Những câu chuyện cảm động về sự thủy chung ở ngôi làng độc đáo mang tên Trinh Tiết
Truyền thống thủy chung của làng Trinh Tiết nổi tiếng xa gần, nhưng không phải cùm kẹp đối với người dân trong làng…
Cổng làng Trinh Tiết
Tìm về ngôi làng mang tên Trinh tiết
Làng Trinh Tiết không xa danh thắng Chùa Hương, thuộc Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Phía trước trông lên dải Hương Sơn hùng vĩ, sau lưng là sông Đáy uốn lượn, làng Trinh Tiết nằm vào thế đắc địa. Yếu tố địa lợi đó góp phần tạo nên nét truyền thống văn vật đặc biệt của ngôi làng có lịch sử hơn 1000 năm.
Đề tìm hiểu về lịch sử của làng Trinh Tiết, ông Trưởng thôn Bùi Chí Dũng dẫn chúng tôi đi dạo một vòng trên con đường lát gạch cổ kính. Ông Dũng giảng giải rằng, đây là những con đường được tạo nên nhờ sự đống góp của các cô gái khi xuất giá. Trước lúc lấy chồng, mong muốn tỏ lòng biết ơn với nơi chôn nhau cắt rốn, người con gái góp tiền của để xây những con đường gạch.
Ở trước cổng làng Trinh Tiết có ghi rõ: “Làng văn hóa Trinh Tiết”, tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, mặt sau cổng làng còn đắp nổi hai chữ khác: “ Làng Sêu”. Ông Bùi Chí Dũng giải thích: Làng xưa kia mang tên Bối Lang, sau đổi tên thành Làng Sêu bởi người dân làng có nghề nuôi tằm, dệt lụa đem bán ở chợ Siêu. Tương truyền rằng, phụ thân của Thành hoàng làng Triệu Quốc Bảo là người từ nơi khác tới mảnh đất ngày lập nghiệp rồi xây dựng gia đình. Hai vợ chồng ông chung sống rất hòa thuận và hạnh phúc. Khi hạ sinh được Triệu Quốc Bảo thì bố của ông mất, để lại cảnh mẹ góa con côi. Mẹ Bảo là người phụ nữ nức tiếng gần xa về nhan sắc. Chính vì thế, khi người chồng qua đời, có rất nhiều chàng trai giàu có đến ngỏ lời cầu hôn nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết. Bà tần tảo nuôi con một mình, nhất quyết không tái giá. Sau này, Triệu Quốc Bảo trở thành danh tướng, có công đánh giặc ngoại xâm nên được thờ là Thành Hoàng Làng của làng Sêu.
Thế kỷ thứ XI, vua Lý Thánh Tông du thuyền trên sông Đáy, nhìn thấy cảnh sắc thơ mộng của làng Sêu nên đã dừng thuyền lên bờ thăm thú. Nhà vua rất xúc động khi nghe câu chuyện về người phụ nữ thủ tiết thờ chồng nuôi con thành một vị tướng tài, giúp nước đánh đuổi giặc ngoại xâm. Vua đã đổi tên làng Sêu thành làng Trinh Tiết. Cũng vì tâm gương người mẹ Thành hoàng Triệu Quốc Bảo, dân làng noi gương bà, từ đó trở đi ai nấy đều dặn lòng phải luôn chung thủy.
Những nhân chứng sống cho truyền thống làng Trinh Tiết
Bà Nguyễn Thị Ngân, Bí thư chi bộ thôn Trinh Tiết, khẳng khái nói: “Giữ lòng thủy chung là lựa chọn của người phụ nữ ở làng chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn tự nguyện – không phải chịu bất cứ áp lực nào từ truyền thống, không phải do ai ép buộc. Những người phụ nữ làng Trinh Tiết hạnh phúc với quyết định của mình”.
Ngỏ ý muốn gặp những nhân chứng sống cho truyền thống tốt đẹp của làng Trinh Tiết, chúng tôi được bà Ngân giới thiệu một danh sách dài: bà Bùi Thị Tít, Lê Thị Vấn, Bùi Thị Dung, Lê Thị Phấn, Lê Thị Huy… Họ đều là những người đáng khâm phục.
Ngôi nhà của bà Bùi Thị Tít (SN 1948) nằm sâu trong một con ngõ nhỏ. Bà sống một mình. Mọi vật trong nhà đều đơn sơ. Trên bàn thờ là di ảnh một người trong bộ đồ quân nhân. Đó là người chồng đã hy sinh của bà Tít. Ngậm ngùi, bà kể về cuộc hôn nhân ngắn ngủi vỏn vẹn có 3 tháng. Chồng của bà là liệt sỹ Nguyễn Văn Thảo (SN 1949). Bà Tít và ông Thảo kết hôn năm 1971, khi đó ông Thảo là bộ đội, đang bồi dưỡng ở Sơn Tây. Đôi vợ chồng trẻ ở cùng nhau chưa đầy 100 ngày thì ông Thảo được lệnh hành quân vào chiến trường B. Giữa năm 1972, bà Tít nhận được tin ông Thảo đã hy sinh do trúng bom tại chiến trường Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Ngày góa bụa, bà Tít mới 24 xuân xanh. Nhiều người tỏ ý tiếc cho bà, nhiều người ngỏ lời ong bướm. Song, giữ trọn đạo làm vợ, bà trung trinh một lòng đến nay đã tròn 40 năm. Bà nói: “Tôi chỉ có tâm nguyện cả đời là tìm được di cốt ông Thảo để mang về quê hương. Hai năm trước, nhằm ngày giỗ của ông ấy, tôi lặn lội vào tận Quảng Ngãi, đi bộ mấy ngày mới đến được chiến trường xưa, nơi ông Thảo hy sinh. Nhưng chỗ ấy, người ta san phẳng để trồng keo, không tìm thấy được. Vài tháng sau, tôi quay lại một lần nữa, nhưng cũng bất lực”. Giờ đây, sức khỏe không còn, bà Tít đành lòng chấp nhận thủy chung với linh hồn người chồng đã hy sinh, dù chẳng thế biết di cốt ông ở nơi nào.
Một người phụ nữ khác ở làng Trình Tiết chúng tôi gặp đó là chị Lê Thị Huy (SN 1972). Chị Huy xây dựng gia đình với anh Đỗ Văn Bình năm 1996. Cuối năm 1997, họ sinh đôi hai cháu trai. Kinh tế gia đình rất chật vật, nhưng vợ chồng có nhau cũng đỡ vất vả. Song, chị Huy phải chịu bất hạnh khi anh Bình ra đi vào năm 2006 vì bệnh ung thư phổi. Một mình chị Huy nuôi dạy hai cậu con trai bằng nghề thu rác cho làng. Đến nay, bảy năm sau cái chết của chồng, người đàn bà góa bụa vẫn lầm lũi một mình. Chị tâm sự: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Chẳng phải vì định kiến hay tiếng tăm gì đâu, mà bởi tôi muốn nuôi hai đứa nhỏ được bằng chúng bằng bạn. Nhìn hai con lớn lên, tôi đủ hạnh phúc rồi”.
Những người đàn ông “ gà trống nuôi con”
Một thông tin khá thú vị do trưởng thôn Bùi Chí Dũng cung cấp: Truyền thống thủy chung của làng Trinh Tiết không phải chỉ có ở phụ nữ, đàn ông của làng, nhiều người cũng ở vậy nuôi con từ khi còn rất trẻ. Ông Bùi Văn Lượng, ông Nguyễn Văn Tân, ông Đào Minh Lơ, ông Nguyễn Văn Thạnh… danh sách những người đàn ông chung thủy với vợ quá cố tại làng Trinh Tiết rất dài.
Tỏng số những người đàn ông “thủ tiết”, câu chuyện của ông Bùi Văn Lượng (SN 1949) để lại cho chúng tôi những ấn tượng tốt đẹp về tấm lòng của một người bộ đội hết mực yêu thương vợ con. Ngày chiến tranh, ông Lượng phục vụ trong sư đoàn tên lửa. Hòa bình lập lại, vì người vợ mắc bệnh tim, ông xin giải ngũ về địa phương. Ba người con nhỏ dại, người vợ ốm yếu, gánh nặng của cả gia đình đặt lên vai ông Lượng. Ngoài trồng lúa, ông Lượng sớm tối chở đò mưu sinh. Năm 1988, ông Lượng góa vợ khi 39 tuổi. Thương cảnh ông “gà trống nuôi con”, nhiều người mối lái để ông đi bước nữa. Song, người bộ đội phục viên kiên quyết ở vậy nuôi nấng 3 con. Hiện tại, các con của ông Lượng đều đã trưởng thành. Niềm vui của ông Lượng là được chăm sóc đàn cháu nội, ngoại. Với ông, hạnh phúc như thế là trọn vẹn.
Tiễn chúng tôi cùng nụ cười mãn nguyện, ông Lượng nói rằng: “Truyền thống thủy chung của làng Trinh Tiết nổi tiếng xa gần, nhưng không phải cùm kẹp đối với người dân trong làng. Không ai ép buộc chúng tôi phải thế này, thế khác. Mất đi người bạn đời – đấy là nỗi bất hạnh. Chúng tôi lựa chọn không đi bước nữa vì nghĩ đến con cái – bởi vì không muốn các cháu cũng chịu lây nỗi bất hạnh. Hơn cả sự trung trinh với người đã khuất, tấm lòng đối với con cái mới thực sự đáng trân trọng”.
Theo xahoi
Đầu năm mới, quý cô rủ nhau "bơm tiền" cho thầy bói
Tò mò về tương lai của mình, không ít thiếu nữ sẵn sàng chi cả mớ tiền cho các thầy bói dịp đầu xuân.
Từ nhiều năm nay, những ngày đầu xuân được xem là dịp "hốt" bạc của không ít người trong đó có các thầy bói.
Xếp hàng, chờ vài tiếng để nghe &'thầy'dọa
Như một lẽ tất yếu của tự nhiên, "có cầu thì có cung", để thỏa mong muốn được biết trước tương lai của không ít thiếu nữ, các thầy bói hoạt động hết công suất bất kể ngày đêm, sáng tối.
Đối tượng tìm đến họ chủ yếu là những người trẻ tuổi, chưa lập gia đình hoặc hiếm muộn đường con cái, nhưng lại tò mò về tương lai, số phận.
Họ sẵn sàng chờ vài tiếng đồng hồ để được thầy bói sờ tay tiên đoán số mệnh cho mình. Số khác "mai phục" ở nhà thầy từ sáng sớm tới tối mịt, sau đó "bán" lại chỗ cho những vị khách không đủ kiên nhẫn chờ đợi với mức giá trên trời, có thể lên tới vài trăm nghìn đồng/lần.
Ngoài ra, cũng có không ít người đã lập gia đình, nhưng chưa "yên bề gia thất", tìm tới các "thầy" với hi vọng biết trước vận hạn trong năm để mà tránh.
Vũ Đình Chung (27 tuổi) cho biết: "Nghe người ta đồn ở đây thầy xem đúng lắm, tôi cũng lặn lội vượt hơn chục cây số tới đây xếp hàng chờ thầy xem cho.
Đã hơn 2 tiếng đồng hồ trôi qua, lỡ dở bao việc mới tới lượt được gặp thầy. Người ta chi 10 - 50 nghìn đồng chỉ được nói chuyện cùng thầy vài chục phút, còn tôi sẵn sàng chi nửa triệu để thầy dành cho vài tiếng đồng hồ.
Không ngờ, thầy chỉ phán chung chung như bao người khác rồi dọa dẫm vận hạn, bảo tôi chi thêm vài triệu nữa để cúng giải hạn khiến tôi thêm lo vào người".
Thiếu nữ xếp hàng dài, chờ cả tiếng đồng hồ chờ "thầy" xem bói. (Ảnh: Mai Lan)
Mất tiền rước họa vào thân
Theo ghi nhận của phóng viên tại nhà một thầy bói "có tiếng" ở huyện Kiến Xương (Thái Bình), chủ đề mà các "thượng đế" muốn ông tiên đoán chủ yếu xoay quanh chuyện công việc/làm ăn và tình duyên trong năm Quý Tỵ.
Không ít thiếu nữ có cùng một câu hỏi: "Khi nào thì con lấy chồng? Chồng con thế nào?". Đáp lại sự tò mò này, thầy bói đã "thuộc" trước một vài kịch bản và diễn xuất như diễn viên chuyên nghiệp trước mặt các "thượng đế".
Bà Bùi Thị Thu (54 tuổi) - hàng xóm của thầy bói kể trên thành thật cho hay: "Năm ngoái, ông ấy phán con gái tôi cuối năm sẽ cưới chồng. Sự thật thì tới giờ cháu nó vẫn ở vậy.
Năm nay, tôi cũng dẫn cháu sang xem, không ngờ đúng lúc ông ấy đang đọc lại kịch bản cũ cho một cô gái khác nghe. Thế tôi mới vỡ lẽ và chịu bỏ về. Người dân địa phương, chẳng ai tin những gì ông ấy nói, trừ một số "con gà" ở xa tới".
Một chiêu trò nữa mà không tí thầy bói "làng" đang sử dụng đó là tự đánh bóng tên tuổi cho mình. Họ nhờ chính những người thân, họ hàng truyền "tiếng thơm" khắp các hang cùng ngỏ hẻm để người ta tín, rủ nhau tới "bơm tiền" cho "thầy".
Vũ Thị Loan (25 tuổi) - người vừa từ nhà thầy bói này ra than thở: "Thầy phán chẳng trúng gì cả. Nghe bà hàng xóm rỉ tai thầy xem đúng lắm tôi mới tới đây, không ngờ bà hàng xóm là em gái ruột của thầy và họ đã tâng bốc nhau".
Bên cạnh khả năng diễn xuất chuyên nghiệp, nhiều thầy bói "làng" còn khiến người khác phát hoảng trước khả năng nhớ mặt các "thượng đế".
Nguyễn Thị Lan (22 tuổi), một người tới đây xem bói chia sẻ: "Đầu xuân năm ngoái tôi từng tới nhà bà T cũng ở gần đây để xem bói. Vài ngày sau, do muốn hỏi rõ hơn một chút về đường tình duyên, tôi trở lại, nhưng bà ta phán hoàn toàn khác trước đó. Chắc tại không nhớ mặt tôi.
Ông thầy này nhớ giỏi lắm. Lúc chiều tôi chỉ tạt vào qua một chút, thấy đông người, tôi bỏ đi công chuyện một xíu. Thế mà lúc trở lại, ông ấy vẫn nhớ tôi từng tới đây".
Nguyên tắc chung của nhiều thầy bói là "thượng đế" chi càng nhiều tiền, mức độ quan tâm, thời gian tiên đoán càng dài.
Theo lời kể của chị Tú (Kiến Xương, Thái Bình), có thầy bói từng dành cho chị cả nửa buổi sáng khiến nhiều người ghen tị, thậm chí tức "phát sốt" chỉ vì chị dám mạnh tay, chi cho thầy hậu hĩnh: 1 triệu đồng.
Chị Tú nói thêm: "Suy cho cùng, những gì người ta nói dù đúng hay sai cũng chẳng làm thay đổi được cuộc sống của mình. Thậm chí, đi xem bói tức là chúng ta đang mất tiền để rước âu lo vào thân, sống trong sợ hãi.
Từ ngày phát hiện ra các chiêu trò mà cánh thầy bói làng hay dung, tôi không còn mê tín nữa".
Có thể thấy, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, không ít kẻ xấu đang kiếm bộn tiền dựa trên sự cả tin, mê tín của người dân, đặc biệt dịp đầu xuân này. Thiết nghĩ, cần phải siết chặt quản lý hơn nữa mới có thể dẹp nạn "bói toán" ở các làng quê.
Theo xahoi
Chuyện chưa kể về tòa tháp và "động tiên" bên hồ Hoàn Kiếm Lặng lẽ bên bờ hồ Hoàn Kiếm, bấy lâu nay ngọn tháp Hòa Phong đã nhuốm màu rêu phong, không còn mấy ai biết rằng đó là dấu tích của ngôi chùa lớn nhất thế kỷ 19. Tháp Hòa Phong của thế kỷ 19 (Ảnh tư liệu) Ngọn tháp cổ cuối cùng Với những người dân Hà Thành, hình ảnh một ngôi tháp...