Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tài thao lược và trí tuệ của mình qua những câu nói bất hủ.
“Chiến thắng đòi hỏi sự táo bạo, nhưng nó không chấp nhận bất kỳ hành động phiêu lưu nào” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói trong cuộc họp Liên tịch Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch Biên giới 1950.
“Tôi đã thuộc lòng từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc… Nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành thắng lợi mà còn phải giữ được vốn quý cho cuộc chiến đấu lâu dài.”- Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với các chiến sĩ trong Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng” – Mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức điện mật số 1574 gửi cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh.
“… Vũ khí, kĩ thuật Mĩ, dù hiện đại đến đâu, cũng không thể cứu kẻ thù khỏi thất bại. Quyết định thắng lợi là con người Việt Nam yêu nước, dũng cảm, thông minh” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét khi đến Bộ Tham mưu quân đội Sài Gòn ngay sau ngày giải phóng 30.4.1975.
“Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam…”
“Nghệ thuật quân sự của chúng tôi là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.”
Video đang HOT
“Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập, tự do, chúng tôi quyết đánh Mĩ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.
“Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mĩ.
“Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phái đoàn Mĩ trong hai lần gặp gỡ vào các năm 1995, 1997.
“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ngày kỉ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2009).
Trich tư “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các Tư lệnh, Chính ủy của các Chính ủy”, tac gia Vu Trong Đai, Nha xuât ban Thê Giơi – Thai Ha, xuât ban thang 5/2013.
Theo Thanh Niên
Bác Hồ đã chọn vị tướng tài của dân tộc như thế nào?
Tháng 6-1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt từ ngày đó. Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950)
Ngày 22-12-1949, trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Quân đội, Bác Hồ viết: "Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta...".
Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ.
Ngày 27-5-1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta vào chiều 28-5-1948.
Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", "Thống nhất độc lập nhất định thành công".
Chủ tịch Hồ Chí Minh (hàng đầu, thứ tư từ trái sang) đứng cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(bên trái) sau lễ phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và
Dân quân Tự vệ Việt Nam tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27-5-1948
Đúng 13 giờ buổi lễ bắt đầu.
Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, nhưng sao chẳng thấy Bác nói mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lau nước mắt. Ai nấy đều vô cùng xúc động.
Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về.
Những giây phút im lặng thiêng liêng.
Mãi sau, Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm: "Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải trải qua nhiều hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất".
Tiếp đó, Bác giao bản Sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và nói: "Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho".
Đồng chí Võ Nguyên Giáp tiến lên một bước nhận tờ Sắc lệnh trong tay Bác.
Trước đó 8 năm, tháng 6-1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt.
Trước đó 4 năm, tháng 12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ông trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam với hàng chục vạn chiến sĩ và đã lập nên biết bao chiến công vang dội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng cầm quân tài giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nét nổi bật đặc sắc của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp.
Theo TTXVN
Nỗi tiếc thương vô hạn Từ ngã năm Chu Văn An - Tôn Thất Đàm - Chùa Một Cột trước cửa lăng Bác, dòng người cứ nhích từng chút một. Lặng lẽ, nghiêm cẩn và tiếc thương, họ tiến về ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu, nơi mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống và làm việc suốt mấy chục năm qua. Đường Điện Biên Phủ...