Những câu hỏi ngày Tết khiến nhiều bạn trẻ giận “tím người”: Lương tháng bao nhiêu, chưa lấy chồng à?
Mỗi dịp Tết đến, nhiều bạn trẻ thường bị hỏi những câu hỏi “khó đỡ” như “Sắp lấy chồng chưa”, “Lương có cao không”, “Biếu bố mẹ nhiều tiền không”… Đôi khi những lời thăm hỏi thái quá ấy lại khiến nhiều người cảm thấy khó xử, không biết phải trả lời thế nào.
Vào những ngày đầu năm mới, trong những lúc đi thăm họ hàng, gặp gỡ mọi người các bạn trẻ thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi “khó đỡ” mà chẳng biết trả lời thế nào.
Dù rằng nhiều lúc hiểu rằng đó có lẽ chỉ là cách để ông bà, cha mẹ hay những người quen biết hỏi thăm con cháu về tình hình cuộc sống, thậm chí chỉ là một câu hỏi xã giao thế nhưng vẫn khiến người bị hỏi thấy không thoải mái, thậm chí cảm thấy phiền phức.
Clip: Những câu hỏi gây khó chịu nhất trong dịp Tết
Vào dịp Tết Nguyên Đán , những câu hỏi cưới xin, nghề nghiệp, lương bổng thường khiến mọi người cảm thấy e ngại và phiền phức. Một phần vì năm nào đến chúc Tết họ hàng cũng bị hỏi, và năm nào cũng lặp đi lặp lại những câu đấy.
Chia sẻ với chúng tôi, hầu hết nhiều bạn trẻ đều cho rằng vấn đề này không hề mới nhưng hầu như năm nào cũng bị hỏi tới và khiến chính bản thân các bạn cũng thấy khó chịu.
Như bạn Hạnh (Thái Bình) cho biết, đã ra trường và đi làm được khoảng 3 năm nhưng mỗi lần về quê vẫn thường xuyên nhận được những câu hỏi như “Lương có cao không? Bao giờ mới chịu đi lấy chồng?”… Dường như đó là câu cửa miệng của các bà các cô mỗi lần trông thấy Hạnh khiến cô rất bối rối.
Ảnh minh hoạ
“Hỏi lần 1 lần 2 mình còn vui vẻ trả lời rồi nói chuyện với các cô, nhưng đến những lần tiếp theo thì mình chỉ cười trừ rồi tránh đi chỗ khác. Thậm chí, bây giờ mình còn ngại nói chuyện với các cô vì không thích tiếp tục phải trả lời những câu hỏi đó nữa”, Hạnh cho biết.
Cũng giống như Hạnh, bạn nữ cho biết, mỗi dịp Tết đến những vị khách đến nhà lại hỏi vô vàn những câu hỏi xung quanh cuộc sống cá nhân như, “Cháu học xong chưa? Sắp lấy chồng chưa? Đi làm ở đâu, lương tháng bao nhiêu?…
Trong khi một số bạn nam cảm thấy bình thường “Ngày bé mình rất sợ nhưng khi đi làm rồi thì mình thấy những câu hỏi đó khá bình thường”. Thì các bạn nữ lại cảm thấy đó là vấn đề cá nhân nên không nên hỏi khiến hai bên gượng gạo, mất vui.
“Những người hỏi thì nghĩ là hỏi cho vui, nhưng đôi khi đó là sự tò mò, soi mói nên bản thân mình cảm thấy khó chịu. Thay vì hỏi những câu tế nhị đó thì mọi người có thể hỏi thăm sức khoẻ, hỏi về gia đình ăn Tết thế nào…”, một bạn nữ chia sẻ.
Không chỉ bị hỏi những câu hỏi về kinh tế, công việc, hôn nhân mà không ít các bạn trẻ đi làm xa nhà còn thường bị đem ra so sánh, thậm chí còn bị đồn đoán lung tung. Không ít bạn trẻ còn tỏ ra khó chịu, gắt gỏng với chính bố mẹ mình sau khi nhận những câu hỏi dồn dập từ mọi người.
Thậm chí nhiều người còn viết hẳn lên mạng xã hội để hạn chế bị mọi người hỏi dịp Tết Canh Tý
Làm việc mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một hai lần, nhưng Trinh Tú (Hưng Yên) cho biết vào mỗi dịp Tết anh rất ngại việc đi chúc Tết mọi người. Ngoài thời gian đi cà phê với bạn bè thì anh thường ở trong phòng chơi game, đọc truyện để tránh những câu hỏi vô duyên từ một số vị khách đến chơi.
“Mình 28 tuổi chưa có gia đình nên mỗi dịp Tết, khách đến chơi nhà lại hỏi “Chưa lấy vợ hả cháu, con nhà ấy nhà nọ lấy vợ 2 con rồi… mua được cái này cái kia rồi. Hoặc “kén chọn thế, lấy đại một cô đi không già” thậm chí còn có người nghi ngờ giới tính của mình rồi nhỏ to bàn tán “hay nó pê đê”, “nó thích con trai à?” ngay trước mặt bố mẹ mình khiến mình vô cùng khó chịu. Không trả lời thì bị cho là mất lịch sự, mà đúng là không biết phải trả lời sao, dù có giải thích thì họ cũng chả nghe, lại còn hỏi nhiều hơn”, Tú bức xúc nói.
Cũng gặp tình huống tương tự, bạn Trang Lê cho biết mỗi lần có cỗ bàn hay dịp Tết là vô cùng ngại gặp gỡ mọi người để phải nghe những câu hỏi soi mói, “Làm ở đó lương cao lắm nhỉ?”, “Đi làm rồi mà chưa lấy chồng à?”, “Tưởng yêu đứa nào mà sao chưa cưới”, “Già kén kẹn hom. lấy bừa thằng nào đi”…
Ảnh minh hoạ
“Mình bị hỏi nhiều lắm, rồi hỏi sang cả bố mẹ mình nữa khiến cả nhà áp lực. Thậm chí có ông bác còn mắng vốn bố mình, “Giục nó lấy chồng đi, hai mấy tuổi rồi còn gì. Nhà tôi chúng nó chồng còn hết rồi, chứ như này ế chồng”. Chưa kể, dù chẳng đi đến đâu nhưng mỗi năm mình lại bị đồn yêu một anh từ anh bộ đội, anh bác sĩ, anh kĩ sư… rồi lại hỏi mẹ mình “Yêu bao nhiêu thằng rồi sao chưa cưới?” khiến mình vô cùng áp lực. Nhiều lúc cảm thấy sợ Tết”, Trang Lê than thở.
Không chỉ hỏi về hôn nhân, nhiều bạn còn liên tục bị hỏi về lương, thưởng Tết. Nếu cười cho qua thì bị nói là kín tiếng, nếu nói con số thì mọi người lại chả tin nghĩ rằng giấu giếm, nghi ngờ thậm chí nói mát “Sợ hỏi vay hay sao mà phải giấu giấu giếm giếm”.
“Năm nào mấy bà chị cũng hỏi thưởng Tết cao không em? Mình bảo chỉ đủ ăn thôi thì chắc chắn lại nhận về mấy cái nguýt dài”, Thanh Loan (làm việc ở Hà Nội) cho biết.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn một số bạn ở Hà Nội và Sài Gòn thì chung quy lại những câu hỏi các bạn thường nhận được dịp Tết vẫn xoay quanh chuyện học hành, công việc, hôn nhân, thậm chí là cả vấn đề nhan sắc, ngoại hình, thậm chí là cả con cái.
“Lương tháng bao nhiêu”, “Mỗi tháng gửi về cho bố mẹ nhiều không”, “Có dành dụm được nhiều chưa”, “Bao giờ lấy chồng”, “Sao nay mập thế”, “Sao không xin vào chỗ ấy chỗ nọ”… vô vàn những câu hỏi khó đỡ mà những bạn trẻ thường xuyên phải đối mặt và “vắt óc” nghĩ câu trả lời vào mỗi dịp Tết.
Có thể thấy những tưởng mấy câu hỏi xã giao tưởng như đang quan tâm đến người khác trong mỗi lần gặp gỡ ấy lại khiến không ít bạn trẻ khó chịu, thậm chí lảng tránh. Bởi vấn đề hôn nhân, công việc, kinh tế đôi khi là vấn đề cá nhân và không phải bất kì ai, bất kì lúc nào người ta cũng có thể thoải mái chia sể.
Theo helino
Bí kíp nằm lòng chuyên đối phó với những câu hỏi vô duyên ngày Tết dành cho các chị em theo phong cách xéo sắc cực gắt
"Bao giờ lấy chồng đó cưng?" - "Dạ em đợi cho đến khi nào chị hết vô duyên đó chị à."
Lại một cái Tết nữa đến, các chị em lại chuẩn bị đối mặt với một nghìn lẻ một các câu hỏi vô duyên và trời ơi đất hỡi từ gia đình, họ hàng, hàng xóm hay đôi khi là một người nào đó trên đường.
Nào là những câu hỏi như: "Có người yêu chưa?", "Có người yêu rồi thì bao giờ cưới", "Cưới rồi thì bao giờ sinh con?"... không phải chuyện lấy chồng, để con thì lại chuyện: "Lương tháng bao nhiêu?", "Thưởng Tết nhiều không?... Ủa mọi người không còn mối bận tâm nào khác sao?
Nếu bí quá không biết trả lời thế nào thì hãy sắm ngay bộ cẩm nang trả lời những câu hỏi khó đỡ ngày Tết này các chị em nhé. Nhưng mà các chị em nhớ nha, dù có trả lời thế nào chúng mình vẫn phải tươi cười duyên dáng và thanh lịch đấy!
Quy định ở đâu nói rõ là Tết phải về nhiều mình hả các chị em?
Bạn trai thì em có chứ, nhưng mà em cũng chưa được gặp chị ơi!
Chị mà thích ăn cỗ thì em nấu cỗ cho chị ăn là được mà, có gì mà cứ sốt ruột.
Gương kia ngự ở trên tường, thế gian ai vô duyên được dường như chị?
Em thích cưới Chủ nhật vì hôm đó được nghỉ đó chị.
Vợ chồng em không chỉ có nhau mà còn có nhà, có xe, có tiền... có nhiều thứ lắm chị ạ.
Ơ kìa chị... thường Tết của em cứ phải của chị đâu kìa.
Lương em cũng ít thì chắc lương tâm của chị còn ít nữa nhỉ?
Chị giỏi tạo nghiệp còn em thì chỉ giỏi cà khịa thôi chị à...
Đường một chiều là khi bạn quan tâm đến người khác nhưng người ta thì chẳng thèm quan tâm đến bạn.
Quan trọng em xinh là được nha.
Năm mới bớt tạo nghiệp nhé mọi người ơi!
Theo Helino
Trâm Anh: Đàn ông đến với tôi vì yêu hay chỉ thích thử cảm giác lạ? Tôi chẳng còn tin vào lựa chọn của mình nữa! E dè hơn, hoang mang hơn, thu gọn mình và sống nhiều hơn cho gia đình chính là Trâm Anh của lúc này. Cuối năm, phải trầy trật mãi mới hẹn gặp được Trâm Anh. Cô cũng không giấu diếm là một phần vì bận rộn, phần còn lại là "đã quá sợ báo chí, dư luận". Năm cũ là một năm không...