Những cặp kỳ phùng địch thủ trong thế giới xe
Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp ôtô đã tạo nên không ít những cặp kỳ phùng địch thủ thú vị giữa các thương hiệu.
Xuyên suốt lịch sử phát triển, ngành công nghiệp ôtô đã chứng kiến không ít cuộc ganh đua hấp dẫn giữa các thương hiệu nổi tiếng. Trong số đó, có 4 cặp kỳ phùng địch thủ nổi bật hơn cả, bao gồm cả hạng xe phổ thông, xe sang cho đến siêu xe thể thao.
Giai thoại về việc ra đời của Lamborghini cũng chính là nguyên nhân tạo nên cuộc đua trường kỳ giữa 2 thương hiệu siêu xe đến từ Ý. Sau Thế chiến thứ 2, Ferruccio Lamborghini phất lên nhờ sản xuất máy kéo nông nghiệp, còn Enzo Ferrari từng bước xây dựng đế chế xe thể thao danh tiếng của mình.
Trong một lần phàn nàn về cấu tạo của chiếc Ferrari 250GT mà mình sở hữu, Ferruccio đã bị Enzo chế nhạo rằng không biết gì về xe cộ và tốt hơn hết là nên tập trung vào máy cày. Từ nguồn cơn này, Ferruccio đã quyết tâm tự mình sản xuất ôtô thể thao để đáp trả đối thủ đồng hương.
Dù tính xác thực của câu truyện trên vẫn còn là dấu hỏi nhưng kể từ thập niên 1960, Lamborghini từng bước thách thức và cạnh tranh sòng phẳng với Ferrari cả về danh tiếng lẫn doanh số. Nhắc đến siêu xe Ý thì không thể bỏ qua Lamborghini, và ngược lại.
Những bộ đôi siêu xe mang logo bò tót và ngựa chồm thường được lấy ra so sánh với nhau như Lamborghini Gallardo và Ferrari 458 Italia, Lamborghini Huracan và Ferrari 458, Lamborghini Aventador và Ferrari 488 GTB…
BMW và Mercedes-Benz
Trong bộ 3 thương hiệu xe sang Đức gồm BMW, Mercedes-Benz và Audi, màn cạnh tranh giữa 2 cái tên đầu tiên nổi bật hơn hẳn. BMW và Mercedes đã tạo nên cuộc chạy đua công nghệ kéo dài hàng thập kỷ với những dấu mốc vô cùng quan trọng của ngành công nghiệp 4 bánh.
Mọi việc bắt đầu được chú ý vào giữa thế kỷ 20 khi Mercedes-Benz trình làng mẫu ôtô đầu tiên sử dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp là 300SL Gullwing đời 1954. Sau đó 2 năm, BMW đáp trả với 507 Roadster – một trong những chiếc xe hơi thương mại đẹp nhất lịch sử. Tuy nhiên mẫu xe mui trần với động cơ V8 đầu tiên của BMW đã không thành công như mong đợi.
Đến thập niên 1960, BMW quay trở lại đường đua với dòng sedan thể thao cỡ nhỏ 2002. Đây là tiền thân của mẫu 2002 Turbo – dòng xe đầu tiên ở châu Âu được trang bị động cơ tăng áp. Năm 1972, BMW dẫn trước đối thủ khi trình làng chiếc 1602e, một trong những chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới tại Thế vận hội Munich.
Video đang HOT
Màn so găng ấn tượng hơn cả giữa 2 hãng xe diễn ra trong những năm 1980-1990. Khi đó BMW có E30 – 3-Series thế hệ thứ 2, còn Mercedes-Benz sở hữu W201 – dòng xe tiền nhiệm của C-Class đời đầu (W202). Cùng với đó, cả BMW và Mercedes-Benz đều đã phát triển hệ dẫn động 4 bánh để phát huy tốt nhất sức mạnh cho dòng sedan thể thao của mình.
Đến nay, BMW và Mercedes-Benz vẫn đang theo sát nhau ở mọi khía cạnh. Tuy nhiên, dường như 2 hãng đang cố gắng học hỏi lẫn nhau. Chẳng hạn như BMW bắt đầu tạo ra những chiếc xe thoải mái dành cho khách hàng, còn Mercedes-Benz nỗ lực mang đến niềm sau vô-lăng dành cho người lái.
Ford và Chevrolet
Nhắc đến ngành công nghiệp ôtô Mỹ, không thể không nhắc đến 2 hãng xe lâu đời và thành công bật nhất là Ford và Chevrolet. Cùng ra đời vào đầu thế kỷ 20, bộ đôi này từng bước xây dựng câu chuyện của mình với nhiều điểm nhấn thú vị mà trong đó mỗi cái tên lại thay nhau dẫn trước ở từng giai đoạn.
Đồng sáng lập của Chevrolet là Louis Chevrolet và William C. Durant, trong đó Durant là một cựu nhân viên của Ford Motor. Sau nhiều lần mua bán và kinh doanh phát đạt, Durant nắm toàn quyền kiểm soát Chevrolet và General Motors (GM). Vào năm 1917, Chevrolet được sáp nhập vào GM và bắt đầu cạnh tranh sòng phẳng với Ford, hãng xe đang nắm giữ thị phần lớn nhất tại Mỹ lúc đó.
Năm 1929, Chevrolet cho ra đời chiếc Stovebolt với động cơ I6 mạnh mẽ để giành lấy khách hàng từ mẫu xe đang bán rất chạy là Ford Model T dùng động cơ I4. Chiến lược xe mạnh giá tốt tiếp tục được Chevrolet áp dụng cho các sản phẩm sau đó để tăng doanh số.
Sau khoảng thời gian gián đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đua giữa Ford và Chevrolet tiếp diễn. Chevrolet gây tiếng vang khi trình làng dòng xe thể thao 2 chỗ Corvette vào năm 1953 nhưng Ford vẫn là hãng bán tốt hơn trong thập niên 1950. Sang những năm 60, lần lượt Ford Mustang và Chevrolet Camaro ra đời để tạo nên cặp đôi xe cơ bắp Mỹ nổi tiếng nhất.
Đến nay, Ford và Chevrolet vẫn đang bám đuổi nhau như hình với bóng, cùng hàng loạt sản phẩm cạnh tranh nhau ở nhiều phân khúc. Chẳng hạn như xe bán tải cỡ lớn có Ford F-150 và Chevrolet Silverado, bán tải cỡ trung có Ford Ranger và Chevrolet Colorado, SUV full- là Ford Expedition và Chevrolet Suburban…
Ít ai biết rằng từng có giai đoạn Honda hợp tác với Toyota trong thập niên 1930-1940 với vai trò cung cấp phụ tùng động cơ. Dù vậy, mọi chuyện đã thay đổi khi giờ đây Toyota và Honda xem nhau là đối thủ chính ở mọi thị trường.
Thực tế, đến năm 1963 chiếc ôtô đầu tiên của Honda mới xuất hiện. Và hơn 20 năm sau điểm nhấn đáng chú ý đầu tiên trong cuộc cạnh tranh với Toyota mới xuất hiện. Khi đó, 2 thương hiệu xe sang của Toyota và Honda là Lexus và Acura cùng được thành lập vào năm 1986 với mục tiêu nhắm đến là khách hàng Bắc Mỹ.
Tiếp đó, thập niên 1990 mở ra cuộc đua theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen giữa Toyota Supra và Honda NSX (tên gọi khác của Acura NSX tại Bắc Mỹ). Trải qua gần 3 thập kỷ, câu chuyện về sự ganh đua của 2 mẫu xe thể thao Nhật Bản vẫn chưa đi đến hồi kết.
Trong khi đó, 2 cái tên được xem như đại diện rõ ràng nhất cho sự đối đối giữa 2 thương hiệu chính là Camry cùng Accord. Ở rất nhiều thị trường, trong đó có cả Việt Nam, Toyota Camry và Honda Accord luôn là cặp kỳ phùng địch thủ hướng đến 2 nhóm khách hàng đối lập, một thích sự thực dụng của Toyota và một chuộng tính phóng khoáng của Honda.
Vành ôtô được chế tạo từ những loại vật liệu nào?
Tùy theo giá thành và mục đích sử dụng, vành ôtô được tạo ra từ các vật liệu khác nhau, do đó tính thẩm mỹ, tính chất vật lý và mục đích sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Vành ôtô, còn gọi là mâm xe hay la-zăng, là bộ phận kết nối trục trước và sau với lốp. Vành xe có công dụng giúp cố định lốp khi bơm hơi và trong quá trình xe lăn bánh. Bên cạnh đó, vành xe còn là chi tiết trang trí, tạo điểm nhấn về thẩm mỹ cho ngoại thất xe cũng như thể hiện cá tính của chủ xe.
Hiện tại, các loại vành xe chủ yếu được làm từ sắt và hợp kim nhôm. Bên cạnh đó còn có vành xe hợp kim magiê và sợi carbon, tuy nhiên chúng ít phổ biến hơn do chi phí sản xuất cao.
Vành xe làm từ sắt
Đây là loại vành xe được sản xuất sớm nhất trong ngành công nghiệp ôtô thế giới. Với những ưu điểm như rẻ, bền, chịu tải, chịu nhiệt tốt và dễ chế tạo, vành sắt hiện được trang bị nhiều trên các mẫu xe giá rẻ, xe tải, xe khách hoặc xe chuyên dụng.
Vành sắt chịu tải tốt nhưng không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Ảnh: CarThrottle.
Dù vậy, vành sắt cũng tồn tại không ít nhược điểm như kiểu dáng đơn giản, tính thẩm mỹ thấp, dễ gỉ sét và khối lượng nặng. Chính vì thế, loại vành này không còn xuất hiện nhiều trên các mẫu xe gia đình, xe dân dụng đời mới và đặc biệt là xe hạng sang.
Vành xe làm từ hợp kim nhôm
Vành xe hợp kim nhôm là loại tối ưu nhất xét trên phương diện chi phí sản xuất, độ cứng và khối lượng. Nhờ đó, vành hợp kim nhôm được sử dụng khá rộng rãi. Loại vành này thường được làm từ hợp kim của nhôm với magiê, mangan, đồng hoặc thiếc, tùy theo yêu cầu về tính chất vật lý của sản phẩm.
Bên cạnh việc sở hữu tỉ số độ cứng/khối lượng tốt, vành hợp kim nhôm còn có tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mặt kiểu dáng và chống gỉ sét. Tuy nhiên, vành hợp kim nhôm dễ bị biến dạng và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vành sắt, khoảng từ 450-700 độ C.
Vành hợp kim nhôm là loại vành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tùy theo giá thành, vành hợp kim nhôm sẽ được sản xuất bằng các phương pháp khác nhau. Rẻ và phổ biến nhất là các loại vành đúc từ nhiều mảnh, trang bị trên các mẫu ôtô phổ thông. Cao cấp hơn có vành đúc hoặc phay CNC từ hợp kim nhôm nguyên khối. Các loại vành này có tính chất vật lý đồng nhất ở mọi chi tiết, khối lượng nhẹ, chịu lực và chịu nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao nên thường chỉ được trang bị trên xe sang hoặc xe thể thao đắt tiền.
Vành xe làm từ hợp kim magiê
Vành hợp kim magiê có độ cứng cao hơn, tản nhiệt tốt hơn trong khi khối lượng nhẹ hơn đáng kể vành hợp kim nhôm. Tuy nhiên, loại vành này khó gia công, bảo quản, chi phí sản xuất cao và khả năng chịu nhiệt kém hơn hợp kim nhôm. Ngoài ra, dù khó biến dạng nhưng khi đã biến dạng thì vành hợp kim magiê sẽ không thể nắn lại được.
Vành hợp kim magiê trên chiếc Porsche 911 GT3. Ảnh: JZMPorsche.
Do đó, vành hợp kim magiê thường được trang bị cho các mẫu xe đua để tối ưu hóa khả năng vận hành. Người dùng xe dân dụng vẫn có thể thay vành hợp kim magiê, tuy nhiên chúng thường có giá thành rất cao.
Vành xe làm từ sợi carbon
Đây là loại vành có giá thành cao nhất và tính khí động học tốt nhất nhờ khối lượng nhẹ và độ cứng cao. Vành carbon giúp giảm đáng kể khối lượng không được nâng đỡ của hệ thống treo (unsprung weight), bao gồm các bộ phận như lốp, phanh, giảm xóc, cầu xe, bạc đạn và trục láp. Nhờ đó, các bộ phận kể trên sẽ ít dao động hơn khi xe chạy, tăng độ bám đường, ổn định và ít rung lắc hơn.
Vành làm tự sợi carbon của Ferrari. Ảnh: MotorAuthority.
Bên cạnh giá thành cao, vành carbon cũng không thể sửa chữa và uốn lại khi đã biến dạng. Nếu vành bị hư hỏng, người dùng chỉ có thể thay mới. Do vậy, vành carbon thường chỉ được trang bị trên các mẫu xe sang, xe hiệu năng cao hoặc xe đua.
Honda tạm thời đóng cửa 2 nhà máy do thiếu nguồn cung phụ tùng Nhà máy Sayama, chuyên sản xuất các dòng xe tải hạng nhẹ, sẽ đóng cửa từ ngày 27/4-1/5 tới; còn nhà máy Yorii, chuyên sản xuất dòng ôtô thể thao đa dụng của hãng, sẽ đóng cửa trong 3 ngày kể từ 27/4. Xe Honda CR-V được vận chuyển đến một cảng ở Yokohama. (Nguồn: Bloomberg) Hãng chế tạo ôtô Honda Motor Co....