Những cặp đôi đang yêu nhau hãy đọc ngay bài này kẻo lỡ
Khi cùng nhau trải qua một thời gian khó khăn hai người vẫn có cái nhìn tích cực thì bạn đã sẵn sàng cho kết hôn.
Khi đang hẹn hò với một anh chàng hoặc cô nàng, nếu có thấy những đặc điểm dưới đây thì bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về hôn nhân.
Có thể quay lại với nhau sau những cuộc tranh cãi
Tranh cãi không phải là một chuyện tốt tuy nhiên việc này giúp bạn và đối phương hiểu tính cách, mong muốn của nhau hơn. Các cặp đôi thường tranh luận khi gặp phải một vấn đề mâu thuẫn.
Khi một trong hai người biết bình tĩnh, lắng nghe và chủ động bắt chuyện trở lại thì đây chính là dấu hiệu tốt.
Bạn có thể làm người ấy cười
Khi hai người trò chuyện, tiếng cười là điều quan trọng nhất. Suy nghĩ kĩ hơn thì việc một người khiến bạn cảm thấy vui, thoải mái chính là đối tượng có thể tiến tới hôn nhân.
Các nhà tâm lý học lâm sàng tại Nam California nói rằng tiếng cười là một dấu hiệu cho biết hai bạn thực sự tự tin và có thể dễ bị tổn thương bởi đối phương.
Mối quan hệ của hai người đã được kiểm chứng
Bất kì dấu hiệu kết hôn nào khi xuất hiện đều sẽ khiến bạn cảm thấy mới mẻ và tươi sáng. Có thể bạn thấy chúng lý tưởng nhưng khi trải qua thách thức cá nhân, đau khổ và thất vọng bạn sẽ thấy hôn nhân không chỉ toàn “màu hồng”.
Vì vậy, khi cùng nhau trải qua một thời gian khó khăn hai người vẫn có cái nhìn tích cực thì bạn đã sẵn sàng cho kết hôn.
Thoải mái khi ở cạnh nhau
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng khi bạn cảm thấy thoải mái khi ở cạnh một ai đó thì đối tượng có khả năng trở thành chồng hoặc vợ của bạn. Điều này không có nghĩa với việc bạn thoải mái mặc quần áo thể thao trước mặt người đó.
Hai người sẵn sàng kể hết mọi chuyện cho nhau nghe, cảm thấy được tôn trọng, an toàn và quyết tâm theo đuổi ước mơ khi có người yêu bên cạnh. Đây chính là một nửa bạn đang đi tìm.
Khi có những dự định sống muốn thực hiện cùng nhau thì đây chính là dấu hiện quan trọng cho thấy hai bạn nên kết hôn.
“Hai người có thể hẹn hò mà không có cùng cái nhìn về cuộc sống, nhưng hôn nhân lại là một chuyên khác”, chuyên gia tâm lý Colin Christopher cho biết.
Đối phương muốn có bao nhiêu đứa con? Dự định kiếm tiền, chi tiêu? Bạn đã sẵn sàng ở cạnh người đó để giải quyết mọi chuyện?… – Mục tiêu sống chính là yếu tố quan trọng cho thấy cuộc hôn nhân của bạn sẽ thành công.
Theo Giadinhvietnam.
Gió về trời
Mẹ tôi dù muốn hay không cũng gượng dậy từ từ, tôi không còn thấy Mẹ bước chân vào phòng em nữa, chỉ có Ba hay vào lau dọn và lại đặt mọi vật ở nguyên chỗ cũ.
Tôi nghiện cà phê, Ba tôi nghiện rượu, trong nhà lúc nào cũng đặc quánh mùi men rượu trộn lẫn cái mùi đặc trưng của cà phê. Mẹ tôi không thích cả hai, mẹ ghét phải nhìn thấy rượu trong nhà và mùi cà phê vương lại ở những chiếc cốc tôi dùng để pha cà phê, khắp nơi trong nhà chỗ nào tôi cũng để một ít cà phê để có thể tiện tay lấy dùng bất cứ khi nào.
Ba tôi đi công tác liên tục, chỉ có cuối tuần thỉnh thoảng là ở nhà, mà cứ hễ khi về là say, cuộc sống cuối tuần trong nhà thực sự ngột ngạt đối với tôi, những lúc như vậy tôi thường uống nhiều cà phê hơn. Nhiều khi nhìn ba say, tôi pha cà phê cho đường mà còn bỏ nhầm muối, mặc kệ, tôi vẫn uống, cái vị lợ lợ trào lên tận cổ, tôi vẫn nuốt....từ đó hương vị cuối tuần là tách cafe bỏ muối, rất khó nuốt nhưng khi đã quen rồi thì thấy nó không còn khó khăn như ban đầu nữa, chỉ là một cảm giác quen thuộc cùng với một dư vị khác lạ những ngày thường.
Em gái tôi kém tôi năm tuổi, cuối tuần nghe tiếng xe của Ba về là nó quay mặt rồi lui lủi lên phòng ngồi một góc nghịch mấy con mèo, nó rất yêu động vật, trong nhà tôi nuôi năm con mèo và ba con chó, em tôi đi đâu là cả một đàn "hậu vệ" kéo theo sau nó. Con bé từ nhỏ đã rất ghét tiếng xe của Ba, Ba về là cùng với việc sẽ vứt mấy con mèo của nó ra khỏi phòng, Ba bảo ôm mèo không tốt, lông mèo dính vào dễ bị hen suyễn, con bé không nghe cứ nhất định bám chặt mấy con mèo, nhiều lần tôi để ý nửa đêm nó dậy đi tìm những con mèo, như đã quen hơi mấy con mèo chỉ cần nhìn thấy em tôi là chạy lại ngay. Hình như bọn chúng cũng không thích Ba tôi.
Cuộc sống của những ngày cuối tuần trôi qua thực sự không êm ả, trong nhà lúc nào cũng là cái giọng lè nhè say của Ba, những con mèo sợ hãi chạy xô lại một góc với ánh nhìn len lén, đồ đạc trong nhà thỉnh thoảng lại có vài cái bay ra khoảng không trước hiên nhà và cộng hưởng sau đó là những âm thanh nghe đến chói tai, làm cho tất thảy đều giật mình, duy chỉ có Mẹ là bình thản như không có gì, vẫn lặng lẽ làm mọi việc cần phải làm. Bữa cơm cuối tuần bao giờ cũng nhiều món hơn ngày thường nhưng cũng khó nuốt trôi nhất, Ba nói nhiều những lời đã được lặp đi lặp lại hàng trăm lần mà tôi có thể thuộc làu làu, tôi thường ăn nhanh rồi đi lên phòng để trốn tránh những lời nói ấy, còn em tôi mỗi lần Ba nói như vậy nó ăn nhiều hơn, nó bảo: "Tiếc công mẹ nấu những món ngon, phải ăn cho hết". Bữa cơm cuối tuần có thêm "món" của Ba, tôi khó mà nuốt trôi.
Em tôi có mái tóc dài, rất dài và đẹp, em có nét của Ba, xinh gái và làn da trắng, mọi thứ của em và tôi trái ngược hoàn toàn, em giỏi cam chịu. Một lần uống thử cà phê tôi pha em bảo: "cà phê ngày thường của chị đậm đà hơn cuối tuần", em cũng nhận ra vị khác lạ trong hương vị cuối tuần của tôi. Thỉnh thoảng em tôi thở dài "giá như không có cuối tuần, em không ghét Ba, chỉ ghét tiếng xe của Ba, nó làm cho mấy con mèo của em run sợ và em thì ghét điều đó. Sau này cả em và chị đều đi học xa, có lẽ Mẹ sẽ buồn lắm". Em tôi thường nghĩ xa xôi như vậy và tính toán mọi việc cẩn thận.
Em tôi dịu dàng, với bạn bè tôi rất hãnh diện khi có một cô em gái như vậy, em thích học đàn, Mẹ mua cho em một chiếc piano, với Mẹ em như một viên ngọc vậy, lúc nào cũng rất trong sáng và thuần khiết. Nhưng Ba thì lại khác, Ba không hợp em, mỗi việc em làm, em học Ba đều không vừa lòng, mỗi khi say là Ba lại trì chiết Mẹ và em, hai người phụ nữ cam chịu trong ngôi nhà này. Tôi không vậy, mỗi lần Ba say, tôi pha một cốc cà phê muối thật đậm đem lên phòng và chốt cửa ngồi đọc sách, tôi không quan tâm những lời mắng chửi đó và thậm chí với tôi Ba say là chuyện đã trở nên quá quen thuộc, tôi không bao giờ để ý những lời nói của người say, tôi nghĩ khi đó họ không tỉnh táo. Mẹ và em thì lúc nào cũng vậy, lo lắng và khuyên nhủ Ba, có lẽ điều đó làm cho Ba thấy Ba quan trọng và Ba "được phép" tự cho mình cái quyền được mắng chửi và hành hạ người khác. Em tôi thường khóc vào mỗi tối cuối tuần, tôi không hiểu gì về âm nhạc, chỉ biết tối thứ 7 nào em cũng đàn duy nhất một bản, tôi nghe đã đến nhàm tai. Không hiểu tại sao với tôi từ bao giờ cuối tuần trở nên nặng nề hơn bao giờ hết và tôi tìm mọi cách để trốn khỏi nhà mỗi khi cuối tuần.
Một cuối tuần nọ, Ba tôi về nhà vẫn con người ấy nhưng hôm nay Ba không say, Ba mua cho em tôi một hộp nhỏ đựng những đồ vật để làm đẹp của con gái, có một chiếc lược làm bằng gỗ rất đẹp, một chiếc gương nhỏ, một chiếc bấm móng tay và những vật dụng khác mà tôi nghĩ cũng là "phục vụ" cho việc làm đẹp. Ba đưa tôi một hộp cà phê Phố, Ba bảo quà của chuyến công tác trên Lạng Sơn, em tôi không ngạc nhiên, nhưng với tôi thì đó là một ngạc nhiên lớn, tôi tự nghĩ cuối tuần này có điều gì khác chăng?
Bữa cơm tối vẫn vậy, tôi uể oải nhai từng hạt cơm với "món" thường ngày của Ba, ăn xong tôi lên phòng và không quên chốt cửa phòng khi Ba vào bất chợt. Thế giới nhỏ của tôi là một kệ sách với những tập tiểu thuyết dày cộm, những tập truyện tranh và hình ảnh phim hoạt hình yêu thích, tủ quần áo chật cứng đồ thể thao, jean và áo phông rộng, giá để giày dép chỉ duy nhất một loại giày thể thao, có một góc nhỏ phòng tôi dành riêng cho cà phê. Mẹ tôi thường hét lên mỗi khi vào phòng bắt gặp tôi với bộ đồ rộng thùng thình, miệng ngậm cốc cà phê, tay cạch cạch gõ máy tính, kính thì đeo trễ xuống tận mũi không thèm đẩy lên, Mẹ hay nói đùa "có lẽ Mẹ đẻ mày nhầm giờ con ạ", dưới đáy tủ tôi cất hai bộ võ phục của Nhất Nam và Taekwondo, bảo đi học thêm nhưng tôi lén mẹ học võ, em tôi biết không nói gì chỉ lắc đầu và bảo tôi "ít nhất thì chị cũng nên để một vài bộ váy trong tủ khi Mẹ kiểm tra, nhìn thấy váy thì chí ít Mẹ cũng sẽ không lật tung mà vứt hết mấy bộ kia để khỏi lộ võ phục, có giấu cũng phải biết cách giấu chứ", tôi chỉ cười hề hề cho qua chuyện, với tôi váy là một thứ đồ không có trong bộ sưu tập gu ăn mặc của mình. Tối đó vì phải qua phòng mẹ lấy cà phê nên bất chợt tôi nghe được câu chuyện của Ba Mẹ, nhìn qua cửa tôi biết Ba đang hút thuốc, Ba nói:
- "Thụy Dương càng lớn càng giống Thụy Vân"_Thụy Dương là tên em gái tôi còn Thụy Vân là tên chị gái đầu của tôi mất từ khi còn nhỏ, sau này tôi chỉ được nghe Mẹ kể lại một cách rất mơ hồ. Ba nói tiếp:
- "Cứ mỗi lần nhìn Thụy Dương anh lại nhớ Thụy Vân, anh không hiểu sao nó lại giống Thụy Vân đến vậy, giống tất cả mọi thứ từ tính cách đến vóc dáng và cử chỉ, anh sợ nhìn vào đôi mắt con bé, nó sáng rực và anh thấy Thụy Vân trong đó, hôm nay anh đi thắp hương cho con, anh thấy mình thực sự có lỗi em ạ, anh phải làm thế nào? Anh không biết nữa, chỉ biết rằng con bé Thụy Dương làm cho anh thấy mình là một người Ba tồi, anh xin lỗi".
Lần đầu tiên tôi thấy Ba quỳ gối xuống ôm chân mẹ và khóc như một đứa trẻ, phòng bên em tôi lại đánh đàn, vẫn bản nhạc ấy, êm nhẹ và du dương, nhưng hôm nay tôi không còn ghét thứ âm thanh đó nữa, tôi đứng lặng nghe cho hết bản nhạc, như một nỗi niềm u uẩn và những lời muốn nói mà không thể thoát ra. Bản nhạc kết thúc Ba nói với Mẹ:
-"Em à, hay là gửi Thụy Dương về nhà ngoại một thời gian được không? Nhìn con bé lớn từng ngày anh lại nhớ Thụy vân, anh nhớ con lắm".
Mẹ tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ tắt đèn và bảo Ba tôi đi nghỉ, chưa bao giờ tôi thấy một con người khác của Ba tôi như vậy, những câu nói khác hẳn ngày thường tôi vẫn thường nghe, và cả giọt nước mắt kia nữa, tôi không biết người trong căn phòng kia có phải Ba tôi không. Tối nay tôi không uống cafe muối nữa....
Em tôi được gửi về nhà ngoại một tuần sau đó mà không nói lý do gì, Mẹ chỉ nói: "Ngoại buồn nên con về ở với ngoại một thời gian, tiện thể chăm sóc ngoại giúp mẹ, dạo này mẹ bận không về thăm ngoại thường xuyên được, Ba cũng hay phải công tác nên Ba Mẹ không có thời gian, chị gái con phải học nhiều nên con chịu khó một chút vậy". Em tôi không nói gì, gật đầu và lặng lẽ thu xếp đồ đạc, không quên ôm theo lũ mèo, lũ mèo chuyển nhà không quen, kêu ầm ĩ, nhưng có em tôi bên cạnh, nên không được bao lâu nhà ngoại đã giống như sở thú với rất nhiều loại em tôi xin về nuôi, nhà ngoại rộng lại có vườn nên lũ mèo tha hồ nghịch mà không sợ bị mẹ quát, cuối tuần cũng không phải len lén mỗi khi nghe tiếng xe của Ba về. Tôi học đại học xa nhà nên rất ít khi về, từ khi em chuyển về ở với ngoại tôi thấy Ba ít say hơn, thỉnh thoảng tôi lại thấy Ba mở cửa vào phòng em cẩn thận lau chùi từng đồ vật và để vào chỗ cũ, Ba đậy cây đàn của em rất cẩn thận, tôi thấy Ba nâng niu nó, chưa bao giờ tôi được thấy những điều này, có lẽ tôi chưa thực sự hiểu Ba.
Khi tôi học năm cuối đại học, em gái tôi bắt đầu lên lớp 12, lúc này Mẹ tôi đón em về nhà để tiện cho việc học và giúp đỡ Mẹ việc nhà, em tôi càng lớn càng đẹp, mái tóc dài vẫn đen óng, như một viên ngọc càng sáng rực rỡ hơn, em tôi đã là một thiếu nữ, với sự dịu dàng, khéo léo và nhiều tài lẻ của mình em tôi có rất nhiều cậu trai trẻ theo đuổi, Ba tôi cấm mọi mối quan hệ của em và kiểm soát rất khắt khe, không cho em giao du với bạn bè nhiều, em sống thu mình hơn và đánh đàn nhiều hơn, những bản nhạc em đàn càng ngày càng buồn, nhiều khi tôi thấy em vừa đàn vừa khóc, tôi chỉ biết lặng lẽ nhìn em vì thực sự tôi không biết phải khuyên em như thế nào, tôi sợ em lại nghĩ. Chuỗi ngày buồn thảm lại bao trùm lên căn nhà, cuối tuần tôi lại uống cà phê muối, ba tôi lại say. Một lần trong lúc say Ba tôi đã đập vỡ cây đàn piano của em, em tôi không khóc, nhìn Ba bằng ánh mắt hằn học những tia đỏ rực, chưa bao giờ tôi thấy em như vậy. Em tôi sau đó đã lấy những thanh sắt đập liên tục vào bàn tay mình, Mẹ tôi cản lại không được, cuối cùng em nhập viện với một bàn tay đã bị dập xương nhiều ngón, bác sĩ nói bàn tay đó sẽ thành tật và không thể lành lại được, Mẹ tôi khóc và biết rất rõ vì sao em tôi làm vậy. Em nói: "chỉ có như vậy em mới thôi không đánh đàn và cũng chỉ như vậy Ba mới không ghét em nữa", em tôi trưởng thành trong sự đau đớn của thể xác và nỗi mất mát về tinh thần, em ít nói hơn, sống thu mình hơn, em không còn đàn nữa một bàn tay của em bây giờ không thể cử động vì những khớp xương đã gãy. Ba tôi vẫn vậy, về nhà vào cuối tuần, vẫn uống rượu và nồng nặc hơi men, em tôi không ghét Ba, vẫn chăm chút và khuyên nhủ Ba, chính điều đó làm Ba tôi hối hận.
Một buổi chiều cuối tháng sáu, tôi về nhà nghỉ hè, Ba tôi đưa hai chị em đi thăm một ngôi mộ, Ba bảo: "Đó là chị gái của các con, chị tên là Thụy Vân", em tôi nhìn chằm chằm vào ảnh trên bia mộ, một người giống em tôi đến kì lạ, mọi đường nét trên khuôn mặt đều là của em tôi, từ đôi mắt, chân mày cho đến dóng mũi thẳng và cao, em tôi thốt lên: "Ba ơi, chị giống con quá". Ba tôi quay mặt vội đi lau giọt nước mắt vừa rơi xuống, Ba vừa thắp hương cho chị vừa khóc và kể cho chúng tôi nghe về chị, chị Thụy Vân cũng thích đàn, mà đàn rất hay, quyển nhạc em tôi lấy ra đàn chính là của chị ngày xưa để lại và em cũng hay đàn duy nhất bản nhạc mà ngày xưa chị thích, Ba nói:
- "Thụy Dương à, Ba xin lỗi là Ba không tốt, mỗi lần nhìn con Ba như thấy Thụy Vân về vậy, Ba nhớ chị của các con, nếu như ngày ấy Ba về kịp mà đưa Thụy Vân đến viện, không để Mẹ con một mình xoay sở thì có lẽ chị con đã không ra đi như vậy, ba có lỗi nhiều lắm, có lẽ Thụy Vân đã gửi tặng Ba Mẹ một hình hài khác là con thay thế, nhưng như vậy lại càng làm Ba đau khổ hơn, nó dày vò Ba hàng đêm và Ba day dứt rất nhiều".
Em tôi lặng lẽ và nói:
-"Con sẽ thay chị ở lại bên cạnh và chăm sóc cho Ba Mẹ, con sẽ làm tất cả những gì mà chị chưa làm được, Ba Mẹ còn có con và chị Thụy Khanh mà"_Thụy Khanh là tên tôi, Ba Mẹ tôi đều lấy chữ Thụy làm đệm cho con gái của mình.
Sau buổi chiều đó Ba tôi thay đổi, Ba dần bỏ rượu và thuốc, cuối tuần nào về Ba cũng mua quà, có hôm tôi thấy Ba ôm về một con mèo tam thể cho em tôi, khỏi nói em tôi thích như thế nào, nó âu yếm, vuốt ve, nâng niu con mèo như một báu vật. Ba đưa em đi học vẽ, Ba bảo em có rất nhiều tài lẻ, nếu không đàn được thì vẽ, cho em một niềm vui nho nhỏ, dù không thích bằng đàn nhưng em tôi vẫn đi học vẽ, những bức tranh em vẽ khi nào cũng có những con vật, rất sống động.
Buổi sáng thứ 7, tôi ngồi pha cà phê cạnh những con mèo của em, tôi cũng vuốt ve chúng, xoa đầu chúng như em tôi vẫn thường làm, lũ mèo tranh nhau dụi đầu vào tay tôi khò khè, nhìn yêu đến lạ. Ba Mẹ đang dọn dẹp lại một vài thứ bên trong phòng, sáng nay em tôi đến lớp học vẽ, khoảng 9h sáng mẹ tôi nhận được một cuộc điện thoại nói em tôi bị tai nạn đang trong bệnh viện, Mẹ tôi khuỵu xuống còn Ba tôi lao ra khỏi nhà ngay tức khắc, lúc ấy trong đầu tôi không còn nghĩ được điều gì nữa, tôi gọi xe đưa mẹ đến bệnh viện, đến nơi tôi thấy Ba tôi ngồi lặng lẽ ngoài hành lang, Ba đang khóc, chỉ cần nhìn như vậy thôi Mẹ tôi thét lên và ngất lịm. Em tôi bị một tài xế say rượu đi ngược chiều đâm phải, do mất nhiều máu nên đã không thể qua khỏi, Ba tôi lặng người khi nghe câu chuyện từ người đưa em tôi vào viện kể lại. Chưa bao giờ tôi thấy Ba tôi khóc nhiều như thế, sau đám tang của em tôi, Ba tôi thu dọn tất cả những thứ trong nhà liên quan đến rượu, từ đó Ba tôi ghét rượu, một giọt cũng không bao giờ dùng đến, Ba hút thuốc nhiều hơn, tôi thấy Ba mua một cây đàn piano mới đặt vào phòng của em, mọi đồ đạc vẫn để nguyên như cũ, Ba đặt di ảnh của chị và em tôi cạnh nhau trong phòng, trên chiếc đàn piano mới.
Sau cú sốc đó Mẹ tôi gần như ngã gục, không thể gượng dậy nổi, ba tôi xin nghỉ phép để ở nhà lo liệu mọi việc và chăm sóc mẹ tôi. Những con mèo nhỏ thiếu hơi em tôi kêu suốt ngày, như một thói quen chúng lục tìm em tôi trong nhà, những nơi em hay ngồi, hay đến và một điều là đến tối chúng vào phòng em tôi ngủ như một phản xạ quen thuộc, khi không thấy em chúng lại kêu vang khắp phòng, tôi đã phải lấy chiếc chăn em hay dùng đem về phòng mình rồi ôm lũ mèo đi ngủ như em tôi vẫn thường làm cho chúng, cuộn tròn chăn lại và vuốt ve từng đứa, bây giờ tôi mới hiểu em tôi yêu thương chúng đến dường nào.
Tôi khó có thể làm được như em tôi vẫn thường làm, tôi vẫn uống cà phê mỗi ngày và giúp ba thu dọn mọi thứ trong nhà, tôi bắt đầu học từ những thứ nhỏ nhất của em, chỉ duy nhất một điều tôi không làm được đó là đánh đàn, tôi không hiểu về âm nhạc, không biết đàn và thậm chí không muốn đàn, tôi sợ những âm thanh ấy vang lên khiến Ba Mẹ lại nhớ chị và em. Mẹ tôi dù muốn hay không cũng gượng dậy từ từ, tôi không còn thấy Mẹ bước chân vào phòng em nữa, chỉ có Ba hay vào lau dọn và lại đặt mọi vật ở nguyên chỗ cũ. Nhiều đêm tôi thấy ba ngồi hút thuốc lặng lẽ trong phòng em, bàn tay di chuyển trên từng phím đàn, có lẽ ba nhớ bản nhạc em hay đàn lắm, có lần Ba nói với tôi nửa đùa nửa thật: "Ba thèm được nghe em đàn giống như con cần có cà phê mỗi ngày vậy". Sợ Mẹ buồn khi nhìn thấy những kỉ vật của em, Ba cất hết mọi thứ liên quan đến em vào căn phòng ấy rồi giữ luôn chìa khóa, giống như một hộp bí mật, một thế giới nhỏ Ba dành riêng cho mình.
Cuối năm ấy, Mẹ tôi mua hai bó sen thật to đến đặt cạnh mộ chị và em tôi, ba người chúng tôi lặng lẽ thắp hương cho chị và em, mẹ tôi lại khóc. Hai ngôi mộ đặt cạnh nhau, hai bức ảnh giống như là một, năm ấy chị tôi mãi mãi vẫn mười tuổi còn em tôi vừa tròn hai mươi...
Sóng Biển
Theo Guu
Chúng ta đã từng là những người xa lạ Hãy ở cạnh nhau qua vài tháng năm ngắn ngủi, bởi biết đâu, chỉ không lâu nữa, người này sẽ bỗng trở thành xa lạ với người kia, bạn nhỉ? Tân Di Ổ có một cuốn sách mang tên "Phù thế phù thành". Cả cuốn sách, theo cá nhân tôi, không có gì đặc sắc, duy chỉ một câu: "Thực ra, tất cả...