Những câu chuyện ám ảnh bác sĩ hơn 30 năm điều trị bệnh nhân tâm thần
Trong hơn 30 năm làm nghề, bác sĩ Dũng đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nghiện game, nghiện internet. Trong số đó, có nhiều câu chuyện khiến ông thực sự đau lòng, ám ảnh.
Sự phát triển như vũ bão của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến khái niệm “nghiện” ngày nay không chỉ dùng để nói về những người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá. Nghiện internet, nghiện game online cũng đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.
Ta gọi một người là nghiện internet, game online (hay còn gọi là hội chứng cai) nếu họ sử dụng chúng quá nhiều và không thể kiểm soát được thời gian chơi, khiến nhịp sống hàng ngày bị gián đoạn. Khi bị tách biệt với internet, game, người bệnh thường có biểu hiện biến đổi cảm xúc, bồn chồn, thậm chí kích thích, vật vã, la hét.
Nghiên cứu ở Trung Quốc năm 2013 cho thấy, nước này có đến 0.7 đến 1.2% quần thể dân cư bị biến đổi cảm xúc do sử dụng internet. Tại Úc, nghiên cứu chỉ ra rằng, 0.7 % người dân có những biến đổi, bạo động sau khi sử dụng internet kéo dài. Tại Nhật Bản, con số này là từ 0.5 đến 0.8%.
Hơn 30 năm làm việc trong ngành tâm thần, thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho rất nhiều trường hợp nghiện internet và game online.
Tiến sĩ Dũng tâm sự, khoảng 10 năm về trước, các gia đình thường quan niệm chỉ cần cấm con dùng thiết bị công nghệ thì “một vài ngày là hết” nên không đưa bệnh nhân đi khám, thậm chí một số người áp dụng cúng bái với hy vọng con cải thiện. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều phụ huynh đã hiểu hơn và đưa con đi điều trị tại chuyên khoa tâm thần.
Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thương tâm về bệnh nhân nghiện internet, nghiện game đã trở thành nỗi ám ảnh, đau lòng cho người thầy thuốc mỗi khi nhớ lại.
Video đang HOT
Thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp nhận điều trị cho 2 cháu bé ở Hà Nội, là chị em ruột trong một gia đình thương gia rất khá giả. Người chị năm ấy 14 tuổi, cậu em trai 11 tuổi. Do bận việc kinh doanh, cha mẹ thường xuyên để hai chị em ở nhà trông nhau cùng với chiếc máy vi tính và điện thoại có kết nối internet.
Đến một ngày, bố mẹ phát hiện đứa em thường lén sang ngủ với chị, gia đình mới biết các cháu đã xem những video sex trên mạng và học làm theo.
Khi tách các em ra khỏi internet và không cho tiếp xúc cùng nhau, hai cháu rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, bồn chồn, vật vã.
Với cho trường hợp này, bác sĩ vừa phải điều trị tâm lý, giúp các cháu điều chỉnh cảm xúc và đặc biệt là điều chỉnh hành vi. Bác sĩ Dũng tâm sự, đây là ca rất phức tạp, phải trường kỳ trong vấn đề điều trị do sinh lý của các cháu đang phát triển. Sau khoảng 1 năm rưỡi, hai bệnh nhân mới có thể dần ổn định.
Đồng hành cùng con chữa bệnh, bố mẹ các cháu phải nghỉ việc, bán công ty. Vết thương lòng để lại cho những người trong cuộc có lẽ không bao giờ có thể chữa lành.
Việc trẻ được “thả nổi” cho sử dụng internet tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ
Cũng trong năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp tục điều trị cho nam thanh niên 24 tuổi, khi ấy đang là sinh viên năm 3 một trường đại học ở Hà Nam. Cậu là con trai út trong gia đình, trước cậu còn 2 chị gái.
Trước đây, thanh niên này học rất giỏi, tuy nhiên từ khi lên đại học, cậu bắt đầu nghiện internet và suốt ngày chỉ chăm chú bên chiếc máy tính cá nhân. Thú vui của cậu là vừa sử dụng internet, vừa thủ dâm. Ngoài ra, cậu còn biến đổi tính cách, hay ăn trộm đồ của các sinh viên khác và giấu trong phòng.
Đến giai đoạn nặng, nam thanh niên gầy xanh xao và bỏ đi lang thang. Cậu trở nên loạn dục, cưỡng chế, quan hệ bừa bãi với rất nhiều kiểu người.
Khi gia đình đưa bệnh nhân tới khám tâm thần, cậu cho biết thêm mình thường xuyên bị tiểu rắt. Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã mắc bệnh lậu (một bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua đường tình dục).
“Rất đau lòng” là câu mà bác sĩ Dũng phải thốt lên khi nhắc đến trường hợp này.
Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Dũng tâm sự, những câu chuyện thương tâm mà ông chứng kiến về bệnh nhân nghiện game, nghiện internet chủ yếu liên quan đến vấn đề thủ dâm, loạn dâm. Ngoài ra, một số trường hợp là kích động hành vi, tấn công người khác và trộm cắp.
Ngoài những trường hợp điều trị trong thời gian ngắn, Tiến sĩ Dũng chia sẻ, có những bệnh nhân nghiện internet, game online nặng, phải điều trị tới một vài năm, thậm chí gần chục năm nhưng vẫn chưa thể ổn định hoàn toàn…
(Còn nữa)
Cẩn trọng loại nấm gây ảo giác vô cùng nguy hiểm
Nấm thức thần chứa Psilocine và Psilotcin, gây ảo giác mạnh cho người dùng.
Ngày 18-6, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an cho biết, mới đây Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ nghi phạm N.T.T.P. (19 tuổi, trú tại tập thể Học viện Ngân hàng, Quang Trung, Đống Đa) về hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Loại ma túy mà P. bán được gọi là nấm thức thần. Đây là một loại cây chứa chất ma túy lần đầu được cơ quan công an phát hiện trên địa bàn Hà Nội, dù từng xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2018. Theo điều tra, P. lên mạng Internet học công thức, pha chế, cấy phối để tự trồng nấm ma túy trong nhà, sau đó rao bán trên mạng xã hội.
Nấm thức thần được sinh viên P. nghiên cứu trồng. Ảnh: CACC
Công an xác định các mẫu nấm tang vật có chứa Psilocine và Psilotcin gây ảo giác mạnh cho người dùng. Đây là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, theo nghị định 73/2018.
BS-CK2 Huỳnh Thanh Hiển, BV Tâm thần TP.HCM, cho biết nấm thức thần có tên khoa học là Psilocybe pelliculosa. Loại nấm này mọc ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc và Trung Mỹ, bán đảo Scandinavia và một vài vùng tại châu Á. Hiện, có đến 200 loại nấm khác nhau thuộc họ này có chứa chất psilocybe với hàm lượng khác nhau nên mức độ gây độc cũng khác nhau.
"Điều này rất nguy hiểm vì có loại ăn cả một tai nấm cũng chưa nguy hiểm tính mạng nhưng với loại nấm khác thì chỉ cần một lượng nhỏ đã có thể gây tử vong"- BS Hiển lưu ý.
Cũng theo BS Hiển, khi sử dụng nấm có chứa hai chất trên sẽ có hiện tượng bị ảo giác và có thể có thêm ảo thanh. Lạm dụng chất này có thể dẫn đến hoang tưởng, hoảng sợ và lo lắng thường xuyên, dễ dẫn đến tự sát, tình trạng biểu hiện như bệnh nhân tâm thần phân liệt.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng bày tỏ, nấm thức thần thuộc nhóm chất hướng thần, là chất kích thích, gây ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác. Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thành lập hội đồng chuyên môn tâm thần liên quan dịch Covid-19 Mới đây, Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hội đồng do TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ tịch. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ...