Những câu chuyện đáng nhớ từ người bạn cùng phòng
Với nhiều bạn ở trọ, cuộc sống sinh viên sẽ là một cuộc sống tập thể nhiều tự do nhưng cũng lắm bó buộc.
Tờ giấy báo trúng tuyển đã dẫn các bạn đến một cuộc đời mới – 1 cuộc đời nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn.
Đó là khi ta tìm được những người bạn thân
T (trường ĐH KTKTCN) khi nhận được giấy báo trúng tuyển đã được ba mẹ tìm cho một phòng trọ ở ngay sát trường. Biết mình phải ở ghép với 3 người bạn hoàn toàn xa lạ, trong lòng cô bạn thoáng chút lo âu. Nhưng sau một thời gian với những chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau, cả phòng 4 người giờ đã trở nên thân thiết, tình bạn của họ đã trở nên bền chặt và không thể tách rời. T thường khoe rằng: “Phòng tớ vui lắm!”
Cũng như vậy với trường hợp của M (trường học viện BC&TT), quen một chị khóa trước trên một diễn đàn rồi được chị đồng ý cho ở cùng. Mới bắt đầu cuộc sống sinh viên với nhiều lóng ngóng, vụng về, những M đã được chị cùng phòng nhiệt tình chỉ bảo nên giờ M đã dần quen và hòa nhập rất tốt. M luôn coi chị cùng phòng như chị gái ruột.
Video đang HOT
Đó là khi ta phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn
Tìm được phòng trọ qua những thông báo tìm người ở ghép dán đầy trên các mặt phố T ( ĐH GTVT) đến ở một phòng trọ khoảng 12m2 với 2 người bạn cùng trường. Sau một thời gian ban đầu, cậu bạn đã thấy cuộc sống ở đây thật khó khăn vì các bạn ở cùng phòng rất lười, cả về việc học tập lẫn sinh hoạt. “Hầu hết thời gian của 2 bạn ấy chỉ dành để ngủ và chơi game thôi” – T ngán ngẩm. Chưa đầy một tháng sau T đành ngậm ngùi tìm chỗ trọ mới.
Còn Th (trường ĐH KDCN) thì vướng vào một mâu thuẫn rất con gái, ở với L khá hòa hợp nên 2 người ở với nhau được gần 1 năm rồi. Những khi L có bạn trai thì tính nết cô bạn thay đổi hẳn, hay đi sớm, về khuya cùng bạn trai, nói chuyện điện thoại cả ngày, lại thường xuyên dẫn bạn trai về ngủ qua đêm để Th phải qua nhà hàng xóm ngủ nhờ rất bất tiện. Một vài lần thì còn có thể thông cảm, nhưng lâu dần những mâu thuẫn càng tăng lên, một trận cãi nhau to, và chuyển chỗ ở là một kết cục không mấy vui vẻ.
Còn chưa kể trường hợp của Q cô bạn còn bất ngờ hơn khi phát hiện bạn cùng phòng của mình có thói quen ăn cắp vặt, từ những vật dụng nhỏ và ngay cả tiền.
Nhiều nhóm bạn cũng vấp phải những mâu thuẫn dẫn đến “tàn đàn xẻ nghé” như bất đồng về phong cách , lối sống, nếp sinh hoạt. Như một cái lò xo nếu bị nén lâu ngày sẽ bật ra, những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết dần dã sẽ tích tụ rồi bùng nổ dẫn đến những kết cục không hay.
Tạm kết
Ai cũng mong có thể chọn cho mình một phòng trọ hợp lý, những người bạn cùng phòng hợp tình, biết rằng điều này là khó, nhưng không phải không thể. Chỉ cần chúng ta có tình cảm, lối sống chân thật với bạn bè, biết nhường nhịn nhau, biết cân bằng giữa lợi ích của bạn và của mình, thì cuộc sống sinh viên sẽ là quãng đời đẹp và đáng nhớ nhất.
Theo TTVN
Việc làm cho người khuyết tật: Phải gắn đào tạo với việc làm
Số liệu của Bộ LĐTBXH, cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật (NKT). Đời sống vật chất, tinh thần của NKT ngày càng được cải thiện bởi sự quan tâm của Nhà nước, xã hội và các tổ chức quốc tế.
Ban nhạc NKT - thuộc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập - biểu diễn. Ảnh: Lê Khánh
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm trong cuộc sống vì chưa được đào tạo nghề và không có việc làm.
Để NKT không còn mặc cảm
Thân hình của chị Vũ Thị Nga nhỏ bé, không đứng thẳng được do khuyết tật. Hiện chị Nga đang làm trợ giảng cho Trung tâm Dịch vụ việc làm 8.3 phụ nữ Hải Dương (tỉnh Hải Dương) trong các giờ giảng về đan móc. Đặc biệt, học viên của những giờ giảng ấy lại là người lành lặn. Chị Nga kể để có được sự tự tin, tự kiếm được tiền nuôi bản thân, chị đã phải trải qua rất nhiều vất vả, có cả nước mắt và nhiều đêm trằn trọc không ngủ bởi sự tự ti trước những khiếm khuyết trên cơ thể. Nhưng rồi, để tự kiếm sống không còn cách nào là phải học, phải vươn lên.
Những trường hợp NKT có nghị lực như chị Nga tuy không ít nhưng cũng không phải nhiều. Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương cho biết, hiện trên địa bàn có hơn 4 vạn NKT với nhiều dạng tật khác nhau. Những năm qua các chính sách trợ giúp NKT luôn được tỉnh chú trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc NKT được tham gia các hoạt động của hội hoặc các nhóm dành cho NKT do việc hình thành các nhóm tự lực hoặc tổ chức hội riêng biệt của NKT của tỉnh chưa được phổ biến nên chưa phát huy hết được khả năng, năng khiếu của NKT trong công việc cũng như cuộc sống.
Qua trao đổi với những NKT được biết đa phần họ mong muốn được hoà nhập cộng đồng, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, mà trước hết là có thể học một nghề nào đó để bớt gánh nặng cho người thân cũng như xã hội.
Truyền nghề gắn với việc làm
Mới đây, Tổ chức Nhân dân Australia vì y tế, giáo dục và phát triển Hải ngoại (APHEDA) và Quỹ Xã hội dân sự Ireland (Irish Aid), Liên hiệp Hội Người khuyết tật (NKT) Việt Nam khởi động dự án "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng". Bà Hoàng Lệ Hằng - Giám đốc quốc gia, APHEDA Việt Nam - cho biết, dự án được thực hiện tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam trong thời gian 2012-2015, với mục tiêu tăng cường và mở rộng mạng lưới tổ chức dựa vào cộng đồng hỗ trợ NKT trên toàn quốc và 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Hải Dương; 500 NKT và gia đình của họ sẽ giảm nghèo, giảm sự cô lập, đồng thời tăng cường sự hoà nhập vào cộng đồng. Riêng trong năm đầu, dự án sẽ mở 4 khoá đào tạo thủ công mĩ nghệ, thêu, móc, SX mây tre đan; 1 khoá học nghề may; 1 khoá tin học văn phòng; 1 khoá đào tạo ban nhạc hiếu; 1 lớp làm vàng mã; hỗ trợ vốn vay cho nhóm SX/dịch vụ. Tổng số tiền dành cho dự án từ 2012-2015 là trên 600.000 euro.
Ông Hứa Quốc Dũng - Chủ tịch Hội NKT tỉnh Quảng Nam, một trong những tỉnh tham gia dự án - tâm sự, do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, nhất là hậu quả chất độc da cam, nên số lượng NKT ở Quảng Nam khá đông. Đời sống của họ khó khăn, phần đông ít được đến trường và chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, ông Dũng cho rằng, dự án "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng" là dự án thiết thực từ chọn nghề, truyền nghề gắn kết với việc làm. Đây có thể được coi là mô hình mới gắn kết đào tạo - việc làm, tuy mức thu nhập chưa cao nhưng thường xuyên và ổn định, dễ tiếp thu, phù hợp với nhiều dạng tật.
Không chỉ dạy nghề, tạo việc làm, dự án còn chú trọng việc đánh giá về ATLĐ tại các nhóm SX do NKT hình thành và hỗ trợ một phần nhằm cải thiện ATLĐ. Bên cạnh đó sẽ tổ chức tập huấn về khởi sự DN, ATVSLĐ cho những học viên dự kiến làm việc tại những nơi kinh doanh quy mô nhỏ.
Trở lại câu chuyện với chị Vũ Thị Nga. Xuất hiện ở lễ ra mắt "Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng", chị Nga bày tỏ hy vọng những NKT có thêm cơ hội để học nghề và quan trọng hơn được hỗ trợ để có thể kiếm sống được bằng chính cái nghề đã học đó.
Theo laodong
Những khó khăn sinh viên phải tập làm quen Dường như việc hòa nhập và thích nghi với môi trường mới vẫn luôn là nổi khổ của nhiều sinh viên. Hòa hợp ngôn ngữ Như ta đã biết, đại học là nơi hội tụ nhiều vùng miền khác nhau nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc không thể nghe được bạn mình đang nói gì. Các vùng như Thanh Hóa, Quảng...