Những câu hỏi lớn trong vụ nổ bom ở trung tâm Bangkok
19 giờ tối 17/8, một quả bom được cài ngay bên trong khuôn viên ngôi đền Hindu giáo ở trung tâm thủ đô Bangkok của Thái Lan đã phát nổ, gây ra một cảnh tượng tang hoang, hỗn loạn. Chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm gây ra vụ nổ, và nhiều câu hỏi lớn đang được đặt ra về động cơ và thủ phạm gây ra vụ nổ bom.
Đã rất lâu, có lẽ hàng chục năm qua, người dân Bangkok chưa hề chứng kiến một vụ tấn công bằng bom kinh hoàng như thế. Vụ nổ xảy ra tại một ngôi đền nổi tiếng nằm ngay khu vực giao lộ Ratchaprasong đông đúc, sầm uất bậc nhất Bangkok, vào thời điểm có đông người qua lại càng khiến cho mức độ hoảng loạn lên cao. Những nhân chứng xung quanh vị trí nổ bom cho biết, nhiều người đã hoảng loạn, la hét và tháo chạy khỏi hiện trường.
Các hãng tin quốc tế (BBC, CNN, Reuters) dẫn lời phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Thái Lan Prawut Thavornsiri cho biết, số thương vong ghi nhận đến 1 giờ sáng 18/8 là ít nhất 22 người chết, hơn 120 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nghiêm trọng.
Trên đường phố bên ngoài ngôi đền, một số xe máy đang chạy trên giao lộ bị hư hỏng, vật dụng cá nhân và các bộ phận thi thể người vương vãi khắp nơi trong khuôn viên ngôi đền, kể cả trên cửa kính của một cửa hàng mua sắm gần đó, tạo nên một cảnh tượng rùng rợn. Cảnh sát Bangkok ngay lập tức phong tỏa hiện trường và công tác cứu hộ người bị thương, thu dọn xác người chết được tiến hành nhanh chóng. Hơn chục bệnh viện quanh khu vực trung tâm Bangkok được huy động cấp cứu người bị thương.
Ghi nhận ban đầu cho biết, quả bom gây ra vụ nổ là loại “bom ống” được quấn bên trong một lớp vải màu trắng, trọng lượng khoảng 3 kg, và sức công phá của nó đã khiến cho hàng rào sắt phía trước ngôi đền cong rạp ra phía ngoài. Ngoài ra, các thiết bị nổ được thiết kế trông không có vẻ gì là “bom” cả, lại được ngụy trang bên trong một túi rác cho nên rất dễ gây chủ quan, rất khó phát hiện ngay từ đầu. Quả thực thế, ngay sau vụ nổ, cảnh sát còn phát hiện thêm một vài thiết bị nghi là những “quả bom” chưa nổ hoặc không nổ được cài ở các vị trí xung quanh khuôn viên ngôi đền Erawan.
Hiện trường vụ nổ bom.
Erawan là ngôi đền Hindu nổi tiếng nhất ở Bangkok, là một điểm thu hút đông đảo khách du lịch Thái Lan lẫn ngoại quốc đến tham quan mỗi ngày, trong đó đông nhất là du khách người gốc Hoa đến từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Á. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ bom, khá đông du khách vẫn còn ở trong đền, trong đó có nhiều người thuộc các quốc tịch Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Phillipines, không có người Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan tuyên bố sẽ truy lùng gắt gao những kẻ chủ mưu và trực tiếp gây ra vụ nổ bom. Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cũng phát biểu trên kênh truyền hình Quốc gia rằng ông vừa thiết lập xong một “Phòng chiến tranh” để phối hợp hành động.
Do chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ nổ bom, nên câu hỏi lớn “Ai là thủ phạm vụ đánh bom?” vẫn đang là đề tài để người ta đưa ra những suy đoán nhằm xác định thủ phạm cũng như động cơ, mục đích gây ra vụ việc.
Bộ trưởng Quốc phòng Wongsuwan cho phóng viên Đài BBC biết, nhận định ban đầu là thủ phạm đánh bom nhắm vào mục tiêu người nước ngoài nhằm gây thiệt hại cho ngành du lịch và kinh tế Thái Lan nói chung. Còn phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kongcheep Tantrawanich thì nói với báo chí rằng vụ đánh bom là “việc làm của những kẻ bị mất các lợi ích chính trị và muốn phá hủy thời gian hạnh phúc của người dân Thái Lan”.
Điều đáng chú ý là vụ nổ bom xảy ra hầu như ngay sau khi Thủ tướng Chan-ocha tuyên bố cải tổ nội các Chính phủ Thái do nội các hiện tại hoạt động kém hiệu quả.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ bom.
Cũng có ý kiến nghi ngờ khả năng thủ phạm vụ đánh bom là các phần tử Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan, vốn nhiều năm qua đấu tranh đòi lập nhà nước độc lập của riêng người Hồi giáo, tách khỏi sự lãnh đạo của chính quyền ở Bangkok. Từ trước đến nay, các phần tử Hồi giáo miền Nam chủ yếu gây ra các vụ đánh bom trong khu vực các tỉnh miền Nam, chưa bao giờ thực hiện vụ khủng bố nào ở Bangkok.
Theo nhận định của phóng viên Jonathan Head của trang tin BBC News tại Bangkok, đây có thể là lần đầu tiên các phần tử Hồi giáo thực hiện một vụ đánh bom bên ngoài khu vực của họ.
Theo thông tin từ Cảnh sát Bangkok, khu vực đền Erawan đã từng vài lần có nguy cơ bị đánh bom nhưng những lần trước cảnh sát đều phát hiện kịp thời và vô hiệu hóa thiết bị nổ. Còn lần này, thủ phạm đã nghiên cứu kỹ địa bàn và cài thiết bị một cách tinh vi nên đã không bị phát hiện.
Theo An ninh Thế giới
Nạn nhân sống sót vụ nổ bom Bangkok vẫn khủng hoảng tinh thần
Nạn nhân sống sót trong vụ nổ bom tại Bangkok, chị Neoh Ee Ling, người đang mang thai tháng thứ 5, vẫn trong cơn hoảng loạn, chưa thể tự đi lại trong lễ đón thi thể chồng và con gái khi quan tài của họ được đưa về quê nhà ở Penang, Malaysia rạng sáng qua 20/8.
Chồng và con gái của chị Neoh Ee Ling đã thiệt mạng trong vụ đánh bom tại Bangkok (Ảnh: Star)
Thi thể của anh Lee Tze Siang, 35 tuổi, và cô bé Jiang Xuan, 4 tuổi, đã được đưa về nhà tại Penang để hỏa táng.
Anh Tze Dung, 31 tuổi, em chồng của Ling, cho biết hiện chị vẫn chưa hết bàng hoàng sau tin dữ về cái chết của chồng, con gái, rồi mẹ đẻ, bà Lim Saw Gek, 49 tuổi, và em trai Jai June, 20 tuổi. Tất cả 4 người cùng ra đi trong một ngày.
Anh Tze Dung còn cho biết thêm, chị dâu hiện tai còn bị thương tổn vùng tai và thính lực vẫn chưa hồi phục. "Trước khi vụ đánh bom xảy ra, chị ấy có nói với tôi là cả gia đình lúc đó đang cầu nguyện tại đền Erawan".
"Sau khi vụ nổ xảy ra, người ta đưa chị Ee Ling tới Bệnh viện Bangkok. Khi tỉnh dậy, chị không còn gặp ai khác ngoài cha ruột mình", anh Tze Dung cho biết.
Bố đẻ chị Ling, ông Hock Guan, 55 tuổi, đã sống sót rong vụ nổ bom và bị thương nhẹ.
Ngay sau khi vụ nổ anh, Tze Dung đã đáp ngay chuyến bay đến Bangkok để gặp người thân. Anh cũng đã thấy xác anh trai mình cùng cháu ruột tại bệnh viện.
Cả anh Tze Dung và chị Ee Ling đã theo quan tài của chồng và con gái ra sân bay Bangkok để bay về Penang.
Anh Tze Dung còn cho biết, cháu trai Jian Han, 6 tuổi, vẫn còn quá nhỏ nên chưa hiểu gì và đi quanh quan tài bố và chị nó và luôn mồm hỏi về bố cũng như chị gái.
Thi thể của hai bố con được hỏa táng tại Đài hóa thân Berapit Crematorium và di quan khỏi nhà lúc 10 sáng nay 21/8.
Giới chức Malaysia đã đến thăm gia đình các nạn nhân hôm qua và hỗ trợ tiền cho các gia đình có người chết trong vụ nổ ở Bangkok.
Vũ Duy
Theo Dantri/Star
Bangkok tiếp tục rung chuyển do vụ nổ bom chiều ngày 18/8 Vụ nổ mới nhất xảy ra chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ nổ bom ở trung tâm mua sắm Bangkok khiến hàng trăm người thương vong. Chiều ngày 18/8, một vụ nổ bom vừa xảy ra ở trung tâm Bangkok sau khi một quả bom bị ném từ một cây cầu bắc qua sông Chao Phraya. May mắn,...