Những câu hỏi lớn vẫn còn “để ngỏ” về đại dịch Covid-19
Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc? Bệnh nhân đã chữa khỏi sau lại dương tính có phải tái nhiễm hay do chưa được chữa khỏi hoàn toàn? Đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân đã mắc Covid-19 mạnh đến đâu?
Ở Trung Quốc và Nhật Bản đã từng ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân sau khi được chữa khỏi Covid-19 lại được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định được những trường hợp này đã tái nhiễm hay thực ra trước đó họ vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn.
“Bí ẩn lớn nhất vẫn chưa được làm sáng tỏ là các đáp ứng miễn dịch được tạo ra ở những người đã nhiễm Covid-19 mạnh đến đâu?” – Nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki, Đại học Yale, nhận định – “Đáp ứng miễn dịch được cơ thể tạo ra sau khi nhiễm Covid-19 có thể đem lại khả năng bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của SARS-CoV-2 ở lần tới trong bao lâu?”. “Trả lời được những câu hỏi này, chúng ta có thể giải mã bí ẩn về hiện tượng tái nhiễm Covid-19″ – Chuyên gia này nhấn mạnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà virus học Angela Rasmussen là một trong những bằng chứng khoa học ít ỏi về vấn đề này, có thể tham chiếu ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, chuyên gia này đã sử dụng những chú khỉ Macaque bị nhiễm Covid-19, chữa khỏi cho chúng, sau đó lại cho chúng phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Tin tốt là những chú khỉ này đã không bị tái nhiễm.
Nghiên cứu trên người cũng sẽ được tiến hành trong thời gian sắp tới, bằng cách kiểm tra máu của những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. Tuy nhiên ngay cả khi các nghiên cứu này chỉ ra rằng, con người có thể hình thành đáp ứng miễn dịch, thì để xác định xem lớp “lá chắn” này có thể bảo vệ chúng ta trước SARS-CoV-2 trong bao lâu sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian. “Có thể mất đến nhiều tháng hoặc nhiều năm để kiểm tra xem liệu các kháng thể đặc hiệu với SARS-CoV-2 có còn ở trong cơ thể chúng ta hay không. Từ đó, đi đến kết luận về thời gian hệ miễn dịch có thể bảo vệ con người khỏi căn bệnh này” – Nhà virus học Rasmussen cho biết.
Đối chiếu với một loại virus thuộc họ corona gây bệnh cảm lạnh (họ hàng với SARS-CoV-2), việc tái nhiễm có thể xảy ra nhưng phải sau 1 hoặc nhiều năm, khi mà kháng thể đặc hiệu biến mất.
Để xác định khả năng gây chết người của Covid-19, thông số quan trọng nhất mà chúng ta cần biết chính là số ca bệnh thực tế là bao nhiêu, và đây thực sự vẫn là một ẩn số khi nhiều người ca bệnh nhẹ vẫn còn ở đâu đó trong cộng đồng.
Xét trên các ca bệnh xác định, có thể thấy một vài quốc gia đang có tỉ lệ tử vong/ca bệnh cao hơn những nơi khác và tỉ lệ này vẫn không ngừng thay đổi theo từng ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ tử vong ở Vũ Hán (nơi dịch Covid-19 bùng phát) theo những số liệu đã được công bố chính thức là 1,4%. Ở Hàn Quốc, một trong những điểm nóng về Covid-19 của châu Á là 1%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Italia là gần 10%.
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khả năng lây lan của một số loại virus trở nên yếu hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào những tháng mùa hè. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus corona rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.
Theo phân tích từ phía chuyên gia, vì virus SARS-CoV-2 lây lan thông qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh, nên khi độ ẩm không khí cao các giọt bắn này không thể bay xa được (Khi trong không khí có chứa nhiều hơi nước, các giọt bắn sẽ bị va chạm nhiều hơn với phân tử nước và ngăn cản chúng bay xa. Không khí ẩm cũng có thể xem là một loại lá chắn giọt bắn chứa virus). Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng khiến con người ít ở trong những khoảng không gian kín và đông đúc hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
“Nếu virus SARS-CoV-2 có tính chất mùa vụ như bệnh cúm mùa, thì trong những tháng tiếp theo, khi thời tiết ấm dần lên, diễn biến của đại dịch Covid-19 có thể thay đổi đáng kể” – Chuyên gia dịch tễ học Nathan Grubaugh, Đại học Yale, cho hay.
Các số liệu thu thập được ở Trung Quốc cho thấy, ở những vùng có khí hậu lạnh và khô hơn, quy mô lây lan của virus SARS-CoV-2 có xu hướng lớn hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học thu thập được ở thời điểm hiện tại về vấn đề này là rất khiêm tốn, bởi các quốc gia đều có những biện pháp mạnh tay để kiểm soát dịch bệnh, vì vậy diễn biến biến lây lan của SARS-CoV-2 đã bị tác động bởi các chính sách chống dịch.
Virus corona có tính chất mùa vụ hay không? Câu trả lời của hầu hết các chuyên gia đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở “Có thể!”.
Chúng ta còn phải chống chọi với Covid-19 cho đến khi nào? Để giải đáp cho câu hỏi này, còn có những câu hỏi nhỏ hơn mà chúng ta cần trả lời:
- Có một phương thuốc đặc hiệu nào đó có thể giúp con người không còn bị chết bởi Covid-19? Trên thực tế nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân HIV đang được đưa vào thử nghiệm. Tuy nhiên để đi đến được câu trả lời cuối cùng vẫn cần có thêm thời gian.
- Khi nào thì vắc-xin ngừa Covid-19 được đưa vào sử dụng rộng rãi? Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các hãng dược trên toàn cầu đã bước vào cuộc đua điều chế vắc-xin cho Covid-19. Nhiều loại vắc-xin hiện cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho các kết quả đầy hứa hẹn.
Video đang HOT
Cũng không thể loại trừ tình huống xấu nhất là chúng ta không thể tìm ra vắc xin hay thuốc điều trị đặc hiệu cho Covid-19 và chấp nhận sống chung với nó. Lúc này, các chính phủ buộc phải tìm giải pháp cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao (người già, người có bệnh lý nền) và đảm bảo sự vận hành của các hoạt động kinh tế, xã hội.
Minh Nhật
Hơn 70% trường hợp tử vong do virus corona ở Ý là nam giới
Hơn 70% trường hợp tử vong do virus corona ở Ý là nam giới, và các nhà khoa học chưa rõ tại sao lại có sự chênh lệch giới tính này.
Đến ngày 24/3, hơn 6000 người tử vong tại Ý do Covid-19. Trước đó, khi con số tử vong là 3.400 người vì căn bệnh tàn khốc - nhưng chưa đến 1.000 trường hợp trong số này là phụ nữ.
Nam giới cũng dễ bị nhiễm hơn và chiếm 60% số trường hợp được xác nhận, theo cơ quan nghiên cứu y tế công cộng của Ý.
Một phân tích trước đó cho thấy những con số thậm chí còn cao hơn - 80% số ca tử vong là ở nam giới và chỉ 20% là ở phụ nữ - nhưng khoảng cách đã thu hẹp theo thời gian.
Nghiên cứu tại Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu nhưng hiện đã được kiềm chế, cho thấy ít nhất 2/3 số bệnh nhân tử vong là nam giới.
Chưa rõ tỷ lệ nam/nữ ở Anh vì dịch vẫn còn ở giai đoạn đầu và số người chết thấp hơn đáng kể so với các nước khác.
Các nhà khoa học chưa rõ tại sao phụ nữ có vẻ như ít tử vong hơn, nhưng gợi ý rằng phụ nữ thường có hệ miễn dịch mạnh hơn một cách tự nhiên và ít có những bệnh lý nền khiến bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn.
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nam giới thường hay hút thuốc và uống rượu hơn, nhưng đây là một yếu tố văn hóa có thể khác với các quốc gia khác.
Nam giới có lẽ phải cẩn thận hơn phụ nữ trong việc phòng tránh virus corona.
Hiện đã có hơn 254.000 trường hợp nhiễm virus trên toàn thế giới và ít nhất 10,440 người đã tử vong.
Dữ liệu đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, như Trung Quốc và Ý, đang được các nhà khoa học trên thế giới tập hợp lại để xem xét các xu hướng và mô hình xuất hiện khi virus lây lan.
Ngay từ những ngày đầu của dịch bệnh, Trung Quốc đã báo cáo rằng hầu hết những người tử vong vì COVID-19 đã phải đối phó với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Ví dụ, những người mắc bệnh tim, đái tháo đường hoặc hen, đã có sức khỏe yếu sẽ rất khó đấu tranh để chống lại một loại virus corona khác nếu nó trở nên nghiêm trọng.
Theo Carlos del Rio, chủ nhiệm khoa y tế toàn cầu tại Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, thì chính xác điều gì làm cho một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vẫn là một "bí ẩn" với các chuyên gia.
"Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong này gây ra nhiều lo ngại ", ông nói.
Khi nhìn vào tỷ lệ tử vong ở nam giới so với phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã cho ra kết quả hơi khác nhau - nhưng luôn theo cùng một mô hình.
Trong số 1.697 ca tử vong đầu tiên do virus corona ở Ý, 71% (1.197) là nam giới và 29% (493) là phụ nữ, dữ liệu từ cơ quan nghiên cứu y tế hàng đầu của Ý là Istituto Superiore di Sanità cho thấy.
Còn một nghiên cứu trên 72.000 bệnh nhân của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cho thấy 64% trường hợp tử vong là nam giới.
Một số nhà nghiên cứu từ Ý đã công bố các phát hiện trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet, đã tìm thấy tỷ lệ nam/nữ trong số 827 trường hợp tử vong ở Ý là 80% nam/20% nữ.
Hồi đầu tháng Ba, Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ rằng tỷ lệ tử vong chung là 1,7% ở phụ nữ, so với 2,8% ở nam giới.
Điều này cho thấy nam giới dễ bỏ mạng do virus hơn 65% nếu bị nhiễm.
Lý do còn chưa rõ.
Một số chuyên gia tin rằng sự chênh lệch giới tính liên quan đến tỷ lệ hút thuốc hoặc rượu cao hơn ở nam giới, cả hai đều là những thói quen làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Ví dụ, ở Ý, hút thuốc phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới - 25% so với 15%, theo số liệu từ WHO.
Một số chuyên gia khác cho rằng nam giới dễ mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh tim và đái tháo đường, với các số liệu cho thấy điều này sẽ khiến họ dễ bị tổn thương hơn.
Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, tin rằng phụ nữ có hệ thống miễn dịch tốt hơn để chống lại nhiễm trùng.
Cũng có bằng chứng lịch sử cho thấy về mặt sinh học phụ nữ tốt hơn trong việc chống lại stress trên cơ thể, chẳng hạn như nạn đói, là do sự khác biệt di truyền.
GS Hunter nói: "Phụ nữ về bản chất khác với nam giới trong phản ứng miễn dịch.
'Đôi khi điều đó có lợi cho phụ nữ. Phụ nữ dường như có hệ thống miễn dịch mạnh hơn, khiến họ bị nhiều bệnh tự miễn hơn như viêm khớp dạng thấp, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và cuối cùng tấn công cơ thể.
'Điều này ít gặp ở nam giới hơn, nhưng có vẻ đây là điều tốt cho một số bệnh nhiễm trùng và đặc biệt là cúm, và có bằng chứng phụ nữ tạo ra phản ứng kháng thể tốt hơn với vắc-xin cúm so với nam giới.'
Nam giới cũng có khả năng tử vong cao hơn phụ nữ các vụ dịch SARS và MERS, nguyên nhân là các virus corona cực kỳ giống nhau ở Trung Quốc và Ả rập Xê út.
Khi nói đến tỷ lệ nhiễm trùng, chưa rõ liệu nam giới có dễ bị nhiễm hơn ngay từ đầu không.
Nghiên cứu của WHO cho thấy rằng có giới tính nào dễ bị nhiễm virus hơn.
Nhưng một nghiên cứu ban đầu trên 99 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn của virus, thấy rằng nam giới chiếm tới 2/3 số bệnh nhân COVID-19.
Gần 60% số ca chẩn đoán ở Ý là ở nam giới, theo Istituto Superiore di Sanità.
Một biểu đồ mới được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy trong số 22.512 bệnh nhân ở Ý, 60% là nam và 40% là nữ.
Dựa trên các số liệu hiện tại từ Ý, 8,2% số người nhiễm bệnh ở nước này tử vong, nghĩa là gần 1/10.
Tỷ lệ này cao gấp đôi con số toàn cầu theo ước tính của WHO là 3,4%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dân số già của Ý có thể đặc biệt mẫn cảm với bệnh.
Trong tất cả các nhóm tuổi, người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng nhất, mặc dù người trẻ không phải là miễn nhiễm.
Người Ý trên 70 tuổi chiếm hơn 87% số ca tử vong, theo cơ quan y tế nước này.
Dữ liệu từ Khảo sát phỏng vấn sức khỏe châu Âu (EHIS) cho biết khoảng 5% người Ý bị hen, hơn 20% bị cao huyết áp và khoảng 6,5% mắc đái tháo đường.
Tỷ lệ tử vong theo tuổi và bệnh lý
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã xem xét 72.314 trường hợp COVID-19 được xác nhận, nghi ngờ, chẩn đoán lâm sàng và không có triệu chứng trên khắp Trung Quốc kể từ ngày 11 tháng 2, và thấy tỷ lệ tử vong như sau:
Bệnh lý
Bệnh tim: 10,5%
Bệnh tiểu đường: 7,3%
Bệnh hô hấp mãn tính: 6,3%
Huyết áp cao: 6%
Ung thư: 5,6%
Không có: 0,9%
Độ tuổi:
0-9 tuổi: Không có
10-19 tuổi: 0,2%
20-29 tuổi: 0,2%
30-39 tuổi: 0,2%
40-49 tuổi: 0,4%
50-59 năm: 1,3%
60-69 tuổi: 3,6%
70-79 tuổi: 8%
Trên 80 tuổi: 14,8%
Cẩm Tú
Bệnh nhân Covid-19 có thể bị tổn thương phổi tới 15 năm Một số bệnh nhân bình phục sau bệnh nặng do virus corona sẽ bị tổn thương phổi và phải mất tới 15 năm mới lành, theo các chuyên gia về chăm sóc đặc biệt ở Anh. Cảnh báo từ Hội Y học Chăm sóc tích cực (FICM), một tổ chức nghề nghiệp của Anh dành cho các bác sĩ và bác sĩ chăm...