Những câu hỏi không dành riêng cho ngành y tế
Đất nước còn quá nghèo, ngân sách hạn hẹp, ngành nào cũng cần tiền để phục vụ dân tốt hơn nhưng chiếc bánh ngân sách chỉ có bấy nhiêu thôi. Bà Tiến hay bất cứ bộ trưởng khác cũng không thể tự nặn ra bánh cho riêng ngành mình được.
(Minh họa: Ngọc Diệp
Bên hành lang phiên họp Quốc hội ngày 27.5, trả lời câu hỏi của báo chí về quá tảibệnh viện và cách giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời dứt khoát: “Câu hỏi này phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Đương nhiên Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều”.
Bà Tiến trả lời rất thẳng thắn, rất rõ ràng, rất chính xác. Đó là không có tiền. Dù Bộ trưởng “rất đau xót” khi thấy bệnh nhân nằm ghép, nhưng bà không có cách gì giải quyết được vì Bộ Y tế không xây được nhà và cũng không có tiền để xây.
Vậy thì hỏi ai bây giờ? Thôi thì xin đặt câu hỏi chung vậy.
Video đang HOT
Đúng là “không thể giải quyết một sớm một chiều”, nhưng xin thưa, chuyện bệnh viện quá tải không phải là một sớm một chiều, một năm hai năm mà cả chục năm nay chưa giải quyết xong. Cho nên xin được hỏi đến bao giờ bệnh viện của Việt Namkhông mất vệ sinh và dơ bẩn như hiện nay, đến bao giờ bệnh nhân không còn nằm ghép?
Câu hỏi là tình trạng bệnh viện quá tải vì không có tiền xây bệnh viện thì trách nhiệm này ai chịu, cơ quan nào chịu, cá nhân nào chịu?
Thuế của dân đóng cho nhà nước, tại sao dân không được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đàng hoàng, vậy thì nhà nước làm gì với đồng tiền của dân?
Đất nước còn quá nghèo, ngân sách hạn hẹp, ngành nào cũng cần tiền để phục vụ dân tốt hơn nhưng chiếc bánh ngân sách chỉ có bấy nhiêu thôi. Bà Tiến hay bất cứ bộ trưởng khác cũng không thể tự nặn ra bánh cho riêng ngành mình được.
Chiếc bánh ngân sách đã quá ít ỏi, thế nhưng còn bị tham nhũng gặm nhấm, đục khoét, tranh giành nên phần còn cho dân không được mấy. Tiền mà “quan tham” bỏ túi có thể xây được không biết bao nhiêu là trường học, bệnh viện. Cho nên, chỉ khi nào dẹp được tham nhũng thì mới có cái giường bệnh viện tử tế cho bệnh nhân nằm, mới có cái ghế nhà trường sạch sẽ cho trẻ em đến lớp. Nhưng ngày ấy là khi nào thì chưa biết, chưa thấy, chỉ có chờ đợi như đã từng chờ đợi.
Khi chiếc bánh ngân sách bị “sâu” làm cho thâm thủng thì dân chúng còn dài cổ chờ đợi.
Theo vietbao
Vợ chồng chết đuối không có tiền mua quan tài
15h ngày 16/5, cái nốc (thuyền nhỏ) chất đầy lưới lật úp giữa dòng sông đục Mỹ Dương nhấn chìm cả hai vợ chồng ông Lê Văn Dung (43 tuổi), bà Dương Thị Loan (42 tuổi).
Khúc sông xảy ra tai họa chỉ cách nhà vợ chồng ông Dung mấy thửa lạc của xóm Nam Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Hai vợ chồng làm ruộng và đánh cá để lại năm đứa con. Bốn người con gái giờ bơ vơ cha mẹ là Lê Thị Ngọc, 20 tuổi, nghỉ học từ lớp 6 đã lấy chồng về Nam Định; Lê Thị Ngà, 18 tuổi, nghỉ học từ năm lớp 9; Lê Thị Nga, 16 tuổi, học đến lớp 8 thì phải nghỉ theo chị đi làm thuê và Lê Thị Xuân, 14 tuổi, đang học lớp 7.
Năm chị em bên di ảnh của cha mẹ.
Hai chị em Ngà và Nga làm thuê ở TP Hà Tĩnh và TP Vinh nghe tin cha mẹ mất đã kịp đi xe thồ về ngay trong đêm. Trước khi về, hai chị em được gia chủ cho ứng 1,5 triệu đồng tiền lương tháng 5.
Lê Văn Đạt (12 tuổi) - đứa con trai duy nhất và là con út của hai vợ chồng xấu số - may mắn thoát chết. Lúc ấy, Đạt vừa giúp cha mẹ chuyển lưới từ thuyền sang nốc rồi đứng lại trên thuyền thì bỗng dưng thấy nốc lật giữa dòng. Đạt chạy về làng kêu cứu.
Chiều 17/5, bên chiếc bàn mộc đặt di ảnh vợ chồng ông Dung trước cửa nhà, bốn chị em gái ôm nhau khóc ngất, còn Đạt đứng bên bàn thờ vừa mếu máo vừa đưa hai cánh tay bé nhỏ cầm đoạn tre lên ngang đầu đáp lễ bà con đến thắp hương.
Ông Dương Văn Phượng, cậu ruột của năm chị em mồ côi, nói: "Ông bà nội, ngoại đã mất cả. O, chú, cậu, dì đi làm ăn trong Nam, chỉ còn tôi ở nhà làm ruộng. Bà con họ hàng ai cũng ngậm ngùi cho gia cảnh đã nghèo lại còn gặp nạn".
Một số người hàng xóm cho hay vớt được thi thể hai vợ chồng lên nhưng không cóquan tài nên bà con hàng xóm đi mua giúp. Người mua bó chè, nải chuối, mớ rau để lo việc tang gia.
Lãnh đạo xã Cương Gián đã đến động viên an ủi gia đình nạn nhân, đồng thời hỗ trợ 3 triệu đồng để mai táng cho nạn nhân.
Theo vietbao
Tự tử vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông Sau khi uống thuốc tự tử vì không có 2,5 triệu đồng nộp phạt vi phạm giao thông, Phụng (15 tuổi) qua đời còn bạn em vẫn nguy kịch. Chiều 1/5, gia đình đã chôn cất em Nguyễn Thị Như Phụng (thôn 3, xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) trong khi bạn cùng tuổi với là Dương Thị Thuỷ (thôn 9, ở...