Những câu hỏi phổ biến của cha mẹ khi trẻ bị sốt mùa lạnh
Mặc dù sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông nhưng rất nhiều bậc cha mẹ vẫn bối rối khi không biết xử trí thế nào cho đúng.
Sốt là gì? Vì sao có hiện tượng trẻ sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh?
Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý ác tính…
Nhiệt độ cơ thể bình thường từ 36 oC – 37,4 oC. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường ( 37.5C):
Sốt nhẹ: 37,5oC – 38oC;
Sốt vừa:> 38oC – 39oC;
Sốt cao:> 39oC – 40 oC
Sôt rât cao:> 40 oC
Đa số trường hợp trẻ chân tay lạnh, đầu nóng do hệ quả của sốt cao. Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục não bộ- vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn sẽ đặt một “setpoint” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên (sốt). Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân.
Tuy nhiên, khi cơ thể đã đạt đến con số của “Setpoint” thì mạch máu sẽ giãn ra, bố mẹ sẽ thấy tay chân bé hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, bé vã mồ hôi, không cảm thấy lạnh nữa.
Số ít trường hợp sốt cao và tay chân lạnh là hệ quả của tình trạng nhiễm siêu vi. Siêu vi tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân của bé. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, bé có thể bị viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu. Vì thế trường hợp này cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám.
Ảnh minh họa
Cách đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế cho trẻ thế nào?
Các loại nhiệt kế phổ biến: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử đo ở trán, ở tai.
Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí tai, trán, miệng, nách, hậu môn. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0,3 à 0,5oC. Vì vậy khi nhiệt độ ở nách> 37,2oC thì coi đó là sốt.
Video đang HOT
Các cách hạ sốt nhanh là gì?
Biện pháp hạ sốt vật lý
Để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh, nới bớt quần áo cho trẻ.
Chườm ấm hạ sốt: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành chườm ấm cho trẻ.
Cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng nước lạnh sao cho thau nước ấm giống như nước tắm em bé là được.
Để trẻ nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo của trẻ. Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.
Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn.
Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.
Dừng chườm ấm khi nhiệt độ
Vào mùa lạnh, không nên chườm ấm hạ sốt quá lâu.
Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt
Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách 38C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không cho trẻ dùng xen kẽ các loại thuốc hạ sốt, vì mỗi thuốc có liều dùng khác nhau, khoảng cách các lần uống khác nhau.
Mùa đông trẻ sốt có nên đắp chăn, mặc bỉm, đeo tất khi chân tay lạnh?
Một sai lầm phổ biến của các bậc cha mẹ khiến tình trạng sốt của con nặng hơn đó là đắp chăn, đeo tất, quấn khăn, mặc nhiều quần áo, mặc bỉm và cho con nằm phòng kín.
Đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các biến chứng như co giật.
Cơ thể có cơ chế thoát nhiệt qua da, nếu uống thuốc hạ sốt mà không có đối lưu thì không thoát nhiệt được. Do đó, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa để không khí trong nhà lưu thông. Không nên mặc quá nhiều áo quần hoặc để cơ thể quá lạnh, hãy giữ thân nhiệt cơ thể ổn định sao cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất.
Trẻ sốt có 2 giai đoạn: Ở giai đoạn tăng nhiệt với biểu hiện đầu ấm, chân tay lạnh thì bố mẹ có thể giữ ấm chân tay cho con bằng đi tất, uống nước ấm hoặc ngâm chân vào nước ấm để cải thiện tuần hoàn ngoại vi. Giai đoạn này qua rất nhanh tới giai đoạn sốt liên tục. Lúc này toàn cơ thể tăng nhiệt cao nên lại cần nới quần áo, bỏ tất ra để dễ thoát nhiệt.
Trẻ sốt co giật phải làm sao?
Khi trẻ co giật, không nên cho uống hay làm gì vì có thể gây sặc. Bố mẹ có thể đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.
Trẻ sốt nên cho ăn gì?
Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước. Có thể cho trẻ uống nước có điện giải dành cho trẻ em: orserol.
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh khỏe lại.
Phụ nữ thiếu âm dễ ốm yếu, già nhanh: Khuyến cáo "3 món không ăn - 3 điều nên làm" để điều hòa ngũ tạng, tăng cường sức khỏe
Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu...
Người Việt Nam xưa nay có câu: "Có thực mới vực được đạo" nhưng thực tế, ăn uống không phải chuyện có thể làm tùy tiện bởi "Họa từ miệng họa ra, bệnh từ miệng bệnh vào".
Trong Đông y có lưu truyền lý thuyết âm dương. Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu âm dương cân bằng hài hòa. Bằng không, thiếu âm hoặc thiếu dương có thể khiến cơ thể đối mặt với những biểu hiện bệnh như nhức đầu, khó chịu, chân tay lạnh, tuần hoàn máu kém... Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nhan sắc.
Phụ nữ là đối tượng rất dễ đối diện với tình trạng thiếu âm.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Phụ nữ là đối tượng rất dễ đối diện với tình trạng thiếu âm. Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu...
Vì cuộc sống bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cơ thể, nhiều người phụ nữ hiện đại gặp tình trạng thiếu âm, nếu để tình trạng này kéo dài nhất định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và nhan sắc. Để ngăn ngừa tình trạng thêm trầm trọng, khuyến cáo phụ nữ nên tránh 3 món, lưu ý làm 3 điều.
3 món mà phụ nữ thiếu âm nên tránh
1. Thực phẩm lạnh
Theo Y học Trung Quốc, người thiếu âm thường cảm thấy nóng trong nên muốn ăn đồ lạnh để hạ hỏa, tuy nhiên ăn đồ lạnh lâu ngày sẽ làm tổn thương tỳ, thận và sinh ra nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt là đối với đa số các bạn nữ, ăn đồ lạnh rất dễ dẫn đến tình trạng huyết ứ cũng như xuất hiện các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đau bụng, vô sinh.
Vì vậy, phụ nữ thiếu âm không nên tiêu thụ quá nhiều đồ lạnh, đặc biệt là các loại thực phẩm vừa được lấy ra từ tủ lạnh, hoặc kem, nước lạnh, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2. Ăn nhiều thực phẩm phơi khô
Người thiếu âm không nên ăn quá nhiều đồ khô. Bản thân người bệnh thiếu âm có triệu chứng nóng trong, thức ăn khô có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng này. Đặc biệt, các loại gia vị như ớt khô, mù tạt, hạt tiêu... là các nguyên liệu có tính nóng, sau khi ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người bị thiếu âm. Bệnh nhân thiếu âm nên tuân theo nguyên tắc ăn tươi chứ không phơi khô.
Bệnh nhân thiếu âm nên tuân theo nguyên tắc ăn tươi chứ không phơi khô.
3. Thức ăn cay
Đối với bệnh nhân thiếu âm, nên tránh ăn cay trong bữa ăn hàng ngày, ăn quá nhiều không chỉ làm tổn thương âm khí mà còn làm nặng thêm các triệu chứng thiếu âm. Các món nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế sử dụng. Thể chất thiếu âm cần ăn một số loại trái cây tính mát để trung hòa, hoặc ngũ cốc nguyên hạt, tác dụng bồi bổ của nó cũng rất tốt.
Vậy phụ nữ nên lưu ý điều gì trong ăn uống để cân bằng âm dương?
Giữ cho cân bằng âm dương trong cơ thể chính là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Âm dương mất cân bằng, bệnh tật ắt sẽ sinh ra. Để điều hòa âm dương giúp bảo vệ sức khỏe, phụ nữ nên ghi nhớ 3 điều sau trong chế độ ăn uống:
Thứ nhất , các loại thực phẩm được chia thành 2 loại là tính dương hoặc âm. Thức ăn tính dương sẽ đem lại cảm giác ấm nóng. Thức ăn tính âm thì hàn lạnh. Tốt nhất mỗi người nên chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp với thể tạng, như vậy mới có thể điều hòa ngũ tạng.
Các loại thực phẩm được chia thành 2 loại là tính dương hoặc âm.
Thứ hai , những người có thể trạng hàn không nên ăn nhiều thức ăn thuộc tính âm như rau có màu trắng, tím, xanh, các loại gỏi, các loại dưa muối chua, trái cây ướp lạnh... vì sẽ bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng. Ngược lại, người thể nhiệt nên tránh lạm dụng các món ăn có thuộc tính dương như gia vị cay nóng trong các món gà kho gừng, cá chép kho riềng, vịt kho sả, bao tử hầm tiêu... sẽ dễ bị táo bón, đi tiêu ra máu.
Thứ ba , bữa ăn nên có nhiều thực phẩm phong phú, bảo đảm cả người thể trạng hàn, nhiệt đều có thể sử dụng. có thể biến tấu những thực phẩm quá âm thành dương và ngược lại. Ví dụ: Rau bắp cải thuộc âm khi luộc cho thêm chút gừng để cân bằng. Canh bí nấu cho thêm tiêu. Rau muống xào với tỏi. Kho thịt với cá... Ngoài ra, trong bữa ăn nên biết kết hợp các món canh nấu từ rau củ thuộc âm với các món kho mặn thuộc dương, như vậy vừa giúp ngon miệng, lại có thể đảm bảo đủ chất.
6 thực phẩm được công nhận là "mối nguy" nhất trong nhà hàng, đầu bếp luôn từ chối ăn nhưng khách nào tới cũng gọi Tờ Insider đã có một cuộc phỏng vấn với một số đầu bếp chuyên nghiệp, cựu nhân viên nhà hàng để hỏi ý kiến họ về những món bẩn nhất trong nhà hàng, đến họ cũng không dám đụng đũa. Thời điểm cuối năm đang đến gần, đây cũng là lúc mà các buổi lễ kỷ niệm, các cuộc gặp gỡ bạn bè...