Những câu chuyện thú vị về đạo diễn Sergei Eizenshtein
Sergei Mikhailovich Eizenstein (1898 – 1948) là đạo diễn, biên kịch, nhà giáo, nhà phê bình điện ảnh người Nga nổi tiếng, tác giả của những bộ phim câm như Bãi công, Chiến hạm Potemkin và Tháng Mười, cũng như các thiên anh hùng ca lịch sử như Alexandr Nevsky và Ivan Hung Đế. Ông là nghệ sĩ công huân Liên bang Nga (1935), hai lần đoạt giải thưởng Stalin (1941 và 1946), giáo sư trường VGIK, tiến sĩ nghệ thuật, tác giả các công trình cơ bản về lý thuyết điện ảnh. Các tác phẩm của Eizenstein có ảnh hưởng lớn đến các nhà làm phim thế hệ sau này vì cách phương pháp dựng phim sáng tạo của ông.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mất của Sergei Eizenshtein (1948-2018), cổng thông tin điện tử Kultura.rf phối hợp với dự án Bản đồ lịch sử công bố những câu chuyện thú vị về công việc của Sergei Eizenshtein trong những năm 1940: về việc đạo diễn dựng vở opera yêu thích của Hitler, làm phim về Ivan Hung Đế trong thời gian chiến tranh và bị Stalin phê phán. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Sergei Eizenshtein dựng vở opera yêu thích của Hitler
Tháng 8 năm 1939, Liên Xô và Đức ký hiệp ước không tấn công lẫn nhau. Hai nước bắt đầu thiết lập các mối quan hệ văn hóa, ở Đức, người ta chuẩn bị dựng vở opera Cuộc đời vì Nga hoàng của Mikhail Glinka, còn ở Nga – vở opera Valkyrie của nhà soạn nhạc Richard Wagner. Chính Eizenshtein được giao dàn dựng vở này tại Nhà hát Lớn. Nhân tiện cũng xin nói, chính vì hiệp ước này mà bộ phim Aleksandr Nevsky trước đó của đạo diễn bị đình chỉ phát hành.
Đạo diễn Sergei Mikhailovich Eizenstein
Eizenshtein viết về vở kịch này như sau: “Khi xem những bức ảnh, đọc các bài viết về những lần dựng vở trước đây của Wagner trên sân khấu, bạn luôn có cảm giác: Những con người bước lên sân khấu, những con người của thế kỷ XIX vô cùng xa lạ với các nhân vật trong các huyền thoại, truyền thuyết thời cổ đại mà Wagner đã thâm nhập được vào bí mật của họ!
…Con người tư sản của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX luôn luôn cô độc, bị cách ly, tách biệt với người thân và hoàn cảnh, không hòa hợp với thế giới, luôn luôn xung đột với xã hội loài người. Các nhân vật đội những chiếc mũ lông này cũng nói lên điều đó.
Xóa bỏ khoảng cách đó, đối lập nó với sự thống nhất hài hòa giữa con người và hoàn cảnh – là điều tôi mong muốn đạt được trong việc dàn dựng vở kịch này.
Kết quả là sau khi diễn được 6 buổi, vở kịch bị rút khỏi kịch mục trước khi chiến tranh nổ ra.
Video đang HOT
Trước khi là phim Ivan Hung Đế, Eizenshtein muốn làm phim về một vụ án nổi tiếng nhất trước cách mạng
Năm 1940, Sergei Eizenshtein đề nghị chuyển thể vở kịch của Lev Sheinin về một vụ án tai tiếng năm 1913: bộ phim kể về phiên tòa xét xử một người Do Thái ở Kiev đã bị buộc tội hại một đứa trẻ để tế lễ. Eizenshtein viết thư cho Stalin: “Đề tài này hấp dẫn không phải trên quan điểm vấn đề Do Thái vốn không có chỗ ở đất nước ta, cũng không phải trên quan điểm khai thác nội dung của vụ án này, mà như một đề tài về nhân dân Nga vĩ đại đã đáp lại vụ án bằng một làn sóng bãi công phản đối hàng loạt. Đây chính là nhân dân Nga thông qua những người nông dân tham gia thành phần bồi thẩm đoàn… đã đưa ra lời tuyên trắng án, bất chấp sự tác động to lớn đối với họ”. Cục trưởng Cục tuyên truyền của Điện Kremlin không tán thành ý tưởng này.
Sergei Mikhailovich Eizenstein là đạo diễn, biên kịch, nhà giáo, nhà phê bình điện ảnh người Nga nổi tiếng
Khi được Stalin mời làm phim về Ivan Hung Đế, đạo diễn suy nghĩ mất một tuần
Đây là đơn đặt hàng không chỉ dành riêng cho Eizenshtein. Chẳng hạn, nhà văn Aleksei Tolstoi được mời viết kịch, còn nhạc sĩ Dmitri Shostakovich – vở opera. Đạo diễn không vội trả lời, ông suy nghĩ một tuần. Eizenshtein bắt tay viết kịch bản ngay trước khi chiến tranh xảy ra. Ông nghiên cứu các biên niên sử, folklor và các công trình lịch sử.
“Khi xây dựng hình tượng Ivan Hung Đế trên quan điểm thời đại chúng ta, trong tiểu sử của ông, tôi chỉ lấy những tình tiết từ đó hình thành nên quan điểm và nhận thức của tôi. Những sự kiện mà tôi coi là “đặc trưng”, vì “đặc trưng” không phải là sự kiện tự nó, mà là sự tồn tại của nó trên quan điểm nhận thức lịch sử và “soi sáng” sự kiện bằng ý thức lịch sử nhất định”, – Sergei Eizenshtein viết.
Eizenshtein định dành vai Elisabeth I cho một người đàn ông
Sergei Eizenshtein muốn mời bạn mình, đạo diễn Mikhail Romm, đóng vai nữ hoàng Elisabeth I. Tiếc rằng Ủy ban điện ảnh đã không nhất trí, họ không thể cho phép một đạo diễn phim nổi tiếng đóng vai phụ nữ. Eizenshtein mời nữ diễn viên Faina Ranevskaia đóng vai nữ công tước Efrosinia Staritskaia. Nhưng bộ trưởng bộ Điện ảnh thời bấy giờ Ivan Bolshakov không duyệt cho nữ diễn viên đóng vai này vì những đặc điểm Do Thái của Ranevskaia thể hiện rất rõ, đặc biệt ở cận cảnh. Điều này khiến nữ diễn viên rất buồn.
Mặc dù chiến tranh và ngân sách eo hẹp, phim Ivan Hung Đế đã tái hiện được sự xa hoa của của Điện Kremlin
Bộ phim được khởi quay năm 1943 ở Alma-Aty (thủ đô nước CH Kazakhstan), nơi hãng “Mosfilm” sơ tán. Bối cảnh được xây dựng từ các vật liệu sẵn có trong tay. Các mẫu trang phục do đạo diễn tự thiết kế. Ông cũng kiểm tra cả việc may trang phục. Đạo cụ được chở đến từ Moskva như áo long bào dệt vàng, những giá nến khổng lồ, bàn thờ. Người ta thu thập các hiện vật cho phim cả ở Kazakhstan. Giám đốc xưởng đạo cụ Gleb Shandybin nhớ lại: “Sergei Mikhailovich cùng với họa sĩ Shpinel đến gặp chúng tôi xem xét đạo cụ, chọn những thứ cần thiết và hàng giờ liền giải thích cho chúng tôi ý nghĩa của mỗi đồ vật đối với bộ phim. Đối với ông không có gì là vụn vặt, tất cả những gì được sử dụng cho các cảnh quay đều được ông quan tâm đặc biệt, mỗi một chi tiết của đạo cụ đều có vai trò của mình trong bộ phim, có “tiếng nói của mình trong phim”.
Cảnh trong phim Chiến hạm Potemkin
Tập 1 của của bộ phim mang về cho Eizenshten giải thưởng Stalin hạng nhất, còn vì tập hai ông bị triệu tập lên Điện Kremlin
Bộ phim được quay xong năm 1944, ngày 20 tháng 1 năm 1945 tập 1 Ivan Hung Đế được công chiếu tại rạp chiếu phim “Chiến sĩ thi đua” và thu được thành công vang dội. Charlie Chaplin viết: “ Bộ phim của Eizenshtein Ivan Hung đế mà tôi đã xem sau Thế chiến thứ hai là một thành tựu lớn về thể loại phim lịch sử. Eizenshtein kiến giải lịch sử đầy chất thơ, mà điều đó, theo tôi là một phương pháp kiến giải tuyệt vời của ông”. Gần như bộ phim được trao giải thưởng Stalin hạng nhất ngay lập tức. Tuy nhiên, tập hai của bộ phim lại bị chính phủ chỉ trích gay gắt. Stalin nói: “Tập hai bộ phim Ivan Hung đế của Eizenshtein là một bộ phim khác. Tôi không biết những ai đã xem bộ phim đó, tôi đã xem, – một bộ phim ghê tởm! Con người hoàn toàn bị tách khỏi lịch sử. Những người lính được mô tả như những kẻ đê tiện, ngu xuẩn nhất, có cái gì đấy tựa như đảng KKK của Mỹ”
Tháng 2 năm 1947, Sergei Eizenshtein và Nikolai Cherkasov, người đóng vai Ivan Hung đế, bị triệu tập tới Điện Kremlin. Stalin chỉ ra những sai sót, cụ thể là lãnh tụ không thích hình tượng Ivan Hung đế: Stalin so sánh Ivan Hung đế với Hamlet thiếu cương quyết. Eizenshtein không phản ứng gì và đống ý chỉnh sửa. Tuy nhiên, ông không kịp nữa rồi: đạo diễn qua đời năm 1948 vì bệnh nhồi máu cơ tim.
Các tác phẩm của Eizenstein có ảnh hưởng lớn đến các nhà làm phim thế hệ sau này vì cách phương pháp dựng phim sáng tạo của ông.
Tập hai Ivan Hung Đế dù sao vẫn được chiếu, nhưng sau khi Stalin từ trần
Nikolai Cherkasov cùng với đạo diễn Vladimir Petrov muốn hoản thiện và phát hành tập hai bộ phim. Nhưng sau khi xem lại bộ phim, họ hiểu rằng không thể chỉnh sửa được, chỉ có thể làm lại. Năm 1958 tập hai của bộ phim được phát hành theo phương án ban đầu của Eizenshtein.
Theo thegioidienanh.vn
Gửi những người chưa một lần đi ngang đời tôi...
Những người chưa một lần đi ngang đời tôi ấy, tất cả đều đến vào mùa thu, yên ắng, lặng lẽ, mà lạnh nhạt trôi nhanh.
Những chàng trai tôi từng thầm thương, giờ ngẫm lại, đều có một nụ cười đẹp. Nụ cười tỏa nắng đúng nghĩa, đến độ khiến người khác mê mẩn. Chỉ là nụ cười đó, chưa bao giờ dành riêng cho tôi...
Tháng Mười năm nào trời vẫn còn đang thu, rực nắng và trong trẻo đến lạ, một nụ cười thắt chặt trái tim. Tháng Mười năm nữa, trên phố khuya vẫn đang tầm nhộn nhịp, lại một nụ cười làm trái tim lệch nhịp. Tháng Mười Một năm rồi, có thêm một nụ cười trong trẻo, thanh thuần từ phương xa làm tôi xao xuyến. Và Tháng Mười năm nay, tôi lại trót mộng mơ về một nụ cười nửa miệng cao ngạo.
Những người chưa một lần đi ngang đời tôi ấy, tất cả đều đến vào mùa thu, yên ắng, lặng lẽ, mà lạnh nhạt trôi nhanh.
Để khi đông về rồi, mới nhận ra từng ngày từng đêm, lòng mình vẫn còn lạnh lắm. Chưa có ai giúp ta bỏ đi thói quen ngâm tay vào làn nước, đợi đến lúc cóng lại cho bớt xót xa. Chưa có ai giúp ta ngừng việc viết vô vàn những dòng tin nhắn chẳng được gửi. Chưa có ai đi ngang đời ta mà mỉm cười dừng lại, để ta không phải cố lê bước đuổi theo trong vô vọng.
Có người bảo tôi, những nụ cười đó chỉ đẹp trong mắt tôi mà thôi, và những nụ cười đẹp đó, chỉ thuộc về những người sẽ chẳng bao giờ là của tôi mà thôi. Mọi thứ chỉ đẹp, khi không thuộc về ta mà thôi...
Gửi những người chưa một lần đi ngang đời tôi, liệu tôi có khi nào được gặp người lần nữa, để ngắm lại nụ cười của người, để bỏ đi tiếc nuối một đời...
Theo guu.vn
Tessa Thompson tự tin có thể 'chiến thắng' nhân vật Killmonger Tessa Thompson cho biết, nhân vật Valkyrie của cô trong vũ trụ phim Marvel có thể "hạ gục" Killmonger chỉ trong một trận đánh. Tessa Thompson và Michael B Jordan đang tham gia quảng bá bộ phim thể thao Creed 2. Trong phim, Tessa Thompson trong vai người vợ của vận động viên quyền anh Adonis Creed do Michael B Jordan đóng vai...