Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc – P2
Như đã được đề cập, bên không xuất hiện vẫn là một bên của vụ kiện và vẫn bị ràng buộc bởi quyết định của tòa dù cho có đồng ý hay không.
Những hệ quả từ việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện?
Xét về mặt pháp lý, sự tồn tại của điều 9 phụ lục VII và Nguyên tắc 25 của Những Nguyên tắc Thủ tục nhằm ngăn ngừa việc một bên không tham gia vụ kiện bị áp đặt những kết quả không có lợi. Như đã được đề cập, bên không xuất hiện vẫn là một bên của vụ kiện và vẫn bị ràng buộc bởi quyết định của tòa dù cho có đồng ý hay không.
Phiên tòa tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7. (Ảnh:Rappler)
Tuy nhiên, hệ thống luật pháp trước các tòa quốc tế đã chỉ ra rằng bên không tham dự phải chấp nhận rằng không thể trông đợi Tòa Trọng tài hoàn toàn lĩnh hội được quan điểm của bên này như trong trường hợp bên này thực sự tham gia vụ kiện. Và điều này vẫn đúng ngay cả khi bên không tham gia có đưa ra những quan điểm của mình thông qua các kênh khác.
Trong vụ việc Nicaragua kiện Mỹ, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) đã nói rằng tòa “không thể tự dựa vào những thẩm tra của mình để bù đắp cho sự vắng mặt của một trong các bên” và rằng “sự vắng mặt, trong một vụ kiện… có liên quan đến một lượng lớn những câu hỏi về các tình tiết, lẽ dĩ nhiên phải hạn chế khả năng tiếp cận các tình tiết của tòa”.
Mặc dù đây là yếu tố có thể xem là có lợi cho Philippines, nhưng như đã nói, việc thiếu sự hợp tác của Trung Quốc có thể dẫn đến việc thiếu chứng cứ thích hợp cho Tòa Trọng tài trong việc đưa ra một quyết định, nếu có.
Trong vụ kiện Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng chống lại Nga, theo quan điểm của các nhà bình luận, những biện pháp tạm thời tòa ITLOS đưa ra có thể sẽ không nghiêng về hướng có lợi (hay gần như đồng nhất) với yêu cầu của Hà Lan nhiều đến vậy nếu Nga chọn cách tham gia vụ kiện và đứng ra tự bảo vệ mình. Có thể nói rằng, trong vụ kiện Arctic Sunrise, phán quyết đi ngược lại lợi ích của nước Nga được xem là “án phạt” vì Nga đã vắng mặt.
Trong những phát biểu riêng rẽ, Thẩm phán Wolfrum và Kelly đã kịch liệt chỉ trích bên vắng mặt trong vụ kiện. Hai vị thẩm phán chỉ ra rằng, tòa quốc tế hay tòa trọng tài trong trường hợp một bên vắng mặt “phải dựa vào những chi tiết và tranh luận pháp lý được một bên đệ trình mà không được nghe ý kiến của bên còn lại. Những cứ liệu trong công luận không thể giúp cân bằng điều này một cách đầy đủ”.
Một trong những cách hiểu phát biểu trên (không đi ngược lại những yêu cầu của Điều 9) là rằng, trong một vụ kiện, các thẩm phán có khả năng đồng cảm hơn với quan điểm của bên tham dự, đơn giản là vì không có quan điểm nào khác từ bên còn lại để bác bỏ những quan điểm được đưa ra trước tòa.
Tại đây, có thể đặt tiếp ra câu hỏi: Liệu Tòa Trọng tài trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc có hành xử theo cùng cách thức của tòa ITLOS hay không? Cần lưu ý rằng, Tòa Trọng tài trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông có sự hiện diện của 3 thẩm phán ITLOS từ vụ kiện Arctic Sunrise trước đó.
Video đang HOT
Và thú vị hơn nữa, cũng đồng thời là trạng sư chính từng tham dự một trong những ví dụ điển hình nhất của một vụ kiện trong đó có một bên không tham gia vụ kiện: vụ Nicaragua kiện Mỹ. Những tình tiết này càng làm cho việc dự liệu về kết quả của vụ kiện càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Cơ chế giám sát nào có giá trị?
Như đã đề cập, quyết định không tham dự Tòa Trọng tài của Trung Quốc không phủ nhận vai trò là một bên của nước này với vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông. Điều này có ý nghĩa quyết định của Tòa Trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc.
Hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: SIA)
Tuy nhiên, điều không may là, về mặt lý thuyết, hệ thống giải quyết tranh chấp UNCLOS không có cơ chế giám sát nào như hệ thống của ICJ với Hội đồng Bảo an. Điều này có nghĩa nếu Trung Quốc từ chối tuân theo quyết định được xem không có lợi cho lợi ích của nước này, có vẻ như sẽ không có bất kì lệnh cấm vận pháp lý nào chống lại nước này vì hành vi không chấp hành phán quyết của tòa.
Dẫu vậy, lịch sử đã ghi nhận các quốc gia từng quyết định không tham dự các vụ kiện sau khi tòa đưa ra phán quyết có nhiều cách hành xử khác nhau. Trong một số trường hợp, dù khẳng định phản đối quyết định của tòa, một số bên không tham dự cuối cùng vẫn có hành động tuân theo phán quyết cuối cùng.
Ví dụ, trong vụ kiện Arctic Sunrise, Nga đã tuyên bố sẽ không tuân theo các biện pháp tạm thời của ITLOS. Tuy nhiên, gần một năm sau khi các biện pháp này được đưa ra, Nga đã phóng thích các nhà hoạt động và con tàu, dẫu Moksva vẫn khăng khăng rằng động thái này của Nga chiếu theo một quyết định trong nước chứ không phải là việc thực thi phán quyết của tòa ITLOS.
Trong một số trường hợp khác lại có những quốc gia khác tỏ ra “cứng đầu cứng cổ” hơn. Như trong vụ kiện Nicaragua, Mỹ cương quyết chống lại phán quyết của ICJ và từ chối tham dự bất kì phiên đàm phán nào với Nicaragua về việc bồi thường thiệt hại.
Trước phản ứng như trên của Mỹ, Nicaragua đã nỗ lực buộc Mỹ thực thi phán quyết của tòa thông qua nhiều cơ chế bao gồm kêu gọi sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng và một lần nữa là tòa ICJ, với những mức độ thành công khác nhau.
Đến đây, một câu hỏi khác lại xuất hiện: Liệu điều này có đồng nghĩa với việc Tòa Trọng tài sẽ chỉ là phù phiếm? Bởi xét cho cùng, mục đích của việc theo đuổi một vụ kiện tốn kém và mất thời gian đến vậy là gì nếu phán quyết cuối cùng được định sẵn sẽ không được tuân thủ?
Nếu xem xét trên khía cạnh lợi ích, việc mang vụ kiện ra trước tòa là hữu ích với bên đơn. Việc chỉ tập trung vào câu hỏi đảm bảo việc tuân thủ phán quyết của tòa như thế nào sẽ vô tình làm bỏ qua một câu hỏi khác không kém phần quan trọng: Quyền lợi của bên đơn đến đâu và sẽ tiếp tục bị vi phạm đến mức độ nào nếu không có tiếng nói của công lý?
Trong vụ kiện này Philippines đã tuyên bố rằng, Philippines không xem vụ kiện là cái kết cho những tranh chấp ở Biển Đông, mà với Philippines, đây mới chỉ là sự bắt đầu. Điều này cho thấy rằng Philippines nhận thức đầy đủ mức độ “thành công” mà phán quyết của Tòa Trọng tài có thể mang lại. Thứ dường như Philippines đang theo đuổi là việc yêu cầu Trung Quốc xác định rõ những tuyên bố của nước này và đảm bảo những tuyên bố đó tuân theo luật quốc tế.
Đây chỉ là bước đầu tiên trong nỗ lực gỡ rối những tranh chấp ở Biển Đông và cho phép các bên giải quyết tranh chấp trên nền tảng công bằng và bình đẳng hơn.
Lan Nguyễn hiện đang theo học Tiến sĩ tại Khoa Luật, Đại học Cambridge (Anh) sau khi hoàn thành tấm bằng Thạc sĩ tại trường đại học này. Cô đồng thời còn là giảng viên và nghiên cứu viên về Luật Quốc tế tại Học viện Ngoại giao (Việt Nam).
Bên cạnh đó, trong việc đối mặt với một quốc gia láng giềng mạnh hơn trên tất cả mọi mặt, việc cậy đến một Tòa Trọng tài cũng là một cách để thu hút công luận vào những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như nhằm tạo ra áp lực quốc tế với Trung Quốc trong việc xem xét lại lập trường của nước này.
Nói một cách ngắn gọn, việc Trung Quốc không tham dự Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII trên thực tế không ngăn cản Tòa Trọng tài tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của nước này trong việc bác bỏ Tòa Trọng tài dường như khá khoa trương. Và những biện pháp khác được Trung Quốc sử dụng để cổ súy những tranh luận của mình trong vụ kiện về mặt hiệu ứng đã tạo ra tác dụng như thể nước này có hiện diện tại tòa.
Dù không bị cấm, nhưng bản thân những hành động như vậy của Trung Quốc cho thấy sự thiếu thiện chí trong nỗ lực giải quyết những tranh chấp phức tạp. Và không nghi ngờ gì, lập trường mâu thuẫn này của Trung Quốc cũng khiến cho hoạt động của Tòa Trọng tài vốn dĩ đã rối lại càng thêm tơ vò.
Anh Minh (Theo Lan Nguyen – The Diplomat)
Theo baotintuc.vn
Gái già phát hoảng vì bị gạ gẫm... "yêu không ràng buộc"
"Thiên hạ tưởng mình đang ế mốc meo, cô đơn lắm và cần một người đàn ông bên cạnh ấy. Chả thế mà không ít những gã đàn ông cứ xấn xổ đến mời chào ... tình cho không biếu không với mình" - gái gia suýt 30 Thúy Anh nói.
Thúy Anh (Quận 9, TP. HCM). Cô vừa kỉ niệm sinh nhật lần thứ 29 cách đây không lâu. Thúy Anh có thể là gái già không hề ế. Chỉ là sau 2 mối tình không thành, cô muốn đợi tìm được người thật sự phù hợp mới tính chuyện yêu đương mà thôi.
"Ấy thế nhưng thiên hạ tưởng mình đang ế mốc meo, cô đơn lắm và cần một người đàn ông bên cạnh ấy. Chả thế mà không ít những gã đàn ông cứ xấn xổ đến mời chào... tình cho không biếu không với mình. Chắc ở công ty có mỗi mình thuộc hàng già cả nhất nên toàn bị làm đối tượng nhắm tới" - gái suýt 30 Thúy Anh nói.
Thúy Anh kể, có một gã U40 ở công ty đối tác đã bảo cô thế này: "Chia tay người yêu lâu thế mà không yêu ai thì có buồn không em? Anh hay để ý em lắm nên biết em chưa có ai cả, vẫn lẻ bóng đi về. Nếu em buồn, anh có thể bên cạnh em, em cô đơn thì anh có thể lấp đầy những trống vắng trong em. Anh nguyện làm công cụ để em thỏa mãn, làm em vui đến khi em có người yêu mới thì thôi mà không đòi hỏi gì. Anh thề, anh hứa khi nào em có người mới thì anh sẽ ra đi ngay không làm phiền em nữa...".
Thúy Anh có thể là gái già không hề ế. Chỉ là sau 2 mối tình không thành, cô muốn đợi tìm được người thật sự phù hợp mới tính chuyện yêu đương mà thôi (Anh minh hoa)
Có một kẻ nguyện làm người cho cô lợi dụng mà Thúy Anh vẫn tức xì khói. "Không hiểu sao gã lại có thể thốt ra được những lời lẽ buồn nôn đến mức như thế? Nghe mấy từ ngữ thốt ra từ miệng gã và nhìn cái bản mặt &'bẩn bựa' ấy mà mình sởn cả da gà!" - Thúy Anh bức xúc bảo.
Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, điện thoại của Thúy Anh có tin nhắn đến. Cô giơ điện thoại ra cho chúng tôi xem, thì ra là tin nhắn à ơi tán tỉnh của một chàng trai 22 tuổi, vừa ra trường và mới đến công ty cô làm việc.
"Thanh niên &'vắt mũi chưa sạch' ấy nghĩ gì không biết mà suốt ngày đòi đi hẹn hò với mình? Gọi điện, nhắn tin bất kể ngày đêm làm phiền mình nghỉ ngơi kinh khủng. Hơn nữa còn dùng ngôn ngữ teen khiến mình nhiều khi chẳng hiểu cậu ta nói gì nữa. Nói thật, đứng cạnh những người kém mình đến gần chục tuổi như thế, chỉ muốn xoa đầu nựng má thôi chứ yêu đương cái nỗi gì? Mà cậu ta cũng yêu đương gì thật lòng đâu, định thử cảm giác lái &'máy bay bà già' như thiên hạ vẫn đồn thổi ấy chứ! Có hôm còn trắng trợn hỏi mình: &'Đêm khuya một mình chị có thấy cô đơn không? Tầm tuổi chị không có đàn ông bên cạnh có thấy khó chịu không?" - cô hậm hực kể.
Tương tự như Thúy Anh, gái già Hoàng Ngân (30 tuổi, quận 10, TP HCM) vừa nhảy việc đến công ty mới không lâu, đã phải phát hoảng khi bị một gã trai nhảy xổ đến gạ tình trắng trợn bằng những lời lẽ thô tục khủng khiếp: "Em ơi, nể tình anh em đồng nghiệp em giúp anh đi! Vợ anh có bầu không cho anh mon men gì cả. Anh thèm lắm rồi mà không được giải tỏa. Anh thấy em cũng nhiều tuổi, bằng tuổi vợ anh đấy mà hiện tại chưa có người yêu. Nhưng chắc chắn em đã từng yêu rồi mà, chả lẽ em không thèm hơi đàn ông sao? Anh em mình cùng bù đắp cho nhau những lúc thiếu vắng, cùng yêu không ràng buộc đi em!".
Nghĩ lại chuyện cũ dường như Hoàng Ngân vẫn chưa hết bực bội. Cô nói: "Có thể gã thấy mình là nhân viên mới, tưởng dễ bắt nạt nên mới dám có thái độ bỉ ổi với mình như thế. Nhưng đúng là một gã nhân viên quèn và vô liêm sỉ như thế làm sao biết được mình về đây là do chính sếp hắn mời về. Lần đầu tiên mình chỉ nghiêm mặt bảo hắn: "Thèm thì ra đường mà tìm cave!". Ấy thế nhưng hắn vẫn trơ mặt gạ gẫm mình lần 2. Lần này thì mình không thèm đôi co cho phí lời với những kẻ như vậy, nói thẳng ngay với sếp. Từ ấy mình mới được yên thân làm việc đấy".
Sự việc bị rủ rê "yêu không ràng buộc" đối với Hoàng Ngân vẫn chưa dừng ở đó. Theo như cô thổ lộ thì khu nhà cô ở trọ có một gã hàng xóm ngót nghét 50 tuổi rồi nhưng mỗi khi nhìn thấy cô lại giở trò trêu ghẹo. Những lúc đó cô chỉ coi như gió thổi ngang tai, chẳng thèm để tâm. Thế nhưng, khiến Hoàng Ngân điên tiết nhất là cứ mỗi khi vợ gã vắng nhà hoặc đi công tác là lão lại sấn sổ đến gõ cửa nhà cô, mà toàn chọn lúc đêm khuya thanh vắng mới hãi hùng chứ.
Vừa nhảy việc đến công ty mới không lâu, đã phải phát hoảng khi bị một gã trai nhảy xổ đến gạ tình trắng trợn bằng những lời lẽ thô tục khủng khiếp (Anh minh hoa)
"Mình không bao giờ mở cửa khi biết là gã gọi. Thế là gã cứ chây ỳ đứng ngoài cửa ỉ ôi, nỉ non toàn những câu nói khiến mình phát tởm. Hắn bảo: &'Đêm khuya thanh vắng ở một mình thật cô đơn và lẻ loi phải không em? Hãy để anh sưởi ấm cho em, ôm em vào lòng và làm em vui. Anh thấy em suốt ngày 1 thân 1 mình đi đi về về mà anh xót xa lắm. Tuổi của em phải là tuổi yêu đương cuồng nhiệt chứ em, sao lại để phòng chiếu nguội lạnh như thế? Mở cửa cho anh đi, anh thề sẽ không khiến em thất vọng đâu! Rồi cứ khi nào vợ anh đi vắng, anh lại trốn sang với em, mình cùng vui vẻ..." - cô kể lại, vẫn còn chưa hết rùng mình ghê sợ.
"Mình đến phải chuyển chỗ ở đấy! Nghĩ cũng bực, vì một kẻ như thế mà phải chuyển nhưng bị hắn làm phiền đêm hôm còn khiếp vía hơn. Mà đêm hôm chả lẽ mình lại đi giằng co với loại người như thế, rồi người ta lại xì xào rằng hay là có gì với nhau..." - gái già U30 này chán nản kể.
Theo Trí Thức Trẻ
Lý do khiến bạn mãi là cô nàng FA Nhiều phụ nữ FA vì tự ti với ngoại hình hoặc có tiêu chuẩn quá cao nhưng một số độc thân vì họ thích thế... Bạn xinh đẹp, có học thức nhưng vẫn loay hoay đi tìm một nửa, trong khi những cô nàng không bằng bạn đã yên bề gia thất. Sợ bị từ chối Nỗi sợ bị từ chối là một...