mình nói và về lâu dài sẽ khiến cho con không muốn chia sẻ hay tâm sự bất cứ điều gì với bố mẹ. Chính từ một câu nói vô tình như vậy, bố mẹ sẽ làm cho mối quan hệ gia đình trở nên tồi tệ và xa cách.
Theo Khampha
Bí mật về trí thông minh của trẻ khiến mẹ ngạc nhiên
Trẻ 6 tháng đã có thể hiểu mối liên hệ giữa "quả táo" và bức tranh một quả táo, do đó, đừng bỏ lỡ thời cơ vàng để dạy con thông minh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, bộ não người phát triển nhanh nhất chỉ ngay sau khi sinh và đạt kích thước bằng 1/2 kích thước bộ não của người trưởng thành trong vòng 3 tháng đầu đời. Suốt nhiều thế kỷ qua, các bác sĩ đã phỏng đoán sự phát triển của bộ não người thông qua kết quả đo chu vi đầu của một đứa trẻ theo thời gian. Bất kỳ thay đổi nào so với các mẫu tăng trưởng bình thường đều được giám sát chặt chẽ do chúng có thể ám chỉ những trục trặc về phát triển.
Từ các công trình nghiên cứu của các trường đại học, chúng ta sẽ phải "ngỡ ngàng" trước trí thông minh và những khả năng không tưởng ở lứa tuổi trẻ nhỏ.
1. Trẻ có thể phân biệt được 2 loại tiếng
Nhiều cha mẹ nói song song cả tiếng Anh và tiếng Việt cho con nghe nhưng họ lo lắng liệu con có thể hiểu đây là 2 ngôn ngữ khác biệt không. Tuy nhiên, các mẹ không cần phải quá băn khoăn về vấn đề này bởi trẻ nhỏ hoản toàn có khả năng để làm được điều đó. Một nghiên cứu của trường đại học Columbia British, Canada đã phát hiện được rằng trẻ 4 tháng tuổi có thể phân biệt được một loại ngôn ngữ thông qua khẩu hình và nhịp điệu từ miệng người nói và sự chuyển động của cơ mặt.
Trẻ 4 tháng tuổi có thể phân biệt được một loại ngôn ngữ thông qua các ngữ khác người lớn nói một ngôn ngươi khác (Ảnh minh họa)
Theo công bố của một trường đại học, trẻ em được lớn lên trong một môi trường song ngữ sẽ có khả năng phân biệt và học hỏi đa ngôn ngữ, thời gian để trí não của chúng có thể tiếp thu một ngôn ngữ mới sẽ lâu hơn so với những đứa trẻ mà chỉ nghe tiếng mẹ đẻ.
2. Trẻ hiểu được các trạng thái của cảm xúc
Theo một nghiên cứu được công bố trên Developmental Psychology, Canada thì những đứa trẻ chưa bao giờ hoặc hiếm khi tiếp xúc với loài chó Fido (một loài chó nổi tiếng của Italia) cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa những tiếng sủa gầm gừ giận dữ và thân thiện với bức hình của những chú chó đang thể hiện sự đe dọa hay chào mừng bởi ngôn ngữ cơ thể. Một nghiên cứu trước đây của trường Đại học Brigham Young, Mỹ đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được những sự biến đổi cảm xúc trong nhạc của Beethoven.
3. Trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của các từ khi mới 6 tháng
Một số chuyên gia về sự phát triển của trẻ nghĩ rằng trẻ nhỏ không thể hiểu được mối liên quan giữa hình ảnh của vật với tên của nó (bức tranh một quả táo với từ "quả táo") cho đến khi trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên một nghiên của trường Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã cho thấy rằng trẻ ở độ khoảng 6 tháng tuổi đã có khả năng này trước đó khi chúng có thể nói thành lời.
Các nhà nghiên cứu cho biết những đứa trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi có thể nhìn những bức ảnh thức ăn và các bộ phận trên cơ thể khi được bố mẹ hỏi đến. Đây là một bằng chứng để cha mẹ thấy cần nói chuyện nhiều hơn với trẻ ngay cả khi chỉ nhận lại được cái nhìn chằm chằm trống rỗng của bé.
4. Trẻ có khả năng đánh giá sự công bằng
Theo một nghiên cứu đã được công bố từ năm ngoái của trường Đại học Washington, trẻ biết thế nào là công bằng khi chúng chỉ mới 15 tháng tuổi. Các nhà khoa học đã cho trẻ xem những video có chiếu cảnh chia sữa hoặc bánh quy đều hoặc không đồng đều giữa 2 người. Trẻ đã tỏ ra quan tâm nhiều hơn khi có sự phân chia không công bằng, dấu hiệu nhận biết điều này là từ những phản ứng của trẻ, chúng có thể nói hoặc tỏ ra ngạc nhiên về sự khác biệt.
Trẻ đã tỏ ra quan tâm nhiều hơn khi có sự phân chia không công bằng, dấu hiệu nhận biết điều này là từ những phản ứng của trẻ, chúng có thể nói hoặc tỏ ra ngạc nhiên về sự khác biệt (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, người lớn sẽ nhận thấy một điều thú vị là trẻ nhạy cảm nhất đối với sự không công bằng trong sự phân chia đồ ăn. Các nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để chứng minh khả năng về lòng vị tha của trẻ khi chúng chia sẻ đồ chơi.
5. Trẻ đánh giá cao sự trừng phạt thích đáng
Chắc hẳn không ai trong chúng ta tin rằng một đứa trẻ 8 tháng tuổi đã có thể tỏ ra thích thú khi những điều xấu xảy đến với những người không tốt. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học British Columbia, Canada đã tiến hành một cuộc thử nghiệm khi cho trẻ xem các vở kịch được thủ vai bởi những con rối. Mỗi con rối sẽ vào vai các nhân vật phản diện và chính diện. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng trẻ tỏ ra thích thú với các con rối thiện trừng phạt những con rối độc ác.
Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể ảnh hưởng tới các hành vi xã hội của trẻ em sẽ được thể hiện sau này trong cuộc sống của chúng.
6. Trẻ quý trọng lòng vị tha
Một nghiên cứu mới được công bố đầu năm cho thấy trẻ nhỏ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi chúng trao thứ gì đó cho người khác. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm bằng cách cho trẻ (ở độ tuổi từ 1 trở lên) tham dự vào một bữa tiệc bánh cá, mỗi đứa trẻ sẽ được nhận một chiếc bánh, sau đó các bé lại được nhận thêm một chiếc bánh nữa và được yêu cầu đưa chiếc bánh này cho các con rối. Khi các nhà nghiên cứu ghi băng lại các hành vi và đánh giá niềm hạnh phúc của chúng, thì họ nhận thấy rằng trẻ hạnh phúc hơn khi nhường bánh của chúng cho người khác.
Từ thí nghiệm trên, các nhà khoa học đã kết luận rằng việc trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được cho đi và nhận niềm vui từ việc giúp đỡ người khác là một phần bản năng của con người.
7. Não của trẻ phát triển mạnh khi chơi nhạc
Mọi người có thể đã từng nghe nóivề mối liên quan giữa âm nhạc và chỉ số IQ. Và nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên quan giữa chơi nhạc cụ ở thời thơ ấu và khả năng giảm nguy cơ mắc chứng mất trí trong những năm về sau trong cuộc sống. Một nghiên cứu gần đây của Canada cho thấy rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng nhận được rất nhiều lợi ích khi được tiếp xúc hay được nghe âm thanh từ một nhạc cụ.
Khi trẻ một tuổi, cha mẹ có thể cho con tham gia vào các lớp học nhạc với các bài học về chuyển động tay theo một bài hát và chơi nhạc cụ thuộc bộ gõ...sẽ có những kỹ năng giao tiếp (như chỉ tay vào mục tiêu, vẫy tay chào tạm biệt ... ) tốt hơn những trẻ tham gia một lớp học ít hoạt động hơn.
Theo Khampha
12 câu bố mẹ hay nói dễ khiến con tổn thương Roi vọt có thể làm đau da thịt con trẻ nhưng lời nói của bố mẹ có thể làm chúng tổn thương tinh thần mãi mãi về sau. Trong một phút nóng giận hay căng thẳng, chúng ta có xu hướng nói với con cái hay để chúng nghe được những lời thiếu suy nghĩ. Chỉ vài từ được nói ra đôi khi...