Những câu chuyện ly kỳ ở “thiên đường” chuyển giới
Ban đêm – trên các đường phố Pattaya, thật khó có thể nhận biết đâu là “ kiều nữ hàng hiệu”.
Sân khấu “Tiffany’s show”
Có những cô nàng trắng ngần, cao ráo, chân dài lả lướt với bộ ngực đầy khiêu khích, thu hút mọi ánh mắt qua đường, nhưng chỉ khi “nàng” cất giọng ồm ồm, thì đây đích thị là một “lady boy” (hay “kathoey”- theo cách gọi của người Thái).
“Chân dài… kathoey” trên phố
Pattaya nằm cách Thủ đô Bangkok (Thái Lan) khoảng 165km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Chon Buri. Nơi đây nguyên là làng chài nhỏ ven biển, trải qua thăng trầm thời gian và biến động lịch sử, Pattaya ngày nay trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của đất nước Thái Lan. Thứ khiến thành phố biển này thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ đến chính là “sex-show”. Đây là một dịch vụ đặc biệt, được chính phủ nước sở tại và chính quyền địa phương cho phép hoạt động công khai, phục vụ người nước ngoài là chủ yếu. Hàng chục sân khấu sex-show lớn nhỏ luôn sáng đèn và đầy ắp khách hàng đêm; cùng nhan nhản những quán bar, vũ trường, sòng bạc và các tụ điểm ăn chơi tấp nập khách ra vào… tất cả đã biến Pattaya trở thành một đại sân khấu. Một lượng “nhân công lao động” không nhỏ tại đây là các “kathoey” – cách người Thái gọi những anh chàng chuyển giới. Ở nơi này, họ có thể thoải mái sống là chính mình mà không bị ai soi mói, lại có nghề để kiếm tiền, nên đổ đến ngày càng đông.
Trái với không khí có phần tĩnh lặng ban ngày, khi màn đêm buông xuống, Pattaya nhộn nhịp khác thường. Những con phố bỗng như dài đến vô tận với hàng nghìn biển hiệu rực rỡ, đèn màu lấp lánh. Trên những hè phố ấy, thoáng lướt qua là những cô nàng với nước da trắng trẻo, đôi chân dài được phô trương hết cỡ trong chiếc quần soóc bò ngắn cũn cỡn còn bộ ngực thì như muốn nhảy ra khỏi chiếc áo hai dây, khiến mọi ánh mắt dõi theo. Chỉ khi “nàng” rút điện thoại, cười nói với âm giọng của… đàn ông miền biển thì tất cả mới bất ngờ, nhận ra đó là một kathoey. Dường như đã quá quen với cảnh này, dân địa phương thường không mấy chú ý, nhường phần hiếu kỳ lại cho du khách. Băng qua những ngách nhỏ cạnh hông các quán bar, có thể dễ gặp cảnh vị khách loay hoay chụp ảnh một nhóm kathoey đang “túm năm tụm ba” tán chuyện. Họ cũng chẳng hề tỏ vẻ ngại ngùng hay khó chịu, mà thậm chí còn cười toe toét, tạo dáng trước khung hình.
Tại Pattaya, “dịch vụ đặc biệt” được chia làm hai mảng rõ rệt. Đầu tiên là trung tâm tổ chức “Tiffany’s show” (hay còn gọi là Alcazar show). Đây là buổi trình diễn nghệ thuật của các vũ công chuyển giới mà bất cứ ai cũng có thể thưởng thức. Tại Thái Lan, chỉ cần bỏ ra chừng dăm bảy chục ngàn USD là một anh chàng có thể hóa thành một “hot girl” với chỉ số 3 vòng… tùy chọn. Thậm chí những anh chàng có nhiều nét nữ tính sẵn, sau khi đụng dao kéo, còn có chỉ số chuẩn hơn cả người mẫu. Thế nên các vũ công tại đây dễ khiến người xem ngợp bởi vẻ đẹp “dao kéo” của mình. Một vài trong số họ còn từng đoạt giải “Hoa hậu thế giới chuyển giới” (Miss Tiffany International) được tổ chức hàng năm, nhờ nhan sắc vượt trội và thường trở thành vedette trên sân khấu biểu diễn. Ngay cửa vào trung tâm tổ chức “Tiffany’s show” có bố trí một quầy bar, phục vụ đồ uống miễn phí cho khán giả trước giờ biểu diễn. Mỗi người có thể uống bao nhiêu tùy thích, cần thiết có thể mang theo vào trong khán phòng. Phục vụ quầy bar là hai “kathoey” – họ từng là nghệ sỹ biểu diễn, song lớn tuổi nên rút về hậu trường phục vụ.
Video đang HOT
“Tiffany’s show” được hỗ trợ công nghệ tối đa, từ âm thanh, hiệu ứng ánh sáng cho đến kỹ xảo sân khấu. Các tiết mục được dàn dựng cẩn thận, và các nghệ sỹ biểu diễn thuần thục. Một điều mà ít người biết, đó là các nghệ sỹ trong Tiffany’s show thường… hát nhép. Nhằm gây sự ngạc nhiên và hứng thú cho khán giả, trung tâm nghệ thuật này sử dụng rất nhiều bài hát của các quốc gia khác nhau, và trong khi biểu diễn nghệ sỹ sẽ mặc trang phục đặc trưng của đất nước đó.
Như với Việt Nam là bài hát “Chuyện thường tình thế thôi” do ca sĩ Hồng Ngọc trình bày, được remix lại sôi động. Nghệ sỹ biểu diễn mặc áo dài cách điệu và nhép miệng bài hát này khéo đến nỗi, nhiều khán giả Việt Nam tưởng lầm là đang nghe hát live. Không hề có khoảng nghỉ giữa các tiết mục, cứ nghệ sỹ này vẫy tay chào rút vào cánh gà, thì ở cánh gà đối diện lại xuất hiện một nhóm nghệ sỹ khác ra biểu diễn… cho đến tận cuối chương trình. Nhưng đây chưa phải điểm kết thúc, khi khán giả ra về thì thật bất ngờ, những nghệ sỹ của Tiffany’s show đã đợi sẵn ở sảnh dưới, mời chào chụp ảnh chung. Mua một chiếc tíc-kê, giá khoảng 40 nghìn đồng là khán giả được phép chụp ảnh với một nghệ sỹ. Đôi khi, có tới 3-4 nghệ sỹ cùng ùa tới vây quanh bạn, và rút cuộc là bạn phải trả thêm tiền cho tất cả. Một vài khán giả do bất đồng ngôn ngữ, chưa hiểu sự việc lập tức bị những cánh tay lúc trước còn mềm mại múa hát, giờ cứng ngoắc kéo lại, kèm theo những âm thanh trầm đục phát ra có phần bực bội, phụ trợ thêm là những đôi mắt lúc trước trên sân khấu còn đá lông nheo khiến khối anh chàng ngẩn ngơ, giờ bỗng quắc lên dữ dội, khiến khán giả phát hoảng mà phải mau chóng móc hầu bao.
Mảng thứ hai là “sex-show” đúng nghĩa, biểu diễn những thứ mà phần lớn khách Việt Nam hoặc từ chối xem ngay từ đầu vì ngại ngùng, hoặc xem rồi thì chặc lưỡi…
Thực tế, tại Thái Lan những người có tiền để phẫu thuật chuyển giới đều ít nhiều có điều kiện kinh tế. Còn một bộ phận không nhỏ vẫn sống trong hình hài nam giới và mơ ước một ngày nào đó tích cóp đủ tiền bạc, để được trở về là chính mình. Vào các siêu thị, hay bến tàu, nhà ga… tại Bangkok hoặc Pattaya, có thể dễ bắt gặp một anh chàng trang điểm cực đậm, đứng làm việc. Người Thái không mấy chú ý đến chuyện này, mà coi họ như bất cứ một người lao động bình thường nào khác. Quả thực, nơi đây đúng là “thiên đường” dành cho người chuyển giới.
Theox ahoi
Hình hài "người đàn ông" hoàn chỉnh của nữ sinh Sư phạm
Vật vã đấu tranh lại sự bất công của tạo hóa, nữ sinh Sư phạm N.T.Phúc đã trải qua nhiều lần phẫu thuật để trở lại với hình hài người đàn ông đúng nghĩa.
"Người đàn ông" của cô nữ sinh N.T.Phúc sau những lần phẫu thuật
Thời gian qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đồng loạt đăng tải bài viết về hành trình đau khổ, vật vã của cô "nữ sinh Sư phạm" N.T.Phúc chống chọi lại "thiên tạo" để tìm lại chính mình.
Quá trình đấu tranh 20 năm ròng rã ấy, tự bản thân Phúc đã phải "đương đầu" với rất nhiều rào cản: dư luận xã hội, rào cản của chính những người thân trong gia đình, bà con lối phố, những người bạn bè cùng trang lứa... Hơn tất cả, đó chính là sự vượt qua chính bản thân mình.
Buổi chiều một ngày cuối năm, thời điểm ai cũng bận rộn, mải mốt vì những toan tính, lo lắng khi ngày Tết âm lịch đang cận kề, tôi may mắn "tranh thủ" được khoảng thời gian hiếm hoi của Giáo sư - Tiến sỹ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh pôn), người trực tiếp "can thiệp" để "cô nữ sinh N.T.Phúc tìm lại hình hài của chính mình.
GS.TS Trần Thiết Sơn (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình- bệnh viện Xanh pôn).
Những điều mà GS.TS Trần Thiết Sơn nói về "cô" bệnh nhân mà chính Giáo sư Sơn trực tiếp phẫu thuật, đó là nghị lực phi thường, sự quyết tâm, khát vọng để vượt qua những lần phẫu thuật "cắt bỏ một phần giới tính", nghị lực của Phúc để đối diện với tương lai rất dài đang chờ đợi bạn phía trước: một "con người" mới trong một "hình hài" mới - hình hài mà ngay từ khi sinh ra, tạo hóa bất công đã "dồn" Phúc vào một góc hẹp.
Rất nhiều năm kinh nghiệm, với sự dày dặn về chuyên môn, tay nghề, đối với GS.TS Trần Thiết Sơn, đây không phải là lần đầu tiên ông "dao kéo" cho những bệnh nhân kém may mắn: "Về y học, đó là một dạng bệnh lý. Ở xã hội phương Tây, sự đi trước một bước về khoa học y khoa, tâm lý xã hội, định kiến xã hội, những người mắc phải bệnh lý này dù sao cũng may mắn hơn rất nhiều so với những bệnh nhân người Việt. Xã hội phương Đông, dư luận xã hội nhiều khi là rào cản vô hình nhưng cực kỳ vững chắc làm triệt tiêu nghị lực của những người không may mắc bệnh" - Tiến sỹ Sơn trải lòng.
Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh pôn), nơi Tiến sỹ Sơn trực tiếp phụ trách, đã có 7 năm tuổi kể từ khi thành lập. Trong khoảng thời gian ấy, "khách hàng" của Khoa gần như "đặc biệt" nhất trong viện Xanh - pôn, phần lớn là những bệnh nhân bị khiếm khuyết về giới tính, về bộ phận sinh dục... Đội ngũ cán bộ, bác sỹ ở đây đã làm hồi sinh cho rất nhiều số phận, nhiều cuộc đời, trong đó có Phúc...
Trong tiềm thức của vị Tiến sỹ đã bước sang tuổi 54 (GS.TS Trần Thiết Sơn sinh năm 1959), bệnh nhân N.T.Phúc là một trường hợp khá đặc biệt: Những bệnh nhân đến với khoa, phần lớn đã ở tuổi trưởng thành, nhưng người có độ tuổi cao nhất là tuổi 36 (bệnh nhân N.T.Phúc 36 tuổi - p.v). Với y học, những bệnh nhân mắc khiếm khuyết về giới tính, sinh lý trong độ tuổi nói trên, sự can thiệp của dao kéo... độ rủi ro và khó khăn hơn rất nhiều so với những trường hợp được phát hiện ngay từ đầu.
"Bệnh viện Nhi, Viện 103, bệnh viện Việt Đức..., những bệnh nhân ngay từ lúc sơ sinh phát hiện kịp thời, việc phẫu thuật tạo hình dễ dàng hơn, vì nó liên quan tới sự phát triển sau này. Một cái cây ngay từ khi mới trồng có biểu hiện gì khác biệt, nếu can thiệp sớm sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn khi cái cây đó đã phát triển, trưởng thành..."- Tiến sỹ Sơn nói.
Gần bốn năm trước, N.T.Phúc tìm đến khoa Phẫu thuật tạo hình. Thời điểm đó, Phúc đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, đã bước sang tuổi 25. Đó là độ tuổi trưởng thành, độ tuổi chuẩn bị lập gia đình để thực hiện thiên chức duy trì nòi giống, thực hiện thiên chức công dân đối với xã hội. Một "manly" ẩn trong hình hài một cô gái: có ngực, dù không to, chỉ nhu nhú như một bé gái trong độ tuổi 15, bộ phận sinh dục "không rõ ràng", vẫn có buồng trứng, giọng nói đàn ông, khuôn mặt góc cạnh, tóc tém, chân tay khuềnh khoàng... Quan trọng nhất, đó là trong tâm lý của Phúc, bao giờ cũng có tư tưởng đối nghịch: sự đấu tranh "chống chọi" lại chính hình hài mà mình đang hiện hữu, với "bản chất" thực của con người bên trong...
"Lần đầu tiên, chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần ngực của Phúc. Đó là việc không khó khăn. Những lần tiếp theo, cắt bỏ buồng trứng, tái tạo bộ phận dương vật, theo dõi những biến chuyển đối với một "con người mới"... Không được vội vàng, tiến hành tuần tự từng bước, và cực kỳ thận trọng" - Tiến sỹ Sơn tâm sự.
Theo tiến sỹ Sơn, căn bệnh mà Phúc phải hứng chịu, trong y học gọi tên là "nam lưỡng giới giả nữ", biểu hiện của nhiễm sắc thể XY, có tinh hoàn, do một số lêch lạc trong quá trình phát triển, cơ quan sinh dục nam không phát triển dẫn đến các biểu hiện "nhi hóa" tinh hoàn, tinh hoàn "ngủ" không chịu phát triển dưới tác động của hóoc môn, toàn bộ giới tính nam ngừng hoạt động...
"Những biểu hiện như thế, người bệnh thường cam chịu một mình, ít có sự chia sẻ với người thân, bạn bè xung quanh vì những mặc cảm. Nếu như họ không có nhận thức, thì điều đó càng tồi tệ hơn bao giờ hết...".
Phẫu thuật cắt bỏ "cặp nhũ hoa nửa vời" xong, Phúc tiếp tục công việc là phiên dịch bên Đài Loan. Ở đó, Phúc tiếp tục đến bệnh viện Đài Loan phẫu thuật phần bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, bên Đài, mong muốn của Phúc không toàn vẹn. Cậu lại tiếp tục trở lại viện Xanh-pôn để GS.TS Trần Thiết Sơn "trả lại con người" cho mình...
Xen trong câu chuyện hiếm hoi giữa tôi và vị bác sỹ tài hoa, nhiều năm kinh nghiệm, cánh cửa phòng làm việc nhỏ bé của Tiến sỹ Sơn liên tục có tiếng gõ cửa, khi là cán bộ y, bác sỹ cấp dưới của Tiến sỹ Sơn, khi là một người nhà bệnh nhân "sốt ruột" vì mong chờ bác sỹ ra thực hiện ca mổ cho người thân của mình.
Từ tốn, thận trọng và hiền hậu, những đức tính chuẩn mực của một lương y, GS.TS Trần Thiết Sơn vẫn rất đỗi nhẹ nhàng. Ông nói, ca phẫu thuật sắp tới mà ông thực hiện, còn 30 phút nữa mới tiến hành. Kíp mổ của ông đang thực hiện các phần việc gây mê cho người bệnh.
Ông bảo, "quan trọng nhất đối với người bệnh, đấy là khát vọng, sự quyết tâm. Không ai chán nản, thiếu nghị lực... trong hành trình tìm lại chính mình. Khi họ đã vượt qua chính họ, thì xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông, hòa đồng, bởi một lẽ, đó là một căn bệnh, ai sinh ra cũng muốn được hoàn hào, nhưng tạo hóa không cho họ niềm hạnh phúc giản đơn đó, thì họ phải tự mình đi tìm cho chính mình...".
Trường hợp của N.T.Phúc là trường hợp thứ 6 mà Khoa Phẫu thuật tạo hình tại bệnh viện Xanh - pôn thực hiện. Trước đó, nhiều bệnh nhân sau khi "tìm lại chính mình", đã có những người kết hôn, lập gia đình, và đang hạnh phúc trong một thiên chức mới...
(Tên nhân vật đã được thay đổi).
Theo xahoi
Đuổi "ma", hóa giải nỗi sợ trong tòa nhà hoang Nhờ sự dũng cảm của tôi và anh Lâm (Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt - Lào) mà cuối cùng những "con ma" trong tòa nhà hoang đã phải lộ diện... Cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt tín hiệu điện thoại khi đêm về Chúng không những chẳng tấn công hay làm hại chúng tôi mà còn bỏ chạy trối...