Những câu nói bá đạo của các giảng viên đại học
Khi nhắc về giảng viên Đại học chắc hẳn bạn đang nghĩ đến những con người xuất sắc nổi bật, kiến thức uyên thâm và luôn nghiêm túc trên giảng đường với hàng trăm sinh viên. Thế nhưng sau khi xem những câu nói bất hủ sau đây thì có lẽ bạn sẽ dẹp bỏ hoàn toàn những suy nghĩ ấy đấy. Giảng viên đại học cũng thú vị, hài hước và gần gũi biết bao, và không chừng có thể bạn sẽ bắt gặp những câu phát ngôn kinh điển của giảng viên cũ của mình thì sao? Cùng xem nhé!
Video đang HOT
Theo Ohay TV
Bạn đọc viết: Nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia lại càng nảy sinh tiêu cực
Nếu giao kỳ thi về cho các địa phương, sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương trong việc ra đề, tổ chức thi, dẫn đến kết quả là khác nhau, mất đi sự công bằng giữa các thí sinh ở các địa phương. Nếu giao kỳ thi về các trường đại học thì càng nảy sinh tiêu cực vì mỗi ĐH, CĐ có thể coi là một "ốc đảo"...
Nếu giao kỳ thi THPT cho địa phương hay đại học tổ chức lại càng nảy sinh tiêu cực
Một giảng viên đại học, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Australia cho biết, những ngày vừa qua, tôi đọc khá nhiều bài báo viết về Kỳ thi THPT quốc gia, tuy nhiên, tôi nhận thấy cần có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về Kỳ thi THPT quốc gia.
Một số giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia giáo dục... đưa ra ý kiến việc tuyển sinh Đại học Bộ GD&ĐT nên để các trường tự chủ, kết quả kỳ thi không tuyển được những sinh viên đáp ứng yêu cầu của các trường, việc thi tốt nghiệp THPT nên giao về các địa phương.
Tuy nhiên, theo nhận định của cá nhân tôi, nhiều ý kiến cho thấy cái nhìn chưa được toàn diện và chưa sát với thực tế.
Theo Luật Giáo dục Đại học, việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ hiện nay, các trường ĐH, CĐ tự chủ trong phương án tuyển sinh. Các trường tự xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên các điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giảng viên...(các trường có thể chọn xét tuyển, hay tự tổ chức thi tuyển). Vì vậy việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia không ảnh hưởng gì đến quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh.
Nên giữ kỳ thi THPT quốc gia
Việc nên bỏ hay giữ kỳ thi THPT quốc gia, ý kiến cá nhân tôi là chúng ta nên giữ Kỳ thi THPT quốc gia với một số lý do sau:
1. Nếu giao về các địa phương, sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương trong việc ra đề, tổ chức thi, dẫn đến kết quả là khác nhau, mất đi sự công bằng giữa các thí sinh ở các địa phương.
2. Học sinh được đánh giá bởi các địa phương sẽ dẫn đến một số địa phương buông lỏng kỳ thi như đã từng xảy ra trong các giai đoạn trước. Việc này sẽ có thể dẫn đến học sinh có tâm lý chủ quan, ý thức học tập giảm sút.
Quá trình học tập ở trường được đánh giá bởi các thầy cô trong khi đó với tâm lý dễ dãi, cả nể, thương học trò của một bộ phận thầy cô giáo sẽ dẫn đến tiêu cực trong kiểm tra đánh giá, thi cử. Hiện tượng chạy điểm có thể sẽ trở nên phổ biến.
3. Công tác tổ chức thi hiện tại được tổ chức tại các địa phương với sự tham gia của các cấp chính quyền, từ tổ chức thi tới chấm thi, chỉ có khâu ra đề được thực hiện ở Bộ GD&ĐT, điều này đảm bảo cung cấp một thước đo chung trong toàn quốc. Đồng thời cách tổ chức hiện tại đề cao yêu cầu trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi và chấm thi.
Vừa qua xuất hiện hiện tượng tiêu cực tại một số địa phương, tuy nhiên nếu nhìn trên diện rộng, kỳ thi đã được tổ chức rất tốt, nếu lãnh đạo tại các địa phương sâu sát chỉ đạo trong việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi thì các tiêu cực có thể đã không xảy ra. Việc điều chỉnh quy chế trong các kỳ thi tiếp theo sẽ hạn chế được các tiêu cực đã phát sinh.
4. Cá nhân tôi đã công tác tại trường Đại học và tham gia công tác khảo thí và một số công tác khác, tôi biết là có tiêu cực tại kỳ thi ĐH, CĐ trước đây, nhưng mỗi ĐH, CĐ có thể coi là một "ốc đảo" nên những tiêu cực trong tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây rất ít báo chí và dư luận nắm được. Do vậy, việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia sẽ giúp các trường có một kết quả công bằng và chính xác hơn.
Ngoài ra, nếu các trường ĐH, CĐ tự tổ chức một kỳ thi riêng, việc có kết quả từ Kỳ thi THPT quốc gia với một thang đo chung sẽ giúp giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra tại các trường ĐH,CĐ do sẽ rất dễ bị phát hiện (như một số thí sinh có kết quả thi thử và thi THPT quốc gia cao bất thường đã được báo chí và dư luận phát hiện).
Đề xuất hướng nâng cao chất lượng Kỳ thi THPT quốc gia
1. Kỳ thi THPT Quốc gia vẫn do các tỉnh chủ trì. Tuy nhiên sẽ có một số thay đổi trong việc bố trí đội ngũ cán bộ. Trưởng điểm và trưởng ban thư ký các điểm thi sẽ là cán bộ ĐH, CĐ. Chủ tịch hội đồng chấm thi, trưởng ban thư ký hội đồng chấm thi là cán bộ ĐH, CĐ. Phó trưởng điểm thi, phó ban chấm thi và một số cán bộ khác tham gia công tác tổ chức thi và chấm thi do địa phương cử nhằm sắp xếp các công tác hậu cần cho kỳ thi.
2. Thí sinh thi tự do được sắp xếp trộn cùng với nhau, không phân theo đối tượng dự thi.
3. Lắp camera tại phòng họp các hội đồng thi để kiểm soát quá trình sắp xếp giám thị phòng thi, giám thị hành lang đảm bảo bốc thăm bố trí cán bộ là ngẫu nhiên vì trong quá trình bốc thăm giám thị có thể xảy ra tình trạng sắp xếp cán bộ coi thi.
4. Việc chấm thi các môn trắc nghiệm thì vẫn sẽ thực hiện tại các tỉnh, trưởng ban chấm thi, trưởng ban thư ký là cán bộ ĐH, CĐ, phó trưởng ban chấm thi, và một số thành viên khác của ban chấm thi là cán bộ địa phương. Khu vực chấm thi được bố trí bởi các địa phương. Địa điểm này là khu vực cách ly như khu vực làm đề với tính bảo mật cao. Ngoài ra, để tăng cường công tác giám sát, khu vực này được bố trí một số camera giám sát tại mỗi phòng chấm trắc nghiệm (ít nhất 5 camera: 4 ở các góc phòng và 1 ở giữa phòng), đồng thời sắp xếp cán bộ giám sát quá trình chấm thi qua camera từ các địa phương khác hoặc các trường ĐH, CĐ. Riêng đối với môn Ngữ văn thì tổ chức chấm thi theo cụm.
5. Túi đựng bài thi ngay sau khi bóc sẽ đưa vào máy quét, dữ liệu quét ngay lập tức được lưu trữ tại một thư mục online có lưu vết mọi hành động ghi, xóa, sửa file, đảm bảo việc truy vết (Có thể quy định không được phép sửa file tại thư mục quét này, việc hiệu chỉnh sẽ được diễn ra tại một thư mục sao với biên bản kèm theo).
Tóm lại, hình thức tổ chức thi hiện tại phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy Bộ GD&ĐT nên tiếp tục duy trì tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, nên có một số điều chỉnh để công tác tổ chức thi được tốt hơn.
Thứ nhất, cần hoàn thiện các khâu kỹ thuật để kỳ thi tốt hơn; tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn, đảm bảo chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi THPT quốc gia.
Thứ hai, hoàn thiện phần mềm chấm thi, tăng cường công tác bảo mật.
Thứ ba, thực hiện các thay đổi trong khâu chấm thi nhất là với các bài thi tự luận, có thể tiến hành chấm thi theo cụm.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra ở các địa phương.
Thứ năm, lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi phải là những cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, tập huấn đầy đủ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Về mặt lâu dài, nên thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, các trung tâm này sẽ tổ chức thi thành nhiều đợt trong năm bằng hình thức thi trên máy tính.
Một giảng viên đại học, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Australia.
Theo Dân trí
11 câu trả lời cực nhây của học sinh trong giờ kiểm tra Mặc dù những câu trả lời này không đúng nhưng cũng rất thú vị :)) Kiểu như chơi khăm giáo viên vậy, cùng xem nhé :))) 1) Briefly explain what hard water is? - Trả lời ngắn gọn nước cứng là gì? Ice. - Nước đá. 2) Where was the American Declaration of Independence? - Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ được...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm

Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia

Sau khi cưới, chàng trai 25 tuổi sốc nặng khi biết tuổi thật của vợ

Đang tổ chức đám tang, bố mẹ sốc nặng khi biết con trai còn sống

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025

Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Bí ẩn cây đa nghìn tuổi 'biết đi' bên cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm
Có thể bạn quan tâm

EU xử phạt nghiêm các nhà sản xuất liên minh tái chế ô tô 'hết đát'
Thế giới
11 giờ trước
Bí mật về từ Singapore, nữ lao động khóc nghẹn vì con trai "như người dưng"
Netizen
11 giờ trước
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
11 giờ trước
Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Tin nổi bật
11 giờ trước
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
11 giờ trước
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
11 giờ trước
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
11 giờ trước
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
12 giờ trước
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
12 giờ trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
13 giờ trước