Những câu hỏi khó trên đường đi
Những câu chuyện gặp phải trên những chặng đường du lịch khiến tôi luôn có câu hỏi: là một người yêu thích du lịch, có phải cần xét nét đến hệ thống chính trị của quốc gia cần đến hay không?
Tôi quá cảnh tại sân bay Dubai 18 tiếng để nối chuyến đến thủ đô Bishkes của Kyrgyzstan. Do bay bằng Fly Dubai – một hãng hàng không con của Emirates – ở chuyến tiếp theo, nên tôi không được hưởng dịch vụ khách sạn miễn phí của hãng hàng không Emirates nếu quá cảnh trên tám tiếng.
Trao đổi ngắn ở sân bay Dubai
Nằm dật dựa ở sân bay cũng chán, tôi nhường ghế cho một cặp vợ chồng người Ba Lan nối chuyến đến Warsaw từ Bangkok. Như một sự cảm ơn, anh Aleksy hỏi thăm tôi sẽ nối chuyến đến đâu. Sau khi biết điểm đến của tôi, anh Aleksy tròn xoe đôi mắt và há mồm: “Anh đến Kyrgyzstan để làm gì? Ở đó, không tốt lắm đâu!…” Từng đến Ba Lan, ít nhiều tôi cũng biết được tâm tư và nguyện vọng của người bản địa, nhưng du lịch đâu chỉ có như thế! Vừa cười, tôi trả lời: “Ba Lan cũng từng là người anh em với Krygyzstan trong quá khứ mà. Là người yêu du lịch tôi luôn có những khái niệm riêng cho những chuyến đi”…
Câu chuyện ở sân bay Dubai lại khiến tôi trôi ngược về quá khứ ở Singapore và Philippines.
Chuyện ở Singapore và Philippines
Tôi yêu thích Singapore vì mỗi lần ghé lại, tôi cảm nhận đảo quốc sư tử luôn có sự đổi mới từng ngày. Trở về từ đền Borobudur ở Indonesia, tôi ghé và lang thang trên những con đường quen thuộc để cảm nhận sự đổi mới của Singapore. Tại vịnh Marina, cặp vợ chồng người Mỹ nhờ tôi chụp giùm một bức ảnh. Biết tôi đến từ Việt Nam, chị Monica lật đật hỏi: Bạn đang sống ở miền Nam hay miền Bắc của Việt Nam…” Khuôn mặt của anh, chị lại có một cái nhìn thiếu thiện cảm khi tôi xác nhận từng câu hỏi. Tôi vẫn nhẹ nhàng: “Việt Nam đã thay đổi khá nhiều so với những gì trong cuốn sách lịch sử mà anh chị đã học. Sự thay đổi đó được minh chứng bằng những tấm visa được dán vào hộ chiếu của tôi. Nếu có dịp, mời anh, chị ghé qua Việt Nam để cảm nhận về sự thay đổi…” Tôi nhận được câu hỏi cuối cùng trong cuộc trò chuyện với cặp mắt ngơ ngác của chị Monica: “Thế bạn làm nghề gì ở Việt Nam?”…
Video đang HOT
Nơi tác giả gặp chị Monica ở Singapore
Trên chuyến xe đến viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Los Banos – Philippine, bác tài xế Tom mở bài hát I’m here waiting for you. Cảm hứng, tôi rung đùi hát theo bài nhạc. Bác Tom hết sức ngạc nhiên và hỏi tôi: “Bên quốc gia con cũng nghe nhạc này nữa à?” Câu hỏi của bác thật “dễ thương”!
Và ở Kyrgyzstan
Chị Jaluka – một giáo viên tiếng Anh đã bỏ nghề giúp tôi tham quan thành phố Karakol – hỏi tôi có yêu thích nước Nga và người Nga không. Chị cho biết: “Trước đây, thỉnh thoảng một vài du khách châu Âu đến Karakol nhờ tôi giúp đỡ bởi ở thành phố này tôi là người duy nhất có thể nói tiếng Anh trôi chảy, đều có cái nhìn thiếu thiện cảm về nước Nga và những người nói tiếng Nga. Theo họ, quốc gia này vẫn còn nghèo khó, gương mặt của người bản địa luôn lạnh lùng và có đôi chút bảo thủ …”
Mùa hoa mận ở Kyrgyzstan
Câu hỏi vô cùng khó vì mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau khi đi du lịch. Với tôi, đôi khi những cảm nhận “lạ” lại trở thành một nét riêng không pha lẫn giữa các quốc gia. Nhiều người cho rằng ở Ấn Độ khá dơ, nhưng với tôi, đó là đặc điểm riêng của thành phố Nam Á này. Hay những tiếng còi xe gắn máy bấm inh ỏi trên đường phố tuy khó nghe nhưng cũng là nét riêng của đô thị Việt Nam. Tôi chia sẻ với chị Jaluka: “Nga là quốc gia có kiến trúc, nghệ thuật khác biệt với phần còn lại của châu Âu, nếu từng tiếp xúc với những người Nga sống ở làng quê mới thấy được họ thân thiện và đáng mến như thế nào …”
Khá nhiều câu chuyện góp nhặt trên những cung đường đi, nhưng điều băn khoăn còn đọng lại trong tôi sau mỗi chuyến đi là câu hỏi: Là một người yêu thích du lịch, hãy chú ý đến những cảnh đẹp, nét hay về văn hoá của một quốc gia hay là xét nét về mặt chính trị để chọn điểm đến? Có lẽ, điều duy nhất tôi chỉ quan tâm, với hệ thống chính trị như thế, quốc gia đó có đảm bảo sự yên bình cho du khách.
Theo 24h
Mối lo từ hàng xóm
Không phải vấn đề nội bộ mà tương lai của nước láng giềng Afghanistan mới là mối quan tâm lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Taliban và thuốc phiện là mối đe dọa chính với các nước thành viên CSTO
Theo thư ký của Điện Kremlin Y. Ushakov, tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra ngày 27-5 tại Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, vấn đề được quan tâm nhất với lãnh đạo các nước thành viên CSTO là tương lai của Afghanistan sau khi Lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế do Mỹ đứng đầu rút khỏi đây vào năm 2014.
Là một liên minh quốc tế gồm 6 nước thành viên gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, kể từ khi ra đời ngày 15-5-1992 đến nay (lúc đầu còn có thêm Uzbekistan), CSTO khẳng định mục tiêu của mình là huy động nỗ lực về quân sự và các lực lượng yểm hộ để bảo vệ không gian kinh tế cùng lãnh thổ của các nước thành viên Hiệp ước trước bất kỳ sự tấn công quân sự hay chính trị từ bên ngoài, trước chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các thảm họa lớn về thiên nhiên.
Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi Afghanistan được quan tâm đến vậy tại Hội nghị thượng đỉnh Bishkek lần này. Cả thập kỷ nay, dù đã gắng hết sức, Mỹ và các nước phương Tây vẫn không bình ổn được tình hình. Bất chấp sự hiện diện của 63 nghìn lính Mỹ và khoản chi để trang trải cho cuộc chiến ở Afghanistan trong năm 2013 đã lên tới 87,2 tỷ USD, ấy vậy mà mới ngày 24-5, các tay súng Taliban vẫn ngang nhiên chiếm giữ nhiều vị trí trong một tòa nhà ngay giữa Thủ đô Kabul của Afghanistan.
Điều gì sẽ xảy ra khi Lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế rút khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014? Tướng Z. Azimi, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan, thừa nhận Phong trào Hồi giáo Taliban đang lên kế hoạch lật đổ chính quyền Kabul vào năm 2014. Theo các nguồn thông tin, hàng nghìn chiến binh Taliban đã được đào tạo tại các trường tôn giáo ở Pakistan và hiện có mặt trên lãnh thổ Afghanistan để chuẩn bị cho cuộc lật đổ này.
Nếu điều này xảy ra, biên giới phía Nam của CSTO sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tại hội nghị an ninh quốc tế tổ chức ở Matxcơva, Trung tướng Sergun, Giám đốc Cơ quan Tình báo quân sự Nga (GRU) cảnh báo: "Một mạng lưới khủng bố đa dạng, bao gồm các trại huấn luyện đánh bom tự sát, đã được thành lập ở Afghanistan và Taliban liên kết chặt chẽ với các tổ chức khủng bố nước ngoài trong việc đưa các chiến binh có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan đến các điểm nóng khác trên thế giới". Một khu vực bất ổn sẽ xuất hiện trong vùng biên giới với Afghanistan và ảnh hưởng của các nhóm cực đoan cũng như tư tưởng Hồi giáo chính thống sẽ gia tăng.
Đi liền với mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là nạn buôn lậu ma túy từ Afghanistan, điều mà Nga gọi là "vũ khí giết người hàng loạt". Afghanistan hiện là nơi sản xuất đến 90% tổng sản lượng chất gây nghiện của toàn thế giới. Theo thống kê của Nga, từ đầu năm đến nay, Nga đã thu giữ gần 5,5 tấn ma túy các loại được sản xuất tại Afghanistan. Tình hình nghiêm trọng đến mức ông V. Ivanov, Giám đốc Cơ quan Kiểm soát ma túy Liên bang Nga khẳng định việc gia tăng diện tích canh tác cây thuốc phiện thời gian qua ở Afghanistan là yếu tố đe dọa ổn định ở lục địa Âu-Á và trên toàn thế giới.
Không tính trước với người láng giềng Afghanistan, CSTO chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Theo ANTD
TQ: Phát hiện mỏ vàng lớn ở Tân Cương Các chuyên gia địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ vàng lớn ở vùng khu tự trị Tân Cương. Với trữ lượng vàng ít nhất 53 tấn, mỏ vàng ở huyện Xinyuan trong thung lũng Ili có giá trị ít nhất 20 tỷ NDT(hơn 68.000 tỷ đồng). Đây là mỏ vàng lớn thứ hai từng được phát hiện ở thung lũng...